Vật lí 10 BÀI 10: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON VỀ CHUYỂN ĐỘNG

newt21

Cựu TMod Vật lí
Thành viên
17 Tháng tư 2022
592
1
509
126
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHƯƠNG 4: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON. MỘT SỐ LỰC TRONG THỰC TIỄN
BÀI 10: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON VỀ CHUYỂN ĐỘNG
1.Định luật I Newton:
⁎Nhắc lại về khái niệm lực

Từ lớp [imath]6[/imath] ở môn Khoa học tự nhiên, các em đã biết khái niệm về lực và một số tính chất của lực như sau:
– Lực là sự kéo hoặc đẩy.
– Lực có các tác dụng: làm biến dạng vật hoặc làm thay đổi chuyển động của vật.
– Lực luôn do một vật tạo ra và tác dụng lên vật khác. Có hai loại lực: lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc


⁎Khái niệm quán tính:
–Xét một quyển sách đang nằm yên trên bàn và một quả bóng đang nằm yên trên sân cỏ, chúng sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên mãi mãi nếu như không xuất hiện thêm một lực tác dụng.

–Ví dụ: Khi xe đang đứng yên sau đó đột ngột tăng tốc hoặc xe đang chạy đều bất chợt phanh gấp thì người ngồi trên xe sẽ có xu hướng ngả người về phía sau hoặc chủi người về phía trước đối với xe.


⁎Từ một số ví dụ trên, ta có kết luận:
–Vật luôn có xu hướng bảo toàn vận tốc chuyển động của mình. Tính chất này được gọi là quán tính của vật.

Khái niệm quán tính được đề cập lần đầu bởi Kepler (Kê-ple), một nhà khoa học người Đức.


⁎Định luật I Newton
– Định luật I Newton được phát biểu như sau:
Một vật nếu không chịu tác dụng của lực nào (vật tự do) thi vật đó giữ nguyên trạng thái đứng yên, hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi.

– Ý nghĩa của định luật I Newton:
Lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động, mà là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc chuyển động của vật.


2.Định luật II Newton:
⁎Dạng phổ biến của định luật II Newton được phát biểu như sau:
Gia tốc của vật có cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
[math]\overrightarrow{a}=\dfrac{\overrightarrow{F}}{m}[/math]

⁎Mức quán tính của vật:
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật

⁎Lực bằng nhau – Lực không bằng nhau:
– Hai lực bằng nhau: khi lần lượt tác dụng vào cùng một vật sẽ gây ra lần lượt hai vectơ gia tốc bằng nhau (giống nhau về hướng và bằng nhau về độ lớn).

– Hai lực không bằng nhau: khi tác dụng lần lượt vào cùng một vật sẽ gây ra lần lượt hai vectơ gia tốc khác nhau (về hướng hoặc độ lớn).


3. Định luật III Newton
⁎Định luật III Newton được phát biểu như sau:
Khi vật [imath]A[/imath] tác dụng lên vật [imath]B[/imath] một lực, thì vật [imath]B[/imath] cũng tác dụng lại vật [imath]A[/imath] một lực. Hai lực này có điểm đặt lên hai vật khác nhau, có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều
[math]\overrightarrow{F_{AB}}=-\overrightarrow{F_{BA}}[/math]
Một trong hai lực trong định luật III Newton được coi là lực tác dụng, lực kia gọi là phản lực. Cặp lực này:
– Có cùng bản chất.
– Xuất hiện và biến mất cùng lúc.
– Tác dụng vào hai vật khác nhau nên không thể triệt tiêu lẫn nhau.


⁎Vận dụng định luật III Newton
Đệm nhún lò xo được chế tạo và hoạt động dựa trên định luật III Newton. Khi người chơi tác dụng lực vào đệm bằng cách bật nhảy hoặc rơi xuống chạm vào đệm, đệm sẽ tác dụng một lực ngược lại lên người chơi để đẩy người chơi bật lên trên. Đệm nhún lò xo còn được ứng dụng trong , biểu diễn chuyên nghiệp.1662299575786.png

------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 10
 
Last edited:

newt21

Cựu TMod Vật lí
Thành viên
17 Tháng tư 2022
592
1
509
126
Hà Nội
Bài tập SGK:
Bài 1: Khi đang chạy nếu vấp ngã, người chạy sẽ có xu hướng ngã về phía trước. Còn khi đang bước đi nếu trượt chân, người đi sẽ có xu hướng ngã về phía sau. Vận dụng các kiến thức đã học, hãy giải thích hiện tượng trên.

Lời giải:

Theo định luật I Newton, vật đang chuyển động sẽ có xu hướng bảo toàn trạng thái chuyển động cũ.

- Khi bị vấp ngã, phần cơ thể bên dưới bị giữ lại do chướng ngại vật, phần cơ thể phía trên vẫn có xu hướng bảo toàn trạng thái chuyển động nên sẽ bị đổ người về phía trước.

- Tương tự khi bị trượt chân, người vẫn có xu hướng giữ nguyên vận tốc cũ nên chân sẽ trượt về phía trước, do mất thăng bằng nên người sẽ đổ về phía sau.

Bài 2: Một máy bay chở khách có khối lượng tổng cộng là [imath]300[/imath] tấn. Lực đẩy tối đa của động cơ là [imath]444 kN[/imath]. Máy bay phải đạt tốc độ [imath]285 km/h[/imath] mới có thể cất cánh. Hãy tính chiều dài tối thiểu của đường băng để đảm bảo máy bay cất cánh được, bỏ qua ma sát giữa bánh xe của máy bay và mặt đường băng và lực cản của không khí.

Lời giải:

Đổi đơn vị: [imath]300[/imath]tấn [imath]= 300000 kg[/imath], [imath]444 kN = 444000 N, 285 km/h = 79,2 m/s[/imath]

Gia tốc của máy bay: [imath]a=\dfrac{F}{m}=\dfrac{444000}{300000}=1,48 m/s^{2}[/imath]

Độ dài tối thiểu của đường băng: [imath]s=\dfrac{v^{2}-v^{2}_{0}}{2a}=2119,1 m[/imath]

Bài 3:
Một vật nặng nằm yên trên bàn như Hình 10P.1, các lực tác dụng vào vật gồm trọng lực và lực của bàn. Hãy xác định điểm đặt, phương, chiều của các cặp lực và phản lực của hai lực trên.1662300065078.png
Lời giải:

+ Điểm đặt: tại vật
+ Phương: thẳng đứng
+ Chiều: trọng lực [imath]\overrightarrow{P}[/imath] có chiều từ trên xuống dưới, phản lực [imath]\overrightarrow{N}[/imath] có chiều từ dưới lên trên.
 

newt21

Cựu TMod Vật lí
Thành viên
17 Tháng tư 2022
592
1
509
126
Hà Nội
Bài Tập SBT:
A. Trắc nghiệm
Câu 10.1:
Biểu thức nào sau đây là biểu thức của định luật II Newton khi vật có khối lượng không đổi trong quá trình xem xét?
[imath]A. \overrightarrow{a}=\dfrac{\overrightarrow{F}}{m} \ \ \ \ \ B.F=ma \ \ \ \ \ C. a=\dfrac{v-v_{0}}{t-t_{0}} \ \ \ \ \ D. \overrightarrow{a}=\dfrac{\overrightarrow{v}-\overrightarrow{v_{0}}}{t-t_{0}}[/imath]

Lời giải:

Đáp án đúng là: [imath]A[/imath]


Biểu thức của định luật II Newton khi vật có khối lượng không đổi là: [imath]\overrightarrow{a}=\dfrac{\overrightarrow{F}}{m}[/imath]

Câu 10.2:
Những nhận định nào sau đây là đúng?

[imath]1.[/imath] Khi vật chỉ chịu tác dụng của lực [imath]\overrightarrow{F}[/imath] thì gia tốc [imath]\overrightarrow{a}[/imath] mà vật thu được cùng phương nhưng ngược chiều với [imath]\overrightarrow{F}[/imath]

[imath]2.[/imath] Khi vật chỉ chịu tác dụng của lực [imath]\overrightarrow{F}[/imath]thì gia tốc [imath]\overrightarrow{a}[/imath] mà vật thu được cùng hướng với [imath]\overrightarrow{F}[/imath]

[imath]3.[/imath] Khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì gia tốc [imath]\overrightarrow{a}[/imath] của vật thu được khác không.

[imath]4.[/imath] Khi vật chịu tác dụng của nhiều lực thì gia tốc [imath]\overrightarrow{a}[/imath] của vật thu được cùng hướng với lực tổng hợp tác dụng lên vật.

[imath]A. 2, 4. \ \ \ \ \ B. 1, 3. \ \ \ \ \ C. 1, 4. \ \ \ \ \ D. 3, 4.[/imath]

Lời giải:

Đáp án đúng là: [imath]A[/imath]


Những nhận định đúng là:

[imath]2.[/imath] Khi vật chỉ chịu tác dụng của lực [imath]\overrightarrow{F}[/imath] thì gia tốc [imath]\overrightarrow{a}[/imath] mà vật thu được cùng hướng với [imath]\overrightarrow{F}[/imath].

[imath]4.[/imath] Khi vật chịu tác dụng của nhiều lực thì gia tốc [imath]\overrightarrow{a}[/imath] của vật thu được cùng hướng với lực tổng hợp tác dụng lên vật

Câu 10.3:
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho
[imath]A.[/imath] trọng lượng của vật.
[imath]B.[/imath] tác dụng làm quay của lực quanh một trục.
[imath]C.[/imath] thể tích của vật.
[imath]D.[/imath] mức quán tính của vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: [imath]D[/imath]


Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

Câu 10.4:
Chọn phát biểu đúng:

[imath]A.[/imath] Khi vật bị biến dạng hoặc vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

[imath]B.[/imath] Khi một vật đang chuyển động mà đột nhiên không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật sẽ dừng lại ngay lập tức.

[imath]C.[/imath]Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động vì khi ta tác dụng lực lên một vật đang đứng yên thì vật đó bắt đầu chuyển động.

[imath]D.[/imath] Theo định luật I Newton, nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào thì vật phải đứng yên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: [imath]A[/imath]


[imath]A[/imath] – đúng

[imath]B[/imath] – sai vì khi vật đang chuyển động mà đột nhiên không còn lực nào tác dụng thì vật sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại nếu có lực ma sát. Nếu bỏ qua ma sát thì vật sẽ chuyển động thẳng đều.

[imath]C[/imath] – sai vì lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động.

[imath]D[/imath] – sai

Câu 10.5:
Một chiếc xe buýt trên sông (thuyền) đang chuyển động trên sông Sài Gòn như Hình 10.1. Xét một khoảng thời gian nào đó, thuyền đang chuyển động thẳng đều và giả sử rằng trên phương nằm ngang thuyền chỉ chịu tác dụng bởi lực đẩy của động cơ và lực cản của nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?
[imath]A.[/imath] Lực đẩy của động cơ và lực cản của nước có độ lớn không bằng nhau.

[imath]B.[/imath] Lực đẩy của động cơ và lực cản của nước có cùng phương và cùng chiều.

[imath]C.[/imath] Lực đẩy của động cơ và lực cản của nước có độ lớn bằng nhau.

[imath]D.[/imath] Lực đẩy của động cơ và lực cản của nước là hai lực trực đối.
1662300252843.png
Lời giải:

Đáp án đúng là: [imath]C[/imath]


Thuyền chuyển động thẳng đều, chỉ chịu tác dụng bởi lực đẩy của động cơ và lực cản của nước thì hợp lực của hai lực này bằng [imath]0.[/imath]

Hai lực này có độ lớn bằng nhau, cùng phương, ngược chiều.

Câu 10.6:
Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng [imath]7,5 kg[/imath] làm vật thay đổi tốc độ từ [imath]8 m/s[/imath] đến [imath]3 m/s[/imath] trong khoảng thời gian [imath]2 s[/imath] nhưng vẫn giữ nguyên chiều chuyển động. Lực tác dụng vào vật có giá trị là:

[imath]A. 18,75 N.[/imath]

[imath]B. – 18,75 N.[/imath]

[imath]C. 20,5 N.[/imath]

[imath]D. – 20,5 N.[/imath]

Lời giải:

Đáp án đúng là: B


Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.

Gia tốc của vật là: [imath]a=\dfrac{v-v_{0}}{\Delta t}=-2,5m/s^{2}[/imath]
Áp dụng định luật II Newton, ta có: [imath]F=ma=-18,75N[/imath]

Câu 10.8:
Trên đường khô ráo, một người đang lái xe với tốc độ v thì nhìn thấy đèn xanh ở xa còn 3 giây nên quyết định hãm phanh để xe chuyển động chậm dần đều. Biết sau khi hết đèn xanh, đèn vàng sẽ hiện trong 2 giây rồi đến đèn đỏ. Khi đèn vừa chuyển sang màu đỏ thì xe dừng lại (Hình 10.3).
Khi đường trơn tượt, để đảm bảo an toàn, người lái xe hãm phanh sao cho độ lớn của tổng hợp lực khi này bằng [imath]\dfrac{5}{8}[/imath] lần so với khi đường khô ráo. Hỏi người lái xe phải bắt đầu hãm phanh kể từ khi nhìn thấy đèn xanh còn lại bao nhiêu giây, ứng với tốc độ lúc hãm phanh cũng là v, để vừa dừng lại khi bắt đầu có tín hiệu đèn đỏ?
[imath]A.[/imath] 5 s.

[imath]B.[/imath] 6 s.

[imath]C.[/imath] 7 s.

[imath]D.[/imath] 8 s.
1662300269121.png
Lời giải:

Đáp án đúng là: [imath]B[/imath]


Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.
Gọi [imath]v (m/s)[/imath] là tốc độ của xe ngay trước khi hãm phanh.
Khi đường khô ráo, tổng thời gian xe thực hiện chuyển động thẳng chậm dần đều là: [imath]\Delta t=5s[/imath]
Gia tốc của xe là: [imath]a=\dfrac{0-v}{\Delta t}[/imath]
Khi đường trơn trượt, thì độ lớn tổng hợp lực tác dụng lên xe bằng [imath]\dfrac{5}{8}[/imath] lần so với khi đường khô ráo:
[imath]F'=\dfrac{5}{8}F\Rightarrow a'=\dfrac{5}{8}a[/imath]
Từ đây, ta có:
[imath]\dfrac{0-v}{\Delta t'}=\dfrac{5}{8}.\dfrac{0-v}{\Delta t}\Rightarrow \Delta t'=\dfrac{5}{8}\Delta t=8s[/imath]
Từ đó ta suy ra thời gian còn lại của đèn xanh là: [imath]8 – 2 = 6s.[/imath]

B. Tự luận:

Bài 10.1:

Xét một quyển sách đang được đặt nằm yên trên mặt đất. Cho rằng cuốn sách chỉ chịu tác dụng của trọng lực và phản lực của mặt bàn. Em hãy chỉ ra các lực trực đối tương ứng với các lực vừa nêu.


Lời giải:

- Lực trực đối với trọng lực là lực do vật hút Trái Đất đặt vào Trái Đất.

- Lực trực đối với phản lực của mặt bàn là lực ép của cuốn sách lên mặt bàn.

Bài 10.2:
Hãy xếp mức quán tính của các vật sau theo thứ tự tăng dần: điện thoại nặng [imath]217 g[/imath]; một chồng sách nặng [imath]2 400 g[/imath]; xe máy nặng [imath]134 kg[/imath]; laptop nặng [imath]2,2 kg[/imath]; ô tô nặng [imath]1,4[/imath] tấn. Giải thích cách sắp xếp của em.

Lời giải:

Vì khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính, vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính càng lớn, nên ta có cách sắp xếp sau:

Điện thoại [imath]→[/imath] laptop [imath]→[/imath] một chồng sách [imath]→[/imath] xe máy [imath]→[/imath] ô tô.

Bài 10.3: Hãy giải thích tại sao để đạt được cùng một vận tốc từ trạng thái đứng yên, xe có khối lượng càng lớn sẽ tốn nhiều thời gian để tăng tốc hơn nếu lực kéo của động cơ là như nhau đối với các xe đang xét.

Lời giải:

Dựa vào công thức định luật II Newton [imath]\overrightarrow{a}=\dfrac{\overrightarrow{F}}{m}[/imath], ta thấy với cùng một lực thì vật có khối lượng càng lớn sẽ có gia tốc càng nhỏ nên có sự thay đổi vận tốc chậm hơn.

bài 10.4: Để giảm tai nạn giữa tàu hỏa và các phương tiện giao thông đường bộ khác, tại các vị trí giao nhau của đường sắt và đường bộ, người ta thường có lắp đặt các thanh chắn (barrier). Khi đèn báo hiệu có tàu đến, barrier sẽ được kéo xuống và tất cả các phương tiện tham gia giao thông không được đi qua đường ray. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao barrier cần lại được kéo xuống sớm vài phút trước khi tàu đến.

Lời giải:

Tàu hỏa có khối lượng rất lớn nên mức quán tính của tàu lớn, tàu phải mất nhiều thời gian để giảm tốc độ nếu có sự xuất hiện của vật cản. Nếu các barrier được kéo xuống trễ và có phương tiện giao thông đi qua, tàu sẽ không kịp dừng lại, dẫn đến xảy ra tai nạn. Do đó, để đảm bảo an toàn, barrier cần được kéo xuống sớm vài phút trước khi tàu đến.

Bài 10.5: Một lực có độ lớn không đổi [imath]2,5 N[/imath] tác dụng vào một vật có khối lượng [imath]200 g[/imath] đang đứng yên. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian [imath]4 s[/imath] tiếp theo bằng bao nhiêu? Biết lực ma sát có tác dụng không đáng kể, có thể bỏ qua.

Lời giải:

Áp dụng định luật II Newton, ta có:
[imath]a=\dfrac{F}{m}=\dfrac{2,5}{0,2}=12,5m/s^{2}[/imath]
Quãng đường vật đi được:
[imath]s=\dfrac{1}{2}at^{2}=100m[/imath]

Bài 10.6:
Lần lượt tác dụng một lực có độ lớn không đổi [imath]F[/imath] lên vật [imath]1[/imath] có khối lượng [imath]m_{1}[/imath] và vật [imath]2[/imath] có khối lượng [imath]m_{2}[/imath] thì thấy gia tốc của hai vật có độ lớn lần lượt là [imath]5 m/s^{2}[/imath] và [imath]10 m/s^{2}[/imath]. Hỏi nếu tác dụng lực này lên vật 3 có khối lượng [imath]m_{3} = m_{1} – m_{2}[/imath] thì độ lớn gia tốc của [imath]3[/imath] vật bằng bao nhiêu?

Lời giải:
[imath]a_{2}=2a_{1}\Rightarrow \dfrac{F}{m_{2}}=2\dfrac{F}{m_{1}}\Rightarrow m_{1}=2m_{2}\Rightarrow m_{3}=m_{1}-m_{2}=m_{2}[/imath]
Do hai vật cùng chịu một lực tác dụng nên:
[imath]a_{3}=a_{2}=10 m/s^{2}[/imath]

Bài 10.7: Một viên bi có khối lượng [imath]3 kg[/imath] ở trạng thái nghỉ được thả rơi tại độ cao [imath]5 m[/imath] so với mặt đất tại nơi có gia tốc trọng trường [imath]9,8 m/s^{2}[/imath]. Biết rằng trong quá trình chuyển động, vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực và lực cản của không khí có độ lớn không đáng kể. Xác định vận tốc của viên bi ngay trước khi nó chạm đất.

Lời giải:

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.

Áp dụng định luật II Newton cho chuyển động của vật, ta có:
[imath]a=\dfrac{F}{m}=\dfrac{m.g}{m}=g[/imath]
Ta có:[imath]v^{2}-v^{2}_{0}=2a.s\Rightarrow v=\sqrt{2a.s}=9,9m/s[/imath]
Vậy vận tốc của vật ngay trước khi va chạm có chiều thẳng đứng hướng xuống và có độ lớn [imath]9,9 m/s.[/imath]

Bài 10.8: Một người mua hàng đẩy giỏ xe ban đầu đứng yên bởi một lực có độ lớn không đổi [imath]F[/imath] thì nhận thấy phải mất [imath]t[/imath] giây để xe đạt được tốc độ v. Biết rằng ban đầu giỏ xe không chứa hàng hóa và khối lượng của xe khi đó là [imath]m.[/imath] Hỏi sau khi hàng được đặt trong giỏ xe thì người này cần phải tác động một lực [imath]F’[/imath] bằng bao nhiêu so với [imath]F[/imath] để xe cũng đạt được tốc độ [imath]v[/imath] từ trạng thái nghỉ sau t giây? Biết khối lượng hàng hóa là [imath]\dfrac{m}{2}[/imath]

Lời giải:

Gia tốc trong cả hai trường hợp là bằng nhau: [imath]a = a’[/imath]

Theo định luật II Newton, suy ra:
[imath]\dfrac{F}{m}=\dfrac{F'}{m'}\Rightarrow F'=1,5F[/imath]

Bài 10.9: Một xe lăn có khối lượng [imath]50 kg[/imath] đang đứng yên trên mặt sàn nằm ngang thì chịu tác dụng bởi một lực kéo không đổi theo phương ngang làm cho xe chuyển động từ đầu phòng đến cuối phòng trong khoảng thời gian [imath]15s[/imath]. Nếu người ta đặt lên xe một kiện hàng thì nhận thấy thời gian chuyển động của xe lúc này là [imath]25 s[/imath] dưới tác dụng của lực trên. Xem mọi ma sát và lực cản của không khí là không đáng kể. Khối lượng của kiện hàng được đặt lên xe là bao nhiêu?

Lời giải:

Gọi d là khoảng cách từ đầu phòng đến cuối phòng

+ Khi chưa đặt kiện hàng lên xe:
[imath]d=\dfrac{1}{2}a_{1}t^{2}_{1}=112,5a_{1} \ \ (1)[/imath]
+ Khi đặt kiện hàng lên xe:
[imath]d=\dfrac{1}{2}a_{2}t^{2}_{2}=312,5a_{1} \ \ (2)[/imath]
Từ [imath](1)[/imath] và [imath](2)[/imath], suy ra:
[imath]112,5a_{1}=312,5a_{2}\Leftrightarrow 112,5\frac{F}{m}=312,5\frac{F}{50+m}\Rightarrow m=88,89kg[/imath]
 
  • Love
Reactions: JUN._.
Top Bottom