Vật lí 10 Bài 13: Tổng hợp lực - phân tích lực

newt21

Cựu TMod Vật lí
Thành viên
17 Tháng tư 2022
592
1
509
126
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHƯƠNG 5: MOMENT LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG
Bài 13: Tổng hợp lực - phân tích lực
1. Tổng hợp và phân tích lực:
*Phương pháp tổng hợp lực trên một mặt phẳng


Trong trường hợp vật chịu tác dụng bởi nhiều lực cùng một lúc, ta có thể sử dụng các quy tắc toán học để xác định lực tổng hợp:
– Quy tắc hình bình hành: lực tổng hợp [imath]\overrightarrow{F_{t}} =\overrightarrow{F_{1}}+\overrightarrow{F_{2}}[/imath] của hai lực dồng quy [imath]\overrightarrow{F_{1}}, \overrightarrow{F_{2}}[/imath] được biểu diễn bởi vectơ đường chéo của hình bình hành. Khi này, gốc của hai vectơ lực phải trùng nhau.
Quy tắc tam giác lực: Ta có thể tịnh tiến vectơ lực [imath]\overrightarrow{F_{2}}[/imath] sao cho gốc của nó trùng với ngọn của vectơ lực [imath]\overrightarrow{F_{1}}[/imath]. Khi này, vectơ lực tổng hợp [imath]\overrightarrow{F_{t}}[/imath] là vectơ nối gốc của [imath]\overrightarrow{F_{1}}[/imath] với ngọn của [imath]\overrightarrow{F_{2}}[/imath]

– Khi vật chịu tác dụng của nhiều hơn hai lực. Ta có thể áp dụng một cách liên tiếp quy tắc tam giác lực để tìm hợp lực. Quy tắc này gọi là quy tắc đa giác lực.
Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng giống hệt các lực ấy.

*Phương pháp phân tích một lực thành các lực thành phần vuông góc:
– Sử dụng quy tắc hình bình hành khi đã biết được một trong hai phương vuông góc.

*Tổng hợp hai lực song song, cùng chiều: Lực tổng hợp của hai lực song song, cùng chiều là một lực:
+ Song song, cùng chiều với các lực thành phần.

+ Có độ lớn bang tổng độ lớn của các lực: [imath]F = F_1+F_2[/imath].

+ Có giá nằm trong mặt phẳng của hai lực thành phần, chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy:
[math]\dfrac{F_{1}}{F_{2}}=\dfrac{d_{2}}{d_{1}}[/math]

Bài tập SGK
Bài 1:
Một gấu bông được phơi trên dây treo nhẹ như Hình 13P.1.
a) Xác định các lực tác dụng lên gấu bông.

b) Vẽ hình để xác định lực tổng hợp của các lực do dây treo tác dụng lên gấu bông.
c) Em có thể dựa vào lập luận mà không cần vẽ hình để xác định lực tổng hợp của các dây treo được không? Giải thích.
1663766535406.png

Lời giải:

a) Lực tác dụng lên gấu bông:

- Trọng lực [imath]\overrightarrow{P}[/imath]

- Lực căng dây [imath]\overrightarrow{T_1},\overrightarrow{T_2}[/imath]

b) Vẽ hình

1663766523711.png

c)

Em có thể dựa vào lập luận mà không cần vẽ hình cũng có thể xác định lực tổng hợp của các dây treo.

Do gấu bông đang ở trạng thái cân bằng lên tổng hợp lực tác dụng lên gấu bằng không.
[imath]\overrightarrow{T_1}+\overrightarrow{T_2}+\overrightarrow{P}=\overrightarrow{0}\Rightarrow\overrightarrow{P}+\overrightarrow{T}=\overrightarrow{0}[/imath]
Khi đó lực tổng hợp [imath]\overrightarrow{T}[/imath] của hai lực căng dây phải cân bằng với trọng lực [imath]\overrightarrow{P}[/imath]

Trọng lực [imath]\overrightarrow{P}[/imath] có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, nên lực tổng hợp [imath]\overrightarrow{T}[/imath] của hai lực căng dây có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên và độ lớn bằng độ lớn của trọng lực.


Bài 2:
Một chiếc thùng gỗ khối lượng m đang trượt xuống từ một con dốc nghiêng [imath]20^{\circ}[/imath] so với phương ngang như Hình 13P.2. Em hãy phân tích thành phần vectơ trọng lực tác dụng lên thùng gỗ theo các phương [imath]Ox[/imath] và [imath]Oy.[/imath]1663766516572.png

Lời giải:
1663766485427.png

Bài 3:
Hai bạn học sinh đang khiêng một thùng hàng khối lượng [imath]30 kg[/imath] bằng một đòn tre dài [imath]2 m[/imath] như Hình 13P.3. Hỏi phải treo thùng hàng ở điểm nào để lực đè lên vai người đi sau lớn hơn lực đè lên vai người đi trước [imath]100 N[/imath]. Bỏ qua khối lượng của đòn tre.1663766479342.png

Lời giải:
Gọi lực đè lên vai người đi trước là [imath]F_1[/imath]; lực đè lên vai người đi sau là [imath]F_2[/imath]

Ta có: [imath]F_2−F_1=100N[/imath]

Mà [imath]F_1+F_2=P=mg=300N[/imath]

Suy ra: [imath]F_1=100N;F_2=200N[/imath]

Gọi [imath]A[/imath] là điểm đặt của lực [imath]F_1[/imath], [imath]B[/imath] là điểm đặt của lực [imath]F_2[/imath].

Theo quy tắc tổng hợp hai lực song song, cùng chiều:
[imath]\dfrac{F_{1}}{F_{2}}=\dfrac{OB}{OA}=\dfrac{1}{2}[/imath]
[imath]OA+OB=2m[/imath]
[imath]\Rightarrow OA=\dfrac{4}{3}m, OB=\frac{2}{3}m[/imath]

Vậy điểm treo O phải cách vai người thứ nhất là [imath]\dfrac{4}{3}m[/imath]
1663766473865.png

------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 10
 
Last edited:

newt21

Cựu TMod Vật lí
Thành viên
17 Tháng tư 2022
592
1
509
126
Hà Nội
Bài tập SBT:
A.Trắc nghiệm:
Bài 13.1:
Khi có hai vecto lực [imath]\overrightarrow{F_{1}},\overrightarrow{F_{2}}[/imath] đồng quy, tạo thành 2 cạnh của một hình bình hành thì vecto tổng hợp lực [imath]\overrightarrow{F}[/imath] có thể

A. có điểm đặt tại 1 đỉnh bất kì của hình bình hành.

B. có phương trùng với đường chéo của hình bình hành.

C. có độ lớn [imath]F = F_1 + F_2.[/imath]

D. cùng chiều với [imath]\overrightarrow{F_{1}}[/imath] hoặc [imath]\overrightarrow{F_{2}}[/imath]


Lời giải:

Đáp án đúng là: B


Khi hai lực thành phần [imath]\overrightarrow{F_{1}},\overrightarrow{F_{2}}[/imath] đồng quy, tạo thành 2 cạnh của một hình bình hành thì vecto tổng hợp lực [imath]\overrightarrow{F}[/imath] được xác định bằng biểu thức: [imath]\overrightarrow{F}=\overrightarrow{F_{1}}+\overrightarrow{F_{2}}[/imath], hay chính là đường chéo của hình bình hành.


Bài 13.2:

Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng lực tổng hợp của hai lực [imath]\overrightarrow{F_{1}},\overrightarrow{F_{2}}[/imath]?


1664031313764.png

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Khi hai lực thành phần [imath]\overrightarrow{F_{1}},\overrightarrow{F_{2}}[/imath] đồng quy, tạo thành 2 cạnh của một hình bình hành thì vecto tổng hợp lực [imath]\overrightarrow{F}[/imath] được xác định bằng biểu thức: [imath]\overrightarrow{F}=\overrightarrow{F_{1}}+\overrightarrow{F_{2}}[/imath], hay chính là đường chéo của hình bình hành.


Bài 13.3:
Phát biểu nào sau đây về phép tổng hợp lực là sai?

A. Xét về mặt toán học, tổng hợp lực là phép cộng các vecto lực cùng tác dụng lên một vật.

B. Lực tổng hợp có thể xác định bằng quy tắc hình bình hành, quy tắc tam giác lực hoặc quy tắc đa giác lực.

C. Độ lớn của lực tổng hợp có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.

D. Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng tương đương các lực thành phần.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C
Lời giải chi tiết:

Độ lớn của lực tổng hợp chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.






 

Attachments

  • 1664031489476.png
    1664031489476.png
    44.3 KB · Đọc: 1
  • 1664031675949.png
    1664031675949.png
    13.8 KB · Đọc: 0
  • 1664031837279.png
    1664031837279.png
    37.3 KB · Đọc: 0
  • 1664031971451.png
    1664031971451.png
    47 KB · Đọc: 0
  • 1664032030065.png
    1664032030065.png
    45 KB · Đọc: 1

newt21

Cựu TMod Vật lí
Thành viên
17 Tháng tư 2022
592
1
509
126
Hà Nội
B.Tự luận:
Bài 13.1:

Hai lực có giá đồng quy, vuông góc có độ lớn các lực thành phần là [imath]F_1 = 6 N[/imath] và [imath]F_2 = 8 N[/imath] (Hình 13.1). Xác định độ lớn của lực tổng hợp và góc hợp giữa vecto lực tổng hợp và vecto lực [imath]\overrightarrow{F_{1}}[/imath]

1664033449325.png

Lời giải:
[imath]F=\sqrt{F^2_1+F^2_2}=10N, tan \alpha =\dfrac{F_2}{F_1}=\dfrac{8}{6}\Rightarrow \alpha =53,13^{\circ}[/imath]

Bài 13.2:

Đặt tại hai đầu thanh [imath]AB[/imath] dài [imath]60 cm[/imath] hai lực song song cùng chiều và vuông góc với [imath]AB[/imath]. Lực tổng hợp [imath]\overrightarrow{F}[/imath] được xác định đặt tại [imath]O[/imath] cách [imath]A[/imath] một khoảng [imath]15 cm[/imath] và có độ lớn [imath]12 N[/imath] . Độ lớn của lực [imath]\overrightarrow{F_{1}}[/imath] bằng bao nhiêu?

1664033456084.png


Lời giải:
[imath]\dfrac{F_1}{F_2}=\dfrac{d_2}{d_1}=3,F_1+F_2=12\Rightarrow F_1=9N[/imath]

Bài 13.3:
Một người đẩy máy cắt cỏ có khối lượng [imath]15 kg[/imath] di chuyển với một lực có độ lớn xem như không đổi bằng [imath]80 N[/imath] theo phương của giá đẩy như Hình 13.3. Biết góc tạo bởi giá đẩy và phương ngang là [imath]45^{\circ}[/imath]
a) Tìm độ lớn của lực đẩy theo phương ngang và phương thẳng đứng.

b) Nếu từ trạng thái nghỉ, người này tác dụng lực để tăng tốc cho máy đạt tốc độ [imath]1,2 m/s[/imath] trong [imath]3 s[/imath] thì độ lớn lực ma sát trong giai đoạn này là bao nhiêu?

1664033462537.png


Lời giải:
[imath]a) F_v=F.cos45=56,6N ;F_n=F.sin45=56,6N[/imath]
[imath]b)\alpha =\dfrac{1,2-0}{4}=0,4m/s^2\Rightarrow F_ms=F_v-m.a=50,6N[/imath]

Bài 13.4:
Trò chơi “Xếp đá cân bằng” là môn nghệ thuật sao cho việc xếp những hòn đá lên nhau được cân bằng như Hình 13.4. Dưới góc nhìn Vật lí, em hãy cho biết nguyên nhân chính tạo nên sự cân bằng của hệ các viên đá.1664033474897.png

Lời giải:
Hợp lực của các lực: trọng lực của viên đá dài, trọng lực của các khối đá bên trái và bên phải của viên đá dài có phương đi qua điểm tiếp xúc giữa viên đá dài và hai viên đá đặt bên dưới.

Bài 13.5:
Trong Hình 13.5, hai bạn nhỏ đang kéo một chiếc xe trượt tuyết. Xét lực kéo có độ lớn 45 N và góc hợp bởi dây kéo so với phương ngang là 400.
a) Thành phần lực kéo theo phương ngang có độ lớn bao nhiêu?

b) Nếu xe trượt tuyết này chuyển động đều dưới tác dụng của lực kéo trên thì lực ma sát có độ lớn bao nhiêu?

1664033479553.png

Lời giải:
[imath]a)F_v=F.cos40=34,5N[/imath]
[imath]b)[/imath] Vì xe trượt thẳng đều nên: [imath]F_ms=F_v=34,5N[/imath]
 

Attachments

  • 1664033439814.png
    1664033439814.png
    36 KB · Đọc: 0
  • 1664033469140.png
    1664033469140.png
    70.6 KB · Đọc: 0
Top Bottom