Phần 2: BÀI TẬP SÁCH BÀI TẬP
10.1 Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào
[imath]A.[/imath] trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật
[imath]B.[/imath] trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
[imath]C.[/imath] trọng lượng riêng và thể tích của vật
[imath]D.[/imath] trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]B[/imath]
Giải thích: Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
10.2
Ba quả cầu bằng thép nhúng trong nước [imath](H.10.1)[/imath]. Lực Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu nào là lớn nhất?
[imath]A[/imath]. Quả [imath]3[/imath], vì nó ở sâu nhất
[imath]B.[/imath] Quả [imath]2[/imath], vì nó lớn nhất
[imath]C.[/imath] Quả [imath]1[/imath], vì nó nhỏ nhất
[imath]D.[/imath] Bằng nhau vì đều bằng thép và đều nhúng trong nước. |  |
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]B[/imath]
Giải thích: Ba quả cầu đều nhúng ngập trong nước và trọng lượng riêng của chất lỏng như nhau, quả [imath]2[/imath] có thể tích lớn nhất nên lực đẩy Ác-si-mét tác dụng nên nó là lớn nhất.
10.3 Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất, bé nhất?
Giải:
Khối lượng riêng của đồng, sắt và nhôm không bằng nhay và xếp theo thứ tự: [imath]D_{\text{đồng}} >D_{\text{sắt}} > D_{\text{nhôm}}[/imath]
mà khối lượng ba chất bằng nhau nên theo công thức tính thể tích [imath]V=\dfrac{m}{D}[/imath] thì [imath]V_{\text{đồng}} < V_{\text{sắt}} < V_{\text{nhôm}}[/imath]
Vậy lực đẩy của nước tác dụng vào nhôm là lớn nhất.
10.5 Thể tích của một miếng sắt là [imath]2dm^3[/imath]. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau, thì lực đẩy Ác-si-mét có thay đổi không? Tại sao?
Giải:
[imath]V=2dm^3=0,002m^3[/imath]
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước:
[imath]F_{A_1}=d_1.V=10000.0.002=20N[/imath]
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó nhúng chìm trong rượu:
[imath]F_{A_2}=d_2.V=8000.0,002=16N[/imath]
Nếu miếng sắt nhúng ở độ sâu khác, lực đẩy Ác-si-mét không thay đổi vì nó chỉ phụ thuộc trọng lượng riêng chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
10.7 Lực đẩy Ác-si-mét có thể tác dụng lên vật nào dưới đây?
[imath]A[/imath]. Vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng
[imath]B.[/imath] Vật lơ lửng trong chất lỏng
[imath]C.[/imath] Vật nổi trên mặt chất lỏng
[imath]D.[/imath] Cả ba trường hợp trên
[imath]\rightarrow[/imath] chọn đáp án [imath]D[/imath]
Giải thích: Lực đẩy Ác-si-mét có thể tác dụng lên vật chìm trong chất lỏng, vật lơ lủng trong chất lỏng và vật nổi trên chất lỏng.
10.11 Một cục nước đá được thả nổi trong một cốc đựng nước, Chứng minh rằng khi nước đá tan hết thì mực nước trong cốc không thay đổi.
Giải:
Gọi [imath]P_1 , P_2[/imath] lần lượt là trọng lượng cục nước đá khi chưa tan và trọng lượng nước do đá tan.
[imath]d[/imath] là trọng lượng riêng nước
[imath]V_1,V_2[/imath] lần lượt là thể tích phần nước bị cục nước đá chiếm chỗ và thể tích nước do đá tan hết tạo thành.
Ta có: [imath]V_1=\dfrac{P_1}{d}[/imath]
[imath]V_2 = \dfrac{P_2}{d}[/imath]
mà [imath]P_1 = P_2[/imath] suy ra [imath]V_1=V_2[/imath]
Vậy mực nước trong cốc không đổi.
10.13 Một quả cầu bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng là [imath]1,458N[/imath]. Hỏi phải khoét bớt lõi quả cầu một thể tích bằng bao nhiêu rồi hàn kín lại, để khi thả vào nước quả cầu nằm lơ lửng trong nước? Biết trọng lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là [imath]10000 N/m^3[/imath] và [imath]27000N/m^3[/imath].
Giải:
Thể tích quả cầu: [imath]V=\dfrac{P}{d}=\dfrac{1,458}{27000}=0,000054m^3=54cm^3[/imath]
Khi quả cầu nằm lơ lửng trong nước: [imath]P'=F_A \hArr d.V' = d_n . V \hArr V'=\dfrac{d_n.V}{d}=\dfrac{10000.54}{27000}=20cm^3[/imath]
----------
Xem thêm:
HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 8