Sử 8 [Bài 1] NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

L

longlttthcs

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ NỀN KINH TẾ, XÃ HỘ TÂY ÂU TRONG CÁC THẾ KỈ XV – XVII. CÁCH MẠNG HÀ LAN THẾ KỈ XVI
a. Kinh tế

Đây là nền sản suất tư bản chủ nghĩa:
- Xảy ra vào giữa thế kỷ XV
- Trong khi xã hội phong kiến đã suy yếu, bị chính quyền phong kiến kèm hãm, song không thể ngăn cản được sử phát triển của nó
- Hai giai cấp
+ Giai cấp vô sản
+ Giai cấp tư sản
Những biểu hiện mới về kinh tế và xã hội ở Tây Âu:
- Quý tộc và thương nhân → cướp bóc của cải, tài nguyên → giàu lên nhanh chóng → buôn nô lệ từ châu Phi
- Quý tộc phong kiến, tư sản dùng bạo lực cướp ruộng dất → nông nô không có ruộng → phải làm thuê trong xí nghiệp của tư bản
- Có vốn → có công nhân làm thuê → nên mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất lớn, công trường thủ công, v.v. → nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán → các ngân hàng được thành lập và ngày càng có vai trò lớn hơn
b. Xã hội
- Với sự phát triển của sản xuất:
+ Các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có → giai cấp tư sản
+ Đông đảo công nhân làm thuê → giai cấp vô sản
:) Bởi vì những thay đổi trên, nên đã dẫn tới mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động
:) Hệ quả là 1 cuộc cách mang sẽ nổ ra để lật đổ chế độ phong kiến
:) Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
c. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI
- Cuộc cách mạng này được xem là:
+ Một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lật đổ ách thống trị của Vương quốc Tây Ban Nha
+ Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới
- Đầu thế kỉ XVI, trong các nước Tây Âu, vùng đất Nê-đéc-lan:
+ Có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất
+ Lại bị tư bản Vương quốc Tây Ban Nha thống trị, ngăn cản sự phát triển kinh tế
Vì vậy, Nhân dân Nê-đéc-lan nhiều lần nổi dậy chống sự đô hộ của Tây Ban Nha
- Tháng 8 – 1566, một cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra nhưng bị đàn áp đẫm máu
- Đến năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-Lan thành lập nước Cộng Hòa
- Rồi tiếp tục đánh mãi tới năm 1648, nền độc lập của Hà Lan mới chính thức được công nhận
II. CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH THẾ KỈ XVII
a. Sự Phát Triển Của Chủ Nghĩa Tư Bản Ở Anh
- Vào đầu thế kỉ XVII, nước Anh có một nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
- Ngày càng nhiều những phát minh mới, các hình thức tổ chức lao động hợp lí làm cho năng suất lao động tăng nhanh
- Xã hội dần dần phân hóa thành những giai cấp có địa vị kinh tế, chinh trị khác nhau, chia thành hai phe đối lập:
+ Quý tộc phong kiến phản động
+ Quý tộc mới, tư sản, nông dân và các tầng lớp lao động thành thị
Đây là nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ cách mạng tư sản Anh
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh:
+ Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại
+ Nhiều công trường thủ công: luyện kim, cơ khí, v.v.
+ Nhiều phát minh về kỹ thuật
+ Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản
:) Theo đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng thành đồng cỏ
:) Thuê nhân công nuôi cừu, lấy lông cấp cho thị trưởng
:) Nông dân trở nên nghèo khổ, kéo ra thành thị làm thuê, hay di cư ra nước ngoài
- Hệ quả: Sự thay đổi về kinh tế, những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc với chế độ quân chủ chuyên chế[với mâu thuẫn cũ giữa nông dân và địa chủ] dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
[Thêm]Một số phim tài liệu về cách mạng Anh
Phần I:
Phần II:
Phần III:
PhầnVI:
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom