Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
CHƯƠNG 1- VẬT LÍ 11: ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
I/Tóm tắt lý thuyết:
1.Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện
1,a. Sự nhiễm điện của các vật
- Một vật có khả năng hút được các vật nhẹ như mẩu giấy, sợi bông,... ta nói vật đó bị nhiễm điện
- Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách: cọ xát với vật khác, tiếp xúc với vật đã nhiễm điện
- Các hiện tượng nhiễm điện của vật :
- Nhiễm điện do cọ xát
- Nhiễm điện do tiếp xúc
- Nhiễm điện do hưởng ứng
- Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích
- Vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm ta xét được gọi là điện tích điểm
- Hai loại điện tích:
- Điện tích dương
- Điện tích âm
- Tương tác điện
- Sự đẩy nhau hay hút nhau giữa các điện tích gọi là sự tương tác điện
2.a.Định luật Cu-lông:
- Nội dung: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối 2 điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
- Biểu thức: [imath]F = k\dfrac{|q_{1}.q_{2}|}{\varepsilon .r^{2}}[/imath]
- Trong đó: k là hằng số tỉ lệ, phụ thuộc vào hệ đơn vị (Trong hệ SI, [imath]k=9.10^9[/imath] ) [imath]q_1[/imath] và [imath]q_2[/imath]: các điện tích ( C ) [imath]r:[/imath] khoảng cách giữa [imath]q_1[/imath] và [imath]q_2 (m^2)[/imath]
- Đơn vị của điện tích là : Culong( C )
- Biểu diễn :
- Điện môi: là môi trường cách điện
- Trong điện môi có hằng số điện môi là [imath]\varepsilon[/imath]
- Hằng số điện môi của môi trường cho biết :Khi đặt các điện tích trong môi trường đó thì lực tương tác giữa chúng giảm đi bao nhiêu lần so với khi chúng đặt trong chân không.
Đối với chân không thì [imath]\varepsilon =1[/imath] còn các môi trường khác thì [imath]\varepsilon >1[/imath] - Công thức định luật Cu-lông trong trường hợp lực tuoeng tác giữa hai điện tích điểm đặt trong môi trường đồng tính :
[imath]F = k\dfrac{|q_{1}.q_{2}|}{\varepsilon .r^{2}}[/imath] - Nội dung: Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đặt trong môi trường có hằng số điện môi [imath]\varepsilon[/imath] tỉ lệ thuận với tích độ lớn hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
Giả sử có n điện tích điểm [imath]q_1, q_2,…, q_n[/imath] tác dụng lên điện tích điểm q những lực tương tác tĩnh điện [imath]\overrightarrow{F_{1}}, \overrightarrow{F_{2}},....., \overrightarrow{F_{n}}[/imath] thì lực điện tổng hợp do các điện tích điểm trên tác dụng lên điện tích q tuân theo nguyên lý chồng chất lực điện.
[imath]\overrightarrow{F}= \overrightarrow{F_{1}}+\overrightarrow{F_{2}}+....+\overrightarrow{F_{n}}[/imath]
II,Câu hỏi SGK
C1:
Đầu B và đầu M nhiễm điện cùng dấu nên 2 đầu đẩy nhau
C2:
Lực tương tác giữa 2 quả cầu tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 quả cầu nên khi tăng khoảng cách giữa 2 quả cầu lên 3 lần thì lực tương tác giữa 2 quả cầu giảm đi 9 lần
C3:
Đáp án D
Vì đồng không cách điện nên không có hằng số điện môi
Xem thêm:
Bài 1: ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
Bài 2: THUYẾT ÊLECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
BÀI 7: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI - NGUỒN ĐIỆN
[Chuyên đề] Dòng điện không đổi
[Chuyên đề] Điện tích điện trường
Last edited: