Sinh 8 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch (Kiến thức SGK)

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch

I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu:
- Khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể là "sự thực bào". Tham gia hoạt động thực bào là bạch cầu trung tính và bạch cầu mono.
- Có 5 loại bạch cầu
1669480999875.png
- Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virut,...
- Kháng thể là những phân tử protein do tế bào limpho B tạo ra để chống lại các kháng nguyên
- Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa nghĩa là kháng nguyên nào thì kháng thể ấy.
Khi các vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limpho B

1669481190822.png


- Các vi khuẩn, virut thoát khỏi hoạt động bảo vệ tế bào B và gây nhiễm cho các tế bào cơ thể, sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limpho T




1669481324454.png


II. Miễn dịch:
- Loài người không bao giờ bị mắc một số bệnh của các động vật khác như: toi gà, lỡ mồm long móng,... Đó gọi là miễn dịch bẩm sinh
- Người nào đã từng mắc một bệnh nhiễm khuẩn nào đó như bệnh sởi, thủy đậu, quai bị,... thì sau đó sẽ không mắc lại bệnh đó nữa. Người ấy đã miễn dịch với bệnh đó, đó là miễn dịch nhân tạo.
- Người nào đã từng được tiêm phòng sẽ có miễn dịch nhân tạo.
 
Top Bottom