- 13 Tháng bảy 2017
- 3,419
- 3
- 4,467
- 644
- 21
- Bình Định
- THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Để hỗ trợ cho các em trong quá trình học tập ở trên lớp, series mục lục này ra đời, toàn bộ kiến thức lý thuyết cần nhớ trong SGK Vật Lí 9 và bài tập kèm hướng dẫn giải chi tiết SBT Vật Lí 9 sẽ được cập nhật lần lượt ở các topic. Đây là topic đầu tiên, chúng ta đến với bài 1 - Sách Giáo Khoa Vật Lí 9 nha!!!
I/ Thí nghiệm - Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
II/ Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
Từ hai phần trên
[imath]\Rightarrow[/imath] Sau thí nghiệm rút ra được:
III/ Vận dụng
C3: Từ đồ thị hình 1.2 SGK hãy xác định:
Lời giải:
Dựa vào đồ thị ta thấy:
Khi [imath]U = 2,5V[/imath] thì [imath]I = 0,5A[/imath].
Khi [imath]U = 3,5V[/imath] thì [imath]I = 0,7A[/imath].
- Lấy một điểm M bất kì trên đồ thị.
Từ [imath]M[/imath] kẻ đường thẳng song song với trục hoành, cắt trục tung tại [imath]I_3 = 1,1A[/imath]
Từ [imath]M[/imath] kẻ đường thẳng song song với trục tung, cắt trục hoành tại [imath]U_3 =5,5V.[/imath]
C4: Trong bảng 2 có ghi một số giá trị của [imath]U[/imath] và [imath]I[/imath] đo được trong một thí nghiệm với một dây dẫn. Em hãy dự đoán giá trị sẽ phải có trong các ô còn trống
Lời giải:
Vì [imath]U[/imath] tăng bao nhiêu lần thì [imath]I[/imath] tăng bấy nhiêu lần.
Từ giá trị [imath]U[/imath] ở lần đo 1 và 2 ta thấy [imath]U[/imath] tăng [imath]\dfrac{2,5}{2} = 1,25[/imath] lần [imath]\Rightarrow[/imath] [imath]I_2 = I_1 .1,25 = 0,125A.[/imath]
Tương tự cách làm như vậy cho các lần đo 3, 4 ,5 ta tìm được các giá còn thiếu là: 0,125A; 4,0V; 5,0V; 0,3A
C5: Trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài học.
Lời giải:
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
Phần 1: Lý thuyết - vận dụng thuộc SGK
Phần 1: Lý thuyết - vận dụng thuộc SGK
I/ Thí nghiệm - Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
a/ Công dụng và cách mắc của các bộ phận trong mạch điện gồm: 1. Dây dẫn đang xét: dùng để xác định điện trở 2. Ampe kế: được mắc nối tiếp với dây dẫn đang xét, dùng để đo cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn 3. Vôn kế: được mắc song song với dây dẫn đang xét, dùng để đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây 4. Khóa K: mắc nối tiếp ngay trong mạch chính, dùng để đóng mở để điều khiển mạch điện 5. Nguồn: dùng để tạo ra nguồn điện trong mạch b/ Chốt dương của các dụng cụ đo điện trong sơ đồ phải được mắc vào cực dương của nguồn điện. |
II/ Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (gốc tọa độ được chọn là điểm ứng với các giá trị [imath]U = 0[/imath] và [imath]I = 0[/imath]) |
|
Từ hai phần trên
[imath]\Rightarrow[/imath] Sau thí nghiệm rút ra được:
- Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó ([imath]I[/imath] ∼ [imath]U[/imath]).
- Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
III/ Vận dụng
C3: Từ đồ thị hình 1.2 SGK hãy xác định:
- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi hiệu điện thế là 2,5V; 3,5V - Xác định giá trị [imath]U, I[/imath] ứng với một điểm [imath]M[/imath] bất kì trên đồ thị đó. |
|
Lời giải:
Dựa vào đồ thị ta thấy:
Khi [imath]U = 2,5V[/imath] thì [imath]I = 0,5A[/imath].
Khi [imath]U = 3,5V[/imath] thì [imath]I = 0,7A[/imath].
- Lấy một điểm M bất kì trên đồ thị.
Từ [imath]M[/imath] kẻ đường thẳng song song với trục hoành, cắt trục tung tại [imath]I_3 = 1,1A[/imath]
Từ [imath]M[/imath] kẻ đường thẳng song song với trục tung, cắt trục hoành tại [imath]U_3 =5,5V.[/imath]
C4: Trong bảng 2 có ghi một số giá trị của [imath]U[/imath] và [imath]I[/imath] đo được trong một thí nghiệm với một dây dẫn. Em hãy dự đoán giá trị sẽ phải có trong các ô còn trống
Vì [imath]U[/imath] tăng bao nhiêu lần thì [imath]I[/imath] tăng bấy nhiêu lần.
Từ giá trị [imath]U[/imath] ở lần đo 1 và 2 ta thấy [imath]U[/imath] tăng [imath]\dfrac{2,5}{2} = 1,25[/imath] lần [imath]\Rightarrow[/imath] [imath]I_2 = I_1 .1,25 = 0,125A.[/imath]
Tương tự cách làm như vậy cho các lần đo 3, 4 ,5 ta tìm được các giá còn thiếu là: 0,125A; 4,0V; 5,0V; 0,3A
C5: Trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài học.
Lời giải:
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.