Bác bỏ tục ngữ!

N

nhaque_buidoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn làm ơn giúp mình viết dàn ý BÁC BỎ 3 câu này với:
1. Học thầy không tày học bạn
2. Nén bạc đâm toạc tờ giấy
3. Ta về ta tắm ao ta, dù trong dì đục ao nhà vẫn hơn <Bác bỏ quan điểm chỉ biết gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc mà ko có sự tiếp thu văn hoá nhân loại>
cảm ơn các bạn nhiều
 
O

ooookuroba

Loại đề này cũng giống như phần [Bình Luận] trong bài viết NLXH đó bạn. Bạn có thể viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ.

1. Học thầy không tầy học bạn: [Mở rộng] Nếu như chỉ học bạn thì có thể sẽ dẫn đến việc chủ quan, cậy dựa, không tiếp thu một cách đúng đắn bài học,.... => Cần có 1 người thầy bên cạnh để hướng dẫn, chỉ bảo.

2. Nén bạc đâm toạc tờ giấy: Ý cả câu: Có tiền thì mọi việc sẽ ổn thỏa (Tờ giấy: Giấy tráp, giấy liên quan đến các vụ kiện tụng,...) [Mở rộng] Không phải lúc nào thế lực đồng tiền cũng chiến thắng. Công lý phải đứng về phe chính nghĩa, nhất là trong thời đại như ngày hôm nay (Dẫn chứng bằng các tòa án tối cao, các vụ án phức tạp liên quan đến đồng tiền đều đc phá,...).

3. Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn: [Mở rộng] Giữ gìn nét truyền thống đẹp lành của dân tộc là điều đáng quý, nhưng cần phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa từ nước ngoài nữa. Đành rằng người Việt Nam yêu tiếng Việt Nam, đành rằng Việt Nam quê hương đẹp xinh với những đồng ruộng bát ngát, mênh mông,... Nhưng trong thời đại hiện đại hóa như ngày hôm nay, cần phải học thêm Anh ngữ để hội nhập với nước ngoài, cần phải phát triển đất nước để bắt kịp thời đại....
 
T

thuyhoa17

Như bạn ooookuroba đã nói, tớ thêm vài ý :D

1. Học thầy không tày học bạn

-> Câu tục ngữ thể hiện một sự so sánh giữa bạn bè và thầy cô.
Việc học bạn là một điều giúp ích rất nhiều cho bản thân trong học tập như: trao đổi bài, giúp đỡ nhau một cách thân mật hơn, dễ dàng hơn. Nó đề cao việc học từ bạn bè. Nhưng học bạn thôi chưa đủ, và việc quá đề cao việc học từ bạn cũng ko phải là hoàn toàn đúng đắn. Học từ bạn cái hay của bạn, nhưng cũng có những điều mà ta nên tránh, và bên cạnh đó, việc học bạn cũng đôi khi khiến cho một bộ phận học sinh chủ quan, đôi khi ko tìm được 1 hướng đi đúng đắn.
Thầy cô và bạn bè đều là những người giúp đỡ ta trong học tập, ko nên đề cao một việc này mà hạ thấp những điều khác. Học từ bạn những điều tốt của bạn, hỏi bạn những điều thắc mắc, khó nói. Học từ thầy những điều mới mẻ, kiến thức đúng đắn, đọa đức trg cuộc sống.
Không nên có một sự so sánh giữa 2 điều đó. Học ở mọi thứ, mọi nơi, mọi ngừoi đều quan trọng.


2. Nén bạc đâm toạc tờ giấy

- Giải nghĩa câu tục ngữ: theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. (tự làm ^^).
- Tiền bạc có thể mua được mọi thứ, có thể biến những điều ko thể thành có thể, có thể biến những điều vô lý thành có lý, có thể biến ngừoi thành thú vật và ngược lại. Tuy nhiên, điều đó ko hoàn toàn đúng trg cuộc sống, bởi cuộc sống là muôn màu muôn vẻ, nhiều điều cần đc khám phá. Và chính khi ta khám phá ra ấy, ta mới biết được là ko phải có tiền là có thể làm được tất cả.
Tiền bạc đôi khi ko thể mua được hạnh phúc, ko thể mua được ước mơ.
Tiền bạc đôi khi càng ko thể biến những điều phi lý ngược đời thành những điều hoàn toàn đúng đắn, đặc biệt là trg giai đoạn hiện nay - khi mà khoa học công nghệ rất phát triển, ý thức của mỗi ngừoi cũng đc nâng cao hơn.
Nhu cầu tìm ra chân lý, tìm ra công lý luôn hiện hữ, luôn tồn tại và tiền bạc ko thể lọt qua được những điều đó để có thể lộng hành.


3. Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn <Bác bỏ quan điểm chỉ biết gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc mà ko có sự tiếp thu văn hoá nhân loại>

- Giải thích câu tục ngữ.
- câu tục ngữ khuyên con ngừoi nên biết nhìn về những điều thân thuộc nơi quê hương, gắn bó với nó và ko được bỏ quên những điều quý báu ấy, đó là một lừoi khuyên đúng đắn.
Tuy nhiên, còn ẩn chưuá một sự phiến diện đó chính là việc giữ khư khư trong mình một tư tưởng, không thể thoát ra khỏi được khuôn khổ của những điều đã cổ hủ lạc hậu, để vươn ra, nhìn về phía trước thì thực sự nó ko hề phù hợp trg thời địa heiẹn nay.
Khi mà đất nước ta đã hội nhập, mỗi người đã biết tự mình năng động hơn để vươn lên. Thì câu tục ngữ ấy dường như đã ko phù hợp nữa. Việc học hỏi kinh nghiệm, việc tiếp thu những nền văn hóa, văn minh nhân loại là điều ko thê rthiếu để làm giàu thêm cho nền văn háo dân tộc.
Và cũng đã từng nghe: hướng đến một nền văn hóa tiên tiến, phát triển, đạm đà bản sắc dân tộc.
Hội nhập với thế giới, nhìn ra bên ngaoì, học hỏi đó là điều ko thể ko làm, và bên cnahj đó, cũng cần giữu được cho mình một bản sắc dân tộc mà ta luôn tự hào.
--> Câu tục ngữ chỉ đúng được một phần. ^^
 
N

nhaque_buidoi

cám ơn các bạn nhiều nha . những gợi ý trên thực sự rất hay và giúp ích cho mình :D
 
1

123konica

Cho mình gợi ý với cho mình gợi ý với:

1. Mở bài có thể vòng vo tam quốc nhưng nhớ giới thiệu bối cảnh fast-changing bây giờ, từ đó dẫn tới một số quan niệm về giá trị cũng thay đổi. :D
2. Phần thân bài:

2.1. "Học thày không tày học bạn"
a. Tại sao người xưa lại có quan niệm đó?
- Thầy cô là lớp người đi trước, là một thế hệ khác, tất yếu sẽ có những quan niệm khác ( cái này ngoài lề: 8x với 9x đã khác hẳn nhau rồi, một 9x chỉ học theo 8x sẽ không đáp ứng những nhu cầu mà chính thế hệ mình đòi hỏi), những kinh nghiệm khác
- Người lớn tuổi thường ít nhạy bén với sự thay đổi & tiến bộ hơn
- Học của thầy cô thường là học sách vở, học những bài học kinh nghiệm của thế hệ đi trước, học bạn học bè, ngược lại, mang tính tự trải nghiệm & tự chắt lọc nhiều hơn.
- Bạn bè (đã chơi với nhau thì thường) có hoàn cảnh tương tự mình => bài học rút ra từ bạn bè có tính ứng dụng cao hơn.
- (có thể có) Hàm ý: sách vở (học thầy) không tốt bằng kinh nghiệm sống (học bạn), trường học không quan trọng bằng trường đời :D.
b. Phản biện cổ nhân :D
- Thế hệ đi trước có những trải nghiệm xã hội mà thế hệ này không thể có => học thầy để chắt lọc những tinh túy của xã hội trước đó => vì thế mà lịch sử mới có tính kế thừa & tiến bộ.
- Nhận thức có sự thay đổi theo lứa tuổi, thầy cô đang sống ở tuổi mình chưa bao giờ sống => có những kinh nghiệm & quan niệm mình có thể chưa hiểu nhưng sẽ hiểu => học thầy giúp con người trưởng thành nhanh hơn.
- Bạn bè giống nhau => khó nhận ra những gì còn thiếu sót => học từ sự khác biệt sẽ đem lại nhiều thứ.
- Nền tảng của thực tiễn là lý thuyết, một người đọc nhiều sách vở, trải qua trường lớp sẽ có cuộc sống dễ dàng hơn.
2.2. "Nén bạc đâm toạc tờ giấy"
a. Giải nghĩa:
- Nén bạc: 1 loại tiền của người xưa (có giá trị lớn). Nén bạc là hình ảnh ẩn dụ của sức mạnh đồng tiền.
- Toạc: bị rách bằng một lực tấn công rất mạnh & rất sắc
- Tờ giấy: dùng để ghi chép. Có thể dẫn câu “giấy trắng mực đen” hoặc “bút sa gà chết”. Tờ giấy thường trắng, rõ ràng nhưng mỏng manh – sự thật hay chân lý cũng vậy
b. Ý các cụ:
- Tiền bạc có sức mạnh khủng khiếp, có thể đổi trắng thay đen.
- Vì tiền bạc người ta có thể sẵn sàng làm những điều trái với công lý, với lương tâm, với sự thật.
- Cái đẹp, chân lý, sự thật là những thứ cần được bảo vệ song lại quá đỗi mong manh.
c. Phản biện ý các cụ:
- Một xã hội mà đồng tiền làm chủ sẽ không tiến bộ được, song loài người vẫn tồn tại và tiến bộ chứng tỏ về bản chất thì lẽ phải vẫn chiến thắng.
- “Phú quý sinh lễ nghĩa”, khi đời sống vật chất đạt đến mức độ nào đó thì tiền bạc không còn nhiều ý nghĩa nữa mà người ta chú trọng đến các giá trị đạo đức nhiều hơn. Có thể lấy ví dụ một số xã hội tương đối tiến bộ bây giờ. (Cái này có thể hơi quá sức với các em, nhưng cứ xem tháp nhu cầu của Maslow sẽ hiểu :D).
2.3. “Ta về ta tắm ao ta – Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”
a. Ý các cụ:
- Đề cao sự chung thủy, trung thành, chữ “nghĩa”.
- Quan điểm đóng cửa, khép kín, coi trọng quan hệ nội bộ, cảnh giác với các mối quan hệ/thế lực bên ngoài.
b. Phản biện ý các cụ:
- Con người sống phải có trách nhiệm với mình trước tiên. Nếu “ao nhà” trong thì là điều may mắn, nhưng “ao nhà” đục thì hoàn toàn có quyền lựa chọn khác đi, vì chân-thiện-mỹ mới là đích đến đích thực của cuộc sống con người.
- Nếu cứ giữ quan điểm bảo thủ, không tiếp xúc với bên ngoài thì sẽ không thể tiến bộ được. (có thể chứng minh bằng chọn lọc tự nhiên & tiến hóa).
- Lịch sử cũng chứng minh hội nhập mang lại hiệu quả hơn là đóng cửa tự cung tự cấp, không giao thương kinh tế.
3. Kết luận:
- Các đúc kết của dân gian có thể mang tính thời điểm, có thể đúng đắn trong những hoàn cảnh nhất định nào đó, song điều quan trọng không phải là phủ nhận hoàn toàn quan điểm cũ hay tuyệt đối tin tưởng vào quan điểm cũ mà phải biết chắt lọc và điều chỉnh để rút ra bài học tốt nhất (& phù hợp nhất) cho mình.

>:D< Regards
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom