Vật lí 12 Bài 13: Các mạch điện xoay chiều

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,577
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 13: CÁC MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU
Phần 1: LÝ THUYẾT + CÂU HỎI LIÊN QUAN

I. Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở [imath]R[/imath]
Nối hai đầu mạch chỉ có điện trở [imath]R[/imath] vào điện áp xoay chiều [imath]u=U\sqrt{2}\cos \omega t[/imath]. Tại một thời điểm, dòng điện [imath]i[/imath] chạy theo một chiều xác định, theo định luật Ôm ta có:
[imath]i=\dfrac{u}{R}=\dfrac{U}{R}\sqrt{2} \cos \omega t[/imath]
Nếu đặt [imath]I=\dfrac{U}{R}[/imath]
thì: [imath]i=I\sqrt{2}\cos \omega t[/imath]

Kết luận:
+ Định luật Ôm đối với mạch điện xoay chiều thuần điện trở: Cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở có giá trị bằng thương số giữa điện áp hiệu dụng và điện trở của mạch.
+ Cường độ tức thời trong mạch cùng pha với điện áp tức thời hai đầu mạch.
1663165279852.png

C1 Nhắc lại các định nghĩa:
[imath]u[/imath] là giá trị điện áp tại thời điểm [imath]t[/imath], được gọi là giá trị tức thời của [imath]u[/imath] (điện áp tức thời)
[imath]U_0[/imath] là điện áp cực đại
[imath]U[/imath] là điện áp hiệu dụng

C2 Định luật Ôm đối với dòng điện một chiều qua một dây dẫn.
Dòng điện một chiều qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với điện áp đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn.

II. Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện
+ Dòng điện xoay chiều có thể tồn tại trong những mạch điện có chứa tụ điện
+ Khi nối một tụ điện [imath]C[/imath] vào một nguồn điện xoay chiều có điện áp [imath]u=U\sqrt{2}\cos \omega t[/imath], điện tích tấm bên trái tụ điện:
[imath]q=Cu=CU\sqrt{2}\cos \omega t[/imath]
1663165319868.png
C3
Dòng điện trên hình [imath]13.4 (SGK)[/imath] là dòng dịch chuyển điện tích từ bản dương sang bản âm ở phía ngoài tụ điện, vì vậy nó không chạy qua [imath]2[/imath] tấm tụ điện.

Cường độ dòng điện tại thời điểm [imath]t[/imath]:
[imath]i=q'(t) = -\omega CU \sqrt{2} \sin \omega t=\omega CU \sqrt{2} \cos (\omega t+\dfrac{\pi}{2})[/imath]
Nếu đặt [imath]I=\omega CU[/imath] thì [imath]i=I\sqrt{2}\cos(\omega t +\dfrac{\pi}{2})[/imath]
và [imath]u=U\sqrt{2}\cos \omega t[/imath]
ngoài ra ta cũng suy ra được: [imath]I=\dfrac{U}{\dfrac{1}{\omega C}}[/imath]
Đặt [imath]Z_C =\dfrac{1}{\omega C}[/imath] thì [imath]I=\dfrac{U}{Z}[/imath]
[imath]Z_C[/imath] gọi là dung kháng, có đơn vị là [imath]\Omega[/imath], là đại lượng biểu hiện sự cản trở dòng điện xoay chiều của tụ điện.
Kết luận:
+ Trong mạch chỉ chứa tụ điện, cường độ dòng điện qua tụ bằng thương số của điện áp hiệu dụng hai đầu mạch và dung kháng của mạch.
+ Cường độ đòng điện qua tụ sớm pha [imath]\dfrac{\pi}{2}[/imath] so với điện áp hai đầu tụ điện.

C4
Ta có: [imath]Z_C=\dfrac{1}{\omega C}[/imath]
Đơn vị của dung kháng [imath]Z_C[/imath]: [imath]\dfrac{1}{F .\dfrac{1}{s}}=\dfrac{1}{\dfrac{\text{culong}}{\text{vôn}}.\dfrac{1}{s}}=\dfrac{\text{vôn}}{\text{ampe}}=\text{ôm}=\Omega[/imath]

III. Mạch điện xoay chiểu chỉ có cuộn cảm thuần
- Khi dòng điện xoay chiều [imath]i[/imath] qua cuộn cảm biến thiên thì từ thông [imath]\phi[/imath] cũng biến thiên tuần hoàn theo [imath]t[/imath], do đó xuất hiện suất điện động tự cảm trong cuộn dây:
[imath]e=-L\dfrac{di}{dt}=-L.i'(t)[/imath]

C5
Định luật Ôm cho đoạn mạch ta có:
[imath]u_{AB}=-e+ir=ir+L\dfrac{di}{dt}[/imath]
1663165362447.png

Xét mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần:
*Cuộn cảm thuần là cuộn cảm có điện trở bằng [imath]0[/imath] và có độ tự cảm là [imath]L[/imath]
Đặt vào hai đầu cuộn cảm thuần điện áp xoay chiều [imath]u[/imath] có tần số góc [imath]\omega[/imath], giá trị hiệu dụng [imath]U[/imath]. Giả sử cường độ tức thời trong mạch là:
[imath]i=I\sqrt{2}\cos \omega t[/imath]
Điện áp tức thời hai đầu cuộn cảm thuần:
[imath]u=L.i'(t)=-L.\omega I\sqrt{2}\sin \omega t = \omega LI\sqrt{2} \cos (\omega t + \dfrac{\pi}{2})[/imath]
Đặt [imath]U=\omega LI[/imath] thì [imath]u=U\sqrt{2}\cos (\omega t +\dfrac{\pi}{2})[/imath]
và [imath]I=\dfrac{U}{\omega L}[/imath]
Đặt [imath]Z_L =\omega L[/imath] thì [imath]I=\dfrac{U}{Z_L}[/imath]
[imath]Z_L[/imath] gọi là cảm kháng, có đơn vị [imath]\Omega[/imath], là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện xoay chiều của cuộn cảm.

Kết luận:

+ Trong mạch điện xoay chiều chỉ có cuận cảm thuần, cường độ hiệu dụng có giá trị bằng thương số của điện áp hiệu dụng và cảm kháng của mạch.
+ Cường độ dòng điện trễ pha [imath]\dfrac{\pi}{2}[/imath] so với điện áp.
1663165371402.png

C6
Ta có: [imath]Z_L=\omega L[/imath]
Đơn vị cảm kháng [imath]Z_L[/imath] là: [imath]\dfrac{\text{vôn.s}}{\text{ampe}}.\dfrac{1}{s}=\text{ôm}=\Omega[/imath]

Tổng kết
Với cùng một dòng điện xoay chiều là [imath]i=I\sqrt{2}\cos \omega t[/imath] thì:
- Trong mạch chỉ chứa một tụ điện:
+ Điện áp tức thời: [imath]u=U\sqrt{2}\cos (\omega t-\dfrac{\pi}{2})[/imath]
+ Dung kháng: [imath]Z_C=\dfrac{1}{\omega C}[/imath]
+ Cường độ dòng điện hiệu dụng: [imath]I=\dfrac{U}{Z_C}[/imath]
- Trong mạch chỉ có một cuộn cảm thuần:
+ Điện áp tức thời: [imath]u=U\sqrt{2}\cos (\omega t +\dfrac{\pi}{2})[/imath]
+ Cảm kháng: [imath]Z_L=\omega L[/imath]
+ Cường độ dòng điện hiệu dụng: [imath]I=\dfrac{U}{Z_L}[/imath]

-----------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 12
 
  • Like
Reactions: newt21

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,577
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Phần 2: BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

1/ Phát biểu định luật Ôm cho mạch điện xoay chiều chỉ có
[imath]a/[/imath] Một tụ điện
[imath]b/[/imath] Một cuộn cảm thuần
Giải:
[imath]a/[/imath] Trong mạch chỉ chứa một tụ điện, cường độ dòng điện qua tụ có giá trị bằng thương số của điện áp hiệu dụng hai đầu mạch và dung kháng của mạch.
[imath]b/[/imath] Trong mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần, cường độ hiệu dụng có giá trị bằng thương số của điện áp hiệu dụng và cảm kháng của mạch.


2/ Dựa vào định luật Ôm, hãy so sánh tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều thể hiện trong
[imath]a/[/imath] [imath]Z_C[/imath]
[imath]b/[/imath] [imath]Z_L[/imath]
Giải:
[imath]a/[/imath]
[imath]Z_C=\dfrac{1}{\omega C}=\dfrac{1}{2\pi f C}[/imath]
Từ biểu thức trên ta thấy nếu tăng [imath]C,f[/imath] thì [imath]Z_C[/imath] giảm, do đó tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều cũng giảm và ngược lại.
[imath]b/[/imath]
[imath]Z_L=\omega L = 2\pi f L[/imath]
Từ biểu thức trên ta thấy nếu tăng [imath]L,f[/imath] thì [imath]Z_L[/imath] tăng, do đó tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều cũng tăng và ngược lại.


3/ Tính [imath]C[/imath] và viết biểu thức [imath]i[/imath]
Điện áp giữa hai đầu của một tụ điện [imath]u=100\sqrt{2}\cos 100\pi t (V)[/imath]. Cường độ hiệu dụng trong mạch là [imath]I=5A[/imath]
[imath]a/[/imath] Xác định [imath]C[/imath]
[imath]b/[/imath] Viết biểu thức của [imath]i[/imath]
Giải:
[imath]a/[/imath]
[imath]Z_C=\dfrac{U}{I}=\dfrac{100}{5}=20\Omega[/imath]
mà [imath]Z_C=\dfrac{1}{\omega C}[/imath] suy ra [imath]C=\dfrac{1}{\omega Z_C}=\dfrac{1}{100\pi .20 } = \dfrac{10^{-3}}{2\pi} F[/imath]
[imath]b/[/imath]
[imath]I_0=I\sqrt{2} = 5\sqrt{2}A[/imath]
Vì mạch chỉ chứa [imath]C[/imath] nên [imath]i[/imath] sớm pha [imath]\dfrac{\pi}{2}[/imath] so với [imath]u[/imath]
Biểu thức của [imath]i[/imath]: [imath]i=5\sqrt{2}\cos (100\pi t + \dfrac{\pi}{2}) (A)[/imath]


4/ Tính [imath]L[/imath] và viết biểu thức [imath]i[/imath]
Điện áp giữa hai đầu của một cuộn cảm thuần là [imath]u=100\sqrt{2}\cos 100\pi t (V)[/imath]. Cường độ hiệu dụng trong mạch là [imath]I=5A[/imath]
[imath]a/[/imath] Xác định [imath]L[/imath]
[imath]b/[/imath] Viết biểu thức của [imath]i[/imath]
Giải:
[imath]a/[/imath]
[imath]Z_L=\dfrac{U}{I}=\dfrac{100}{5}=20\Omega[/imath]
mà [imath]Z_L=\omega L[/imath] suy ra [imath]L=\dfrac{Z_L}{\omega}=\dfrac{1}{5\pi}H[/imath]
[imath]b/[/imath]
[imath]I_0=I\sqrt{2} = 5\sqrt{2}A[/imath]
Vì mạch chỉ chứa [imath]L[/imath] nên [imath]i[/imath] trễ pha [imath]\dfrac{\pi}{2}[/imath] so với [imath]u[/imath]
Biểu thức của [imath]i[/imath]: [imath]i=5\sqrt{2}\cos (100\pi t - \dfrac{\pi}{2}) (A)[/imath]


5/ Chứng minh rằng, khi hai cuộn cảm thuần [imath]L_1[/imath] và [imath]L_2[/imath] mắc nối tiếp trong một mạch điện xoay chiều thì cuộn cảm tương đương có cảm kháng cho bởi: [imath]Z_L=(L_1 + L_2)\omega[/imath]
Giải:
Tổng trở của mạch:
[imath]Z= \dfrac{U}{I}=\dfrac{I.Z_{L_1}+I.Z_{L_2}}{I}=Z_{L_1}+Z_{L_2}=\omega (L_1+L_2)[/imath]


6/ Chứng minh rằng, khi hai tụ điện [imath]C_1[/imath] và [imath]C_2[/imath] mắc nối tiếp thì điện dung tương đương có dung kháng cho bởi:
[imath]Z_C = \dfrac{1}{C\omega}[/imath] và [imath]\dfrac{1}{C}=\dfrac{1}{C_1}+\dfrac{1}{C_2}[/imath]

Giải:
Tổng trở của mạch:
[imath]Z=\dfrac{1}{\omega C}=\dfrac{U}{I}=\dfrac{I.Z_{C_1}+I.Z_{C_2}}{I}=Z_{C_1}+Z_{C_2}=\dfrac{1}{\omega C_1}+\dfrac{1}{\omega C_2}[/imath]
Suy ra [imath]\dfrac{1}{C}=\dfrac{1}{C_1}+\dfrac{1}{C_2}[/imath]


7/ Tính cường độ hiệu dụng
Một đoạn mạch chứa một số tự điện có điện dung tương đương [imath]C[/imath], đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp tức thời [imath]u=U_0\cos \omega t (V)[/imath]. Cường độ hiệu dụng trong mạch là bao nhiêu?
[imath]A.[/imath] [imath]\dfrac{U_0}{C\omega}[/imath]
[imath]B[/imath]. [imath]\dfrac{U_0}{\sqrt{2}C\omega}[/imath]
[imath]C.[/imath] [imath]U_0C\omega[/imath]
[imath]D.[/imath] [imath]\dfrac{U_0}{\sqrt{2}}C\omega[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]D[/imath]
Giải thích: [imath]I=\dfrac{U}{Z_C}=\dfrac{\dfrac{U}{\sqrt{2}}}{\dfrac{1}{\omega C}}=\dfrac{U_0}{\sqrt{2}}C\omega[/imath]


8/ Tính cường độ hiệu dụng
Đoạn mạch chứa một cuộn cảm thuần [imath]L[/imath]; đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp tức thời [imath]u=U_0\cos \omega t (V)[/imath] thì cường độ hiệu dụng trong mạch là bao nhiêu?
[imath]A.[/imath] [imath]\dfrac{U_0}{L\omega}[/imath]
[imath]B[/imath]. [imath]\dfrac{U_0}{\sqrt{2}L\omega}[/imath]
[imath]C.[/imath] [imath]U_0L\omega[/imath]
[imath]D.[/imath] [imath]\dfrac{U_0}{\sqrt{2}}L\omega[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]B[/imath]
Giải thích: [imath]I=\dfrac{U}{Z_L}=\dfrac{\dfrac{U_0}{\sqrt{2}}}{\omega L}=\dfrac{U_0}{\sqrt{2}L\omega}[/imath]


9/ Tính cảm kháng
Điện áp [imath]u=200\sqrt{2}\cos \omega t (V)[/imath] đặt vào hai đầu một cuộn cảm thuần thì tạo ra dòng điện có cường độ hiệu dụng [imath]I=2A[/imath]. Cảm kháng có giá trị là bao nhiêu?
[imath]A.[/imath] [imath]100\Omega[/imath]
[imath]B.[/imath] [imath]200\Omega[/imath]
[imath]C.[/imath] [imath]100\sqrt{2}\Omega[/imath]
[imath]D.[/imath] [imath]200\sqrt{2}\Omega[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]A[/imath]
Giải thích: [imath]Z_L=\dfrac{U}{I}=\dfrac{200}{2}=100 \Omega[/imath]


-----------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 12
 

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,577
564
▶️ Hocmai Forum ◀️

Phần 3: BÀI TẬP SÁCH BÀI TẬP

13.1 Đặt điện áp xoay chiều [imath]u=U\sqrt{2}\cos \omega t[/imath] vào hai đầu một điện trở thuần [imath]R=110\Omega[/imath] thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua điện trở bằng [imath]\sqrt{2}A[/imath]. Giá trị [imath]U[/imath] bằng
[imath]A.[/imath] [imath]220\sqrt{2}V[/imath]
[imath]B.[/imath] [imath]220V[/imath]
[imath]C.[/imath] [imath]110V[/imath]
[imath]D.[/imath] [imath]110\sqrt{2}V[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]D[/imath]
Giải thích: [imath]U=I.R=110\sqrt{2}A[/imath]

13.2 Khi dòng điện xoay chiều có tần số [imath]50Hz[/imath] chạy trong cuộn cảm thuần có độ tự cảm [imath]\dfrac{1}{2\pi} (H)[/imath] thì cảm kháng của cuộn cảm này bằng
[imath]A.[/imath] [imath]25 \Omega[/imath]
[imath]B.[/imath] [imath]75\Omega[/imath]
[imath]C.[/imath] [imath]50 \Omega[/imath]
[imath]D.[/imath] [imath]100 \Omega[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]C[/imath]
Giải thích: [imath]Z_L=\omega L=2\pi f L=2\pi .50.\dfrac{1}{2\pi} =50 \Omega[/imath]

13.4 Đặt điện áp [imath]u=100\cos 100\pi t (V)[/imath] vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm [imath]\dfrac{1}{2\pi} (H)[/imath]. Biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn cảm là:
[imath]A.[/imath] [imath]i=2\cos (100\pi t -\dfrac{\pi}{2}) (A)[/imath]
[imath]B.[/imath] [imath]i=2\cos (100\pi t + \dfrac{\pi}{2}) (A)[/imath]
[imath]C.[/imath] [imath]i=2\sqrt{2}\cos (100\pi t -\dfrac{\pi}{2}) (A)[/imath]
[imath]D.[/imath] [imath]i=2\sqrt{2}\cos (100\pi t + \dfrac{\pi}{2}) (A)[/imath]
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]A[/imath]
Giải thích:
[imath]Z_L=\omega L=100\pi . \dfrac{1}{2\pi} =50 \Omega[/imath]
[imath]I_0=\dfrac{U_0}{Z_L}=2A[/imath]
Mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần nên [imath]i[/imath] trễ pha [imath]\dfrac{\pi}{2}[/imath] so với [imath]u[/imath]
Biểu thức cường độ dòng điện: [imath]i=2\cos (100\pi t -\dfrac{\pi}{2}) (A)[/imath]


13.9 Một dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng [imath]4A[/imath], tần số [imath]50 Hz[/imath] và có giá trị cực đại tại thời điểm [imath]t=0[/imath]
[imath]a/[/imath] Viết biểu thức của cường độ dòng điện
[imath]b/[/imath] Viết biểu thức của điện áp xoay chiều, biết điện áp hiệu dụng là [imath]220V[/imath] và điện áp sớm pha [imath]\dfrac{\pi}{2}[/imath] so với dòng điện
[imath]c/[/imath] Vẽ trên cùng một đồ thị các đường biểu diễn sự biến thiên của cường độ dòng điện và điện áp theo thời gian
Giải:
[imath]a/[/imath]
[imath]I_o=I.\sqrt{2}=4\sqrt{2} A[/imath]
[imath]\omega = 2\pi f = 100\pi \ rad/s[/imath]
Khi [imath]t=0[/imath], [imath]i=I_0[/imath] suy ra pha ban đầu của [imath]i[/imath] bằng [imath]0[/imath]
Biểu thức: [imath]i=4\sqrt{2} \cos 100\pi t (A)[/imath]
[imath]b/[/imath]
[imath]U_0=U\sqrt{2}=220\sqrt{2} (V)[/imath]
Điện áp sơm pha [imath]\dfrac{\pi}{2}[/imath] so với cường độ dòng điện
Biểu thức điện áp xoay chiều: [imath]u=220\sqrt{2} \cos (100\pi t +\dfrac{\pi}{2}) (V)[/imath]
[imath]c/[/imath]

Đồ thị sự phụ thuộc [imath]i[/imath] và [imath]u[/imath] vào [imath]t[/imath]1663474621213.png

13.10 Đặt vào tụ điện [imath]C=\dfrac{1}{5000\pi} (F)[/imath] một điện áp xoay chiều [imath]u=120\sqrt{2}\cos \omega t (V).[/imath] Viết biểu thức cường độ dòng điện tức thời trong mạch trong hai trường hợp sau:
[imath]a/[/imath] [imath]\omega = 100\pi \ rad/s[/imath]
[imath]b/[/imath] [imath]\omega = 1000\pi \ rad/s[/imath]
Giải:
[imath]a/[/imath]
[imath]Z_C=\dfrac{1}{\omega C}=50\Omega[/imath]
[imath]I_0=\dfrac{U_0}{Z_C}=2,4\sqrt{2} (A)[/imath]
Vì mạch chỉ có tụ điện nên cường độ dòng điện nhanh pha [imath]\dfrac{\pi}{2}[/imath] so với điện áp
Biểu thức dòng điện: [imath]i=2,4\sqrt{2} \cos (100\pi t +\dfrac{\pi}{2}) (A)[/imath]
[imath]b/[/imath]
[imath]Z_C=\dfrac{1}{\omega C}=5\Omega[/imath]
[imath]I_0=\dfrac{U_0}{Z_C}=24\sqrt{2} (A)[/imath]
Vì mạch chỉ có tụ điện nên cường độ dòng điện nhanh pha [imath]\dfrac{\pi}{2}[/imath] so với điện áp
Biểu thức dòng điện: [imath]i=24\sqrt{2} \cos (1000\pi t +\dfrac{\pi}{2}) (A)[/imath]


-----------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 12
 
Top Bottom