Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Tôi làm thêm trong một quán ăn, lúc đang phục vụ, trông thấy một ông lão đang theo đuổi một bà lão tuổi xấp xỉ.
Bà lão trả lời ông: “Vậy tôi trông giống ai?”
Ông lão nói: “Vợ tôi”
Bà lão rất tức giận, liền nói: “Ông đừng nói bừa, tôi còn có ông chồng ở nhà đấy!”
Nói xong liền xoay người muốn đi.
Ông lão thấy chết không từ, nhanh chóng đuổi theo chặn đường bà lão, nói: “Bà khoan hãy đi, nghe tôi kể câu chuyện này đã. Là câu chuyện vào thời đại của chúng ta.”
Xuất phát từ lòng hiếu kỳ, bà lão cũng ngồi xuống.
Tôi có một lão bạn chí cốt tên Trụ Tử, năm đó Trụ Tử mới 15 tuổi.
Năm đó không có gì để ăn, Trụ Tử dùng ná cao su bắn một con bồ câu, đem về hầm canh.
Kết quả một cô bé họ Lưu thôn bên cạnh chạy đến, hoảng hoảng loạn loạn, có vẻ là trong nhà xảy ra chuyện gì.
Trụ Tử nói: “Em gái, đừng hoảng ngồi xuống uống miếng canh đi.
Cô bé họ Lưu uống một ngụm canh, cũng bình tĩnh lại đôi chút.
Sau đó, cô ấy hỏi “anh có nhìn thấy chim bồ câu nhà em không?”
Trụ Tử bị dọa điếng cả người, không dám nói với cô ấy sự thật, an ủi cô ấy rằng: “Em đừng buồn, có lẽ bồ câu bị lạc đường, mấy ngày nữa là quay về thôi.”
Ngày thứ hai, cô bé họ Lưu lại đến, bỗng nhìn thấy thứ gì màu trắng trắng bay ngang qua.
Vui mừng nói: “A, bồ câu nhà em!”
Trụ Tử mới đáp: “Đó là cái quần sọt màu trắng của anh, bị gió thổi bay mất.”
Cô bé thở dài một hơi, biểu tình ảm đạm hẳn.
Nhìn thấy cô bé như vậy, Trụ Tử càng áy náy, vậy nên nướng một củ khoai lang cho cô.
Mấy ngày tiếp theo, cô bé cứ đến tìm bồ câu nhà mình, Trụ Tử mỗi ngày đều nấu thứ gì đó cho cô ăn để an ủi, cô bé ngày nào cũng được ăn đến thỏa mãn.
Trụ Tử bắt đầu mong chờ để được nấu cho cô bé ăn, cậu ấy càng thích cô, thì trong lòng lại càng áy náy.
Một hôm nọ, cô bé đến thì trông thấy Trụ Tử đang đứng trước cổng đợi cô.
Trụ Tử hưng phấn mà la lên: “Em gái, chim bồ câu của em bay về rồi này!”
Cô bé vẫn chưa đáp, Trụ Tử đã lôi từ phía sau ra một chú chim bồ câu màu xám.
Cô nói: “Chim bồ câu của em màu trắng mà!”
Trụ Tử mới đáp: “Mấy ngày nay nắng to quá, làm chim bồ câu của em bị phơi đến đen luôn.”
Cô bé mới nói: “Anh coi em là kẻ ngốc à!”
Trụ Tử lúc này chỉ có thể thừa nhận, nói chim bồ câu của em bị cậu ăn mất rồi, cậu ấy sẽ bồi thường cho cô.
Cô bé mới nói: “Vậy cả đời này anh phải nấu cho em ăn!”
Thế nên, hai người họ bắt đầu bên nhau rồi.
Sau mấy năm kết hôn, Trụ Tử mới phát hiện thì ra lúc trước cậu ấy bị lừa.
Con chim bồ câu đó vốn dĩ là cô ấy mua về chuẩn bị làm thịt, vẫn chưa kịp giết đã bay đi mất. Lúc cô ấy uống hết ngụm canh, thì đã biết đây là canh hầm từ con chim đó, nhưng vì tài nấu ăn của Trụ Tử quá tốt, sau đó cô ấy giả vờ mỗi ngày đều đến tìm chim, thực chất là đến ăn chùa uống chùa, kết quả đã thích Trụ Tử.
Cô ấy giả vờ đợi chim bồ câu về, thật ra là đang đợi Trụ Tử động lòng,
Cô ấy đợi được rồi.
Ông lão nhìn bà lão hỏi: “Câu chuyện của tôi thế nào?”
Bà lão đáp: “Nghe đến thèm ăn luôn rồi.”
Ông lão cười nói: “Vậy để tôi kể câu chuyện tiếp theo cho bà nghe.”
50 năm trước, tôi có một người bạn đồng nghiệp, tên là Tiểu Cao.
Cậu ấy là kỹ thuật viên giỏi nhất ở công trường.
Bạn gái của cậu ấy tên Phương Phương.
Tiểu Cao làm trong gian thứ hai, Phương Phương làm trong gian thứ ba.
Tình cảm của hai người rất tốt, một phút không thấy thôi là đã cảm thấy khó khăn.
Đối với họ mà nói, cách nhau một gian đã là yêu xa.
Tiểu Cao quyết tâm trở thành chủ của công trường, như vậy mới có thể tự do qua lại giữa hai gian, như vậy mới có thể nhìn thấy Phương Phương mỗi giây mỗi phút.
Thế nên Tiểu Cao nỗ lực không ngừng nghỉ để thăng cấp, trải qua không biết bao nhiêu ngày bao nhiêu đêm, công ty cuối cùng cũng nhìn thấy sự nỗ lực của cậu ấy, phái cậu ấy đi Tây Bắc làm việc.
Lần này thì xong rồi, hai người họ thật sự chân chính yêu xa.
Lúc đi, Tiểu Cao kêu Phương Phương đợi cậu ấy 2 năm, khi quay về hai người sẽ kết hôn.
Kết quả, Tiểu Cao đi Tây Bắc, mới vừa vào ký túc xá, đã bị công ty dẫn đi sa mạc, tham dự vào một hạng mục bí mật, từ đó mà mất liên lạc với thế giới bên ngoài.
Một lần đi tận 4 năm.
Bốn năm sau, Tiểu Cao quay về ký túc xá, thì thấy trên giường chất đầy thư, toàn là thư Phương Phương gửi đến.
Bức đầu tiên: “Đồng chí Tiểu Cao, em rất nhớ anh…”
Bức thứ 19: “Đồng chí Tiểu Cao, em mới phát hiện ra trên đường giải phóng có một sạp đồ ăn, mùi vị rất ngon, chờ anh quay về, hai ta cùng nhau đi ăn…”
Bức thứ 38: “Đồng chí Tiểu Cao, vì sao anh không trả lời thư, có phải cùng với đồng chí nữ nào đó phát triển tình bạn, em cũng phải đi tìm Tiểu Lý gian kế bên tìm hiểu mới được…”
Bức thứ 39: “Đồng chí Tiểu Cao, bức thư trước em chẳng qua là giận quá lú lẫn, em không có tiếp xúc với Tiểu Lý đâu…”
Tiểu Cao mở từng bức từng bức thư, đọc lúc thì khóc sau lại cười, cậu ấy cầm lấy bức thư cuối cùng:”Đồng chí Tiểu Cao, mẹ em giới thiệu cho em một đối tượng, nếu như trước ngày quốc khánh năm nay anh không quay về, em phải gả cho anh ấy rồi…”
Quốc khánh? Tiểu Cao phát lạnh toàn thân, bây giờ là giữa tháng 10, quốc khánh đã qua 2 tuần rồi.
Cậu ấy vội vàng bắt tàu hỏa, tim nóng như lửa, mất đến 2 ngày mới về đến quê.
Cậu ấy trực tiếp chạy đến nhà Phương Phương, không có cô ấy.
Phải rồi, cô ấy gả cho người khác mất rồi.
Cậu ấy thất hồn lạc phách đi đến sạp đồ ăn mà Phương Phương kể.
Gọi một bát mỳ, ăn mấy đũa liền òa khóc.
Lúc này, một thân hình quen thuộc xuất hiện trước mặt cậu ấy.
Là Phương Phương, cô ấy đang mỉm cười nhìn cậu.
Sau này Tiểu Cao mới biết, hóa ra Phương Phương mỗi ngày đều đến sạp ăn này đợi cậu ấy, vào ngày quốc khánh đó, Tiểu Cao không trở về, Phương Phương thề sẽ không bao giờ chờ ở chỗ này nữa.
Kết quả cô ấy vẫn tới.
Lúc hai người cách nhau chỉ một gian, cô ấy không thể đợi được từng giây từng phút, khi cả hai cách nhau núi cao sông dài, cô ấy lại có thể đợi được bốn năm.
Cô ấy cứ luôn đợi chàng trai trở về.
Cô ấy đợi được rồi.
Khi ông lão kể hết chuyện, bà lão gật gật đầu: “Quả là câu chuyện hay, còn nữa không?”
Ông lão tiếp tục kể, vậy để tôi kể câu chuyện của 2 vợ chồng già vậy, người nam tên Tiểu Ngô…
Lão Ngô cùng vợ kết hôn đã 40 năm, để kỷ niệm ngày cưới của hai người, con cái đăng ký cho cả hai một tour du lịch, đi Mỹ chơi.
Lão Ngô rất vui, mỗi ngày đều luyện tiếng Anh, vợ mới mỉa mai ông, học cả hai tuần, mà chỉ được có ba câu.
Đến Mỹ, trưởng tour dẫn họ đến trung tâm mua sắm sầm uất để họ tự do tham quan.
Lão Ngô rất hưng phấn, nhìn thấy người nước ngoài liền giơ tay lên chào, miệng không ngừng nói: “Hello! Hello! mọi người đều Hello!”
Đây là câu tiếng Anh đầu tiên mà lão Ngô học.
Họ vừa ngắm vừa đi, Lão Ngô nhìn thấy cái gì cũng hỏi: “Cái này how much? Cái kia how much?”
Đây là câu tiếng Anh thứ 2 mà Lão Ngô học được.
Lão Ngô một đường cứ trổ Tiếng Anh, cứ đi mãi, kết quả không thấy vợ đâu.
Ông bị dọa hoảng rồi.
Ông ấy đi khắp nơi tìm, nơi quảng trường thời đại người qua kẻ lại tấp nập, một ông lão Châu Á dáng người thấp nhỏ, trong đám đông Tây Phương to lớn chạy dọc chạy ngang, trên miệng kêu thứ ngôn ngữ khác lạ, trông có vẻ vô cùng gấp gáp.
Ông ấy đi hết những chỗ mà hai người lúc nãy đi qua, từ rạp hát đến quảng trường, từ quảng trường đến trung tâm mua sắm.
Ở trung tâm mua sắm nghe thấy tiếng tranh chấp, ông ấy nhìn qua, chính là vợ ông.
Bà lão đứng bên trong, cố chấp ôm một cái cột không buông tay, bao quanh là mấy bảo vệ cao to, đang kéo tay bà.
Lão Ngô xông lên chặn trước mặt vợ, ông ấy thấp gầy, nhưng rất cường tráng.
Bà lão ôm chặt lấy cánh tay ông, kích động kêu: “Lão Ngô! Lão Ngô!”
Lão Ngô to giọng với bảo vệ: “Các người đừng đụng vào bà ấy! My wife! My wife!”
Đây là câu tiếng Anh thứ 3 mà lão Ngô học.
Hóa ra sau khi bà lão đi lạc mất, cứ đứng trong trung tâm đợi, mãi đến khi trung tâm thương mại muốn đóng cửa.
Bảo vệ lên kiểm tra, bà lão cứ ôm cột không chịu đi.
Ông lão vừa lo lắng vừa giận: “Bà ngốc hả cứ đứng đó làm gì?”
Bà lão đáp: “Tôi đâu biết đường, tôi chỉ biết đứng ngốc ở đó thôi. Tôi biết ông cuối cùng cũng tìm ra tôi mà!”
Bà ấy cứ đứng chỗ cũ, đây là cách chờ đợi ngốc nghếch nhất, cũng là sự tin tưởng cố chấp nhất.
Bà ấy đợi được rồi.
Bà lão nghe hết câu chuyện, rất mãn nguyện liền nói tạm biệt với ông lão.
Tôi cùng với ông lão nói chuyện mới biết, chuyện ông lão kể là chuyện giữa ông và vợ.
Trụ Tử trong câu chuyện là ông, Tiểu Cao là ông, Lão Ngô cũng là ông.
Còn bà lão vừa rời đi, là người vợ Lưu Phương Phương.
Bọn họ lúc mười mấy tuổi gặp nhau ở nông thôn, đến 20 tuổi cùng nhau làm việc ở công trường, sau đó kết hôn, đã hẹn nhau sẽ cùng nhau nắm tay đi hết cuộc đời.
Thế nhưng, bà lão bội ước rồi.
Ba năm trước, bà lão mắc bệnh đãng trí của người già, đến bây giờ không nhận ra ai, người chồng mà bà lão luôn miệng nhắc đến, mỗi ngày đều ngồi trước mặt bà, nhưng bà không thể nhận ra nữa rồi.
Bà lão ngày nào cũng đến quán ăn này, ông lão mỗi ngày đều theo đến đây kể chuyện cho bà nghe, kể những chuyện mà trước đó họ đã trải qua, hi vọng có một ngày bà lão có thể nhớ lại.
Tôi cẩn thận hỏi, lỡ như bà không bao giờ nhớ lại được nữa thì sao.
Ông lão nói, trước đó toàn là để bà ấy đợi ông, lúc này đổi lại để ông đợi bà.
Ông không biết được phải đợi bao lâu, nhưng vẫn tiếp tục đợi.
“Anh trông rất giống một người”
Câu nói này là trước đó bà lão nói với ông.
Ngày trùng phùng trong sạp ăn nhỏ, ông vừa ăn mỳ vừa khóc.
Bỗng nhiên có một âm thanh quen thuộc vang lên.
“Anh trông rất giống một người”
Tiểu Cao ngẩng đầu lên, phát hiện đó là Phương Phương.
Tiểu Cao càng khóc dữ hơn, vừa khóc vừa hỏi: “Giống ai?”
Phương Phương nói: “Chồng em.”
Tiểu Cao phát ngốc, Phương Phương nói tiếp: “Em đã gửi xin phép lên công ty, công ty đồng ý cho chúng ta kết hôn, ngày mai đi làm thủ tục giấy tờ với em, không được chạy nữa.”
“Bà trông rất giống một người.”
Ban đầu tôi cứ nghĩ câu tán tỉnh này cũ rích, hóa ra là câu tỏ tình đầy ý nghĩa.
Một hôm nọ, bà lão như thường lệ đến quán ăn, ngồi xuống.
Tôi tính toán thời gian, ông lão có lẽ cũng sắp đến rồi, lúc này cửa mở ra, người đến không phải ông, là một người trẻ tuổi, trông rất giống ông lão, trước ngực cắm một đóa hoa trắng.
Người ấy ngồi đối diện bà lão.
Người trẻ tuổi nói: “Bà nội, để con kể cho bà nghe một câu chuyện nhé!”
Tim tôi bỗng chùng xuống.
Ông lão mưa gió không từ, mỗi ngày đều ngồi cùng một chỗ, đối diện luôn là cùng một người, kể cùng một câu chuyện, đi rồi.
Ông đợi biết mấy năm, đợi bà ấy nhìn mình, nở nụ cười quen thuộc với mình.
Ông ấy không đợi được.
Vào thời đại không ổn định cùng gấp gáp này, chúng ta quả thật không có sự nhẫn nại.
Nấu mỳ cần 3 phút, chúng ta nói quá lâu.
Một tập phim 30 phút, chúng ta kêu kể nhanh đi.
Tuy nhiên chúng ta nguyện ý dùng 3 5 năm, thậm chí là cả đời, để đợi một người.
Marcel Proust nhà văn người Pháp trong tác phẩm “Đi tìm thời gian đã mất” đã viết: “Dù cho chúng tôi biết rằng không còn hi vọng nào, chúng tôi vẫn mong đợi. Đợi một động tĩnh nho nhỏ , một thanh âm nho nhỏ.”
Bà lão nhìn người thanh niên trẻ, nhìn mặt cậu ấy đến xuất thần, biểu cảm vô cùng bối rối.
“Cậu trai à, cậu trông rất giống một người.”
cr: 国服乱码
#Dưa Hấu dịch ( blog Ngân Tích Họa Lang )
Nguồn ảnh: IG @93.minho
Bà lão trả lời ông: “Vậy tôi trông giống ai?”
Ông lão nói: “Vợ tôi”
Bà lão rất tức giận, liền nói: “Ông đừng nói bừa, tôi còn có ông chồng ở nhà đấy!”
Nói xong liền xoay người muốn đi.
Ông lão thấy chết không từ, nhanh chóng đuổi theo chặn đường bà lão, nói: “Bà khoan hãy đi, nghe tôi kể câu chuyện này đã. Là câu chuyện vào thời đại của chúng ta.”
Xuất phát từ lòng hiếu kỳ, bà lão cũng ngồi xuống.
Tôi có một lão bạn chí cốt tên Trụ Tử, năm đó Trụ Tử mới 15 tuổi.
Năm đó không có gì để ăn, Trụ Tử dùng ná cao su bắn một con bồ câu, đem về hầm canh.
Kết quả một cô bé họ Lưu thôn bên cạnh chạy đến, hoảng hoảng loạn loạn, có vẻ là trong nhà xảy ra chuyện gì.
Trụ Tử nói: “Em gái, đừng hoảng ngồi xuống uống miếng canh đi.
Cô bé họ Lưu uống một ngụm canh, cũng bình tĩnh lại đôi chút.
Sau đó, cô ấy hỏi “anh có nhìn thấy chim bồ câu nhà em không?”
Trụ Tử bị dọa điếng cả người, không dám nói với cô ấy sự thật, an ủi cô ấy rằng: “Em đừng buồn, có lẽ bồ câu bị lạc đường, mấy ngày nữa là quay về thôi.”
Ngày thứ hai, cô bé họ Lưu lại đến, bỗng nhìn thấy thứ gì màu trắng trắng bay ngang qua.
Vui mừng nói: “A, bồ câu nhà em!”
Trụ Tử mới đáp: “Đó là cái quần sọt màu trắng của anh, bị gió thổi bay mất.”
Cô bé thở dài một hơi, biểu tình ảm đạm hẳn.
Nhìn thấy cô bé như vậy, Trụ Tử càng áy náy, vậy nên nướng một củ khoai lang cho cô.
Mấy ngày tiếp theo, cô bé cứ đến tìm bồ câu nhà mình, Trụ Tử mỗi ngày đều nấu thứ gì đó cho cô ăn để an ủi, cô bé ngày nào cũng được ăn đến thỏa mãn.
Trụ Tử bắt đầu mong chờ để được nấu cho cô bé ăn, cậu ấy càng thích cô, thì trong lòng lại càng áy náy.
Một hôm nọ, cô bé đến thì trông thấy Trụ Tử đang đứng trước cổng đợi cô.
Trụ Tử hưng phấn mà la lên: “Em gái, chim bồ câu của em bay về rồi này!”
Cô bé vẫn chưa đáp, Trụ Tử đã lôi từ phía sau ra một chú chim bồ câu màu xám.
Cô nói: “Chim bồ câu của em màu trắng mà!”
Trụ Tử mới đáp: “Mấy ngày nay nắng to quá, làm chim bồ câu của em bị phơi đến đen luôn.”
Cô bé mới nói: “Anh coi em là kẻ ngốc à!”
Trụ Tử lúc này chỉ có thể thừa nhận, nói chim bồ câu của em bị cậu ăn mất rồi, cậu ấy sẽ bồi thường cho cô.
Cô bé mới nói: “Vậy cả đời này anh phải nấu cho em ăn!”
Thế nên, hai người họ bắt đầu bên nhau rồi.
Sau mấy năm kết hôn, Trụ Tử mới phát hiện thì ra lúc trước cậu ấy bị lừa.
Con chim bồ câu đó vốn dĩ là cô ấy mua về chuẩn bị làm thịt, vẫn chưa kịp giết đã bay đi mất. Lúc cô ấy uống hết ngụm canh, thì đã biết đây là canh hầm từ con chim đó, nhưng vì tài nấu ăn của Trụ Tử quá tốt, sau đó cô ấy giả vờ mỗi ngày đều đến tìm chim, thực chất là đến ăn chùa uống chùa, kết quả đã thích Trụ Tử.
Cô ấy giả vờ đợi chim bồ câu về, thật ra là đang đợi Trụ Tử động lòng,
Cô ấy đợi được rồi.
Ông lão nhìn bà lão hỏi: “Câu chuyện của tôi thế nào?”
Bà lão đáp: “Nghe đến thèm ăn luôn rồi.”
Ông lão cười nói: “Vậy để tôi kể câu chuyện tiếp theo cho bà nghe.”
50 năm trước, tôi có một người bạn đồng nghiệp, tên là Tiểu Cao.
Cậu ấy là kỹ thuật viên giỏi nhất ở công trường.
Bạn gái của cậu ấy tên Phương Phương.
Tiểu Cao làm trong gian thứ hai, Phương Phương làm trong gian thứ ba.
Tình cảm của hai người rất tốt, một phút không thấy thôi là đã cảm thấy khó khăn.
Đối với họ mà nói, cách nhau một gian đã là yêu xa.
Tiểu Cao quyết tâm trở thành chủ của công trường, như vậy mới có thể tự do qua lại giữa hai gian, như vậy mới có thể nhìn thấy Phương Phương mỗi giây mỗi phút.
Thế nên Tiểu Cao nỗ lực không ngừng nghỉ để thăng cấp, trải qua không biết bao nhiêu ngày bao nhiêu đêm, công ty cuối cùng cũng nhìn thấy sự nỗ lực của cậu ấy, phái cậu ấy đi Tây Bắc làm việc.
Lần này thì xong rồi, hai người họ thật sự chân chính yêu xa.
Lúc đi, Tiểu Cao kêu Phương Phương đợi cậu ấy 2 năm, khi quay về hai người sẽ kết hôn.
Kết quả, Tiểu Cao đi Tây Bắc, mới vừa vào ký túc xá, đã bị công ty dẫn đi sa mạc, tham dự vào một hạng mục bí mật, từ đó mà mất liên lạc với thế giới bên ngoài.
Một lần đi tận 4 năm.
Bốn năm sau, Tiểu Cao quay về ký túc xá, thì thấy trên giường chất đầy thư, toàn là thư Phương Phương gửi đến.
Bức đầu tiên: “Đồng chí Tiểu Cao, em rất nhớ anh…”
Bức thứ 19: “Đồng chí Tiểu Cao, em mới phát hiện ra trên đường giải phóng có một sạp đồ ăn, mùi vị rất ngon, chờ anh quay về, hai ta cùng nhau đi ăn…”
Bức thứ 38: “Đồng chí Tiểu Cao, vì sao anh không trả lời thư, có phải cùng với đồng chí nữ nào đó phát triển tình bạn, em cũng phải đi tìm Tiểu Lý gian kế bên tìm hiểu mới được…”
Bức thứ 39: “Đồng chí Tiểu Cao, bức thư trước em chẳng qua là giận quá lú lẫn, em không có tiếp xúc với Tiểu Lý đâu…”
Tiểu Cao mở từng bức từng bức thư, đọc lúc thì khóc sau lại cười, cậu ấy cầm lấy bức thư cuối cùng:”Đồng chí Tiểu Cao, mẹ em giới thiệu cho em một đối tượng, nếu như trước ngày quốc khánh năm nay anh không quay về, em phải gả cho anh ấy rồi…”
Quốc khánh? Tiểu Cao phát lạnh toàn thân, bây giờ là giữa tháng 10, quốc khánh đã qua 2 tuần rồi.
Cậu ấy vội vàng bắt tàu hỏa, tim nóng như lửa, mất đến 2 ngày mới về đến quê.
Cậu ấy trực tiếp chạy đến nhà Phương Phương, không có cô ấy.
Phải rồi, cô ấy gả cho người khác mất rồi.
Cậu ấy thất hồn lạc phách đi đến sạp đồ ăn mà Phương Phương kể.
Gọi một bát mỳ, ăn mấy đũa liền òa khóc.
Lúc này, một thân hình quen thuộc xuất hiện trước mặt cậu ấy.
Là Phương Phương, cô ấy đang mỉm cười nhìn cậu.
Sau này Tiểu Cao mới biết, hóa ra Phương Phương mỗi ngày đều đến sạp ăn này đợi cậu ấy, vào ngày quốc khánh đó, Tiểu Cao không trở về, Phương Phương thề sẽ không bao giờ chờ ở chỗ này nữa.
Kết quả cô ấy vẫn tới.
Lúc hai người cách nhau chỉ một gian, cô ấy không thể đợi được từng giây từng phút, khi cả hai cách nhau núi cao sông dài, cô ấy lại có thể đợi được bốn năm.
Cô ấy cứ luôn đợi chàng trai trở về.
Cô ấy đợi được rồi.
Khi ông lão kể hết chuyện, bà lão gật gật đầu: “Quả là câu chuyện hay, còn nữa không?”
Ông lão tiếp tục kể, vậy để tôi kể câu chuyện của 2 vợ chồng già vậy, người nam tên Tiểu Ngô…
Lão Ngô cùng vợ kết hôn đã 40 năm, để kỷ niệm ngày cưới của hai người, con cái đăng ký cho cả hai một tour du lịch, đi Mỹ chơi.
Lão Ngô rất vui, mỗi ngày đều luyện tiếng Anh, vợ mới mỉa mai ông, học cả hai tuần, mà chỉ được có ba câu.
Đến Mỹ, trưởng tour dẫn họ đến trung tâm mua sắm sầm uất để họ tự do tham quan.
Lão Ngô rất hưng phấn, nhìn thấy người nước ngoài liền giơ tay lên chào, miệng không ngừng nói: “Hello! Hello! mọi người đều Hello!”
Đây là câu tiếng Anh đầu tiên mà lão Ngô học.
Họ vừa ngắm vừa đi, Lão Ngô nhìn thấy cái gì cũng hỏi: “Cái này how much? Cái kia how much?”
Đây là câu tiếng Anh thứ 2 mà Lão Ngô học được.
Lão Ngô một đường cứ trổ Tiếng Anh, cứ đi mãi, kết quả không thấy vợ đâu.
Ông bị dọa hoảng rồi.
Ông ấy đi khắp nơi tìm, nơi quảng trường thời đại người qua kẻ lại tấp nập, một ông lão Châu Á dáng người thấp nhỏ, trong đám đông Tây Phương to lớn chạy dọc chạy ngang, trên miệng kêu thứ ngôn ngữ khác lạ, trông có vẻ vô cùng gấp gáp.
Ông ấy đi hết những chỗ mà hai người lúc nãy đi qua, từ rạp hát đến quảng trường, từ quảng trường đến trung tâm mua sắm.
Ở trung tâm mua sắm nghe thấy tiếng tranh chấp, ông ấy nhìn qua, chính là vợ ông.
Bà lão đứng bên trong, cố chấp ôm một cái cột không buông tay, bao quanh là mấy bảo vệ cao to, đang kéo tay bà.
Lão Ngô xông lên chặn trước mặt vợ, ông ấy thấp gầy, nhưng rất cường tráng.
Bà lão ôm chặt lấy cánh tay ông, kích động kêu: “Lão Ngô! Lão Ngô!”
Lão Ngô to giọng với bảo vệ: “Các người đừng đụng vào bà ấy! My wife! My wife!”
Đây là câu tiếng Anh thứ 3 mà lão Ngô học.
Hóa ra sau khi bà lão đi lạc mất, cứ đứng trong trung tâm đợi, mãi đến khi trung tâm thương mại muốn đóng cửa.
Bảo vệ lên kiểm tra, bà lão cứ ôm cột không chịu đi.
Ông lão vừa lo lắng vừa giận: “Bà ngốc hả cứ đứng đó làm gì?”
Bà lão đáp: “Tôi đâu biết đường, tôi chỉ biết đứng ngốc ở đó thôi. Tôi biết ông cuối cùng cũng tìm ra tôi mà!”
Bà ấy cứ đứng chỗ cũ, đây là cách chờ đợi ngốc nghếch nhất, cũng là sự tin tưởng cố chấp nhất.
Bà ấy đợi được rồi.
Bà lão nghe hết câu chuyện, rất mãn nguyện liền nói tạm biệt với ông lão.
Tôi cùng với ông lão nói chuyện mới biết, chuyện ông lão kể là chuyện giữa ông và vợ.
Trụ Tử trong câu chuyện là ông, Tiểu Cao là ông, Lão Ngô cũng là ông.
Còn bà lão vừa rời đi, là người vợ Lưu Phương Phương.
Bọn họ lúc mười mấy tuổi gặp nhau ở nông thôn, đến 20 tuổi cùng nhau làm việc ở công trường, sau đó kết hôn, đã hẹn nhau sẽ cùng nhau nắm tay đi hết cuộc đời.
Thế nhưng, bà lão bội ước rồi.
Ba năm trước, bà lão mắc bệnh đãng trí của người già, đến bây giờ không nhận ra ai, người chồng mà bà lão luôn miệng nhắc đến, mỗi ngày đều ngồi trước mặt bà, nhưng bà không thể nhận ra nữa rồi.
Bà lão ngày nào cũng đến quán ăn này, ông lão mỗi ngày đều theo đến đây kể chuyện cho bà nghe, kể những chuyện mà trước đó họ đã trải qua, hi vọng có một ngày bà lão có thể nhớ lại.
Tôi cẩn thận hỏi, lỡ như bà không bao giờ nhớ lại được nữa thì sao.
Ông lão nói, trước đó toàn là để bà ấy đợi ông, lúc này đổi lại để ông đợi bà.
Ông không biết được phải đợi bao lâu, nhưng vẫn tiếp tục đợi.
“Anh trông rất giống một người”
Câu nói này là trước đó bà lão nói với ông.
Ngày trùng phùng trong sạp ăn nhỏ, ông vừa ăn mỳ vừa khóc.
Bỗng nhiên có một âm thanh quen thuộc vang lên.
“Anh trông rất giống một người”
Tiểu Cao ngẩng đầu lên, phát hiện đó là Phương Phương.
Tiểu Cao càng khóc dữ hơn, vừa khóc vừa hỏi: “Giống ai?”
Phương Phương nói: “Chồng em.”
Tiểu Cao phát ngốc, Phương Phương nói tiếp: “Em đã gửi xin phép lên công ty, công ty đồng ý cho chúng ta kết hôn, ngày mai đi làm thủ tục giấy tờ với em, không được chạy nữa.”
“Bà trông rất giống một người.”
Ban đầu tôi cứ nghĩ câu tán tỉnh này cũ rích, hóa ra là câu tỏ tình đầy ý nghĩa.
Một hôm nọ, bà lão như thường lệ đến quán ăn, ngồi xuống.
Tôi tính toán thời gian, ông lão có lẽ cũng sắp đến rồi, lúc này cửa mở ra, người đến không phải ông, là một người trẻ tuổi, trông rất giống ông lão, trước ngực cắm một đóa hoa trắng.
Người ấy ngồi đối diện bà lão.
Người trẻ tuổi nói: “Bà nội, để con kể cho bà nghe một câu chuyện nhé!”
Tim tôi bỗng chùng xuống.
Ông lão mưa gió không từ, mỗi ngày đều ngồi cùng một chỗ, đối diện luôn là cùng một người, kể cùng một câu chuyện, đi rồi.
Ông đợi biết mấy năm, đợi bà ấy nhìn mình, nở nụ cười quen thuộc với mình.
Ông ấy không đợi được.
Vào thời đại không ổn định cùng gấp gáp này, chúng ta quả thật không có sự nhẫn nại.
Nấu mỳ cần 3 phút, chúng ta nói quá lâu.
Một tập phim 30 phút, chúng ta kêu kể nhanh đi.
Tuy nhiên chúng ta nguyện ý dùng 3 5 năm, thậm chí là cả đời, để đợi một người.
Marcel Proust nhà văn người Pháp trong tác phẩm “Đi tìm thời gian đã mất” đã viết: “Dù cho chúng tôi biết rằng không còn hi vọng nào, chúng tôi vẫn mong đợi. Đợi một động tĩnh nho nhỏ , một thanh âm nho nhỏ.”
Bà lão nhìn người thanh niên trẻ, nhìn mặt cậu ấy đến xuất thần, biểu cảm vô cùng bối rối.
“Cậu trai à, cậu trông rất giống một người.”
cr: 国服乱码
#Dưa Hấu dịch ( blog Ngân Tích Họa Lang )
Nguồn ảnh: IG @93.minho
Last edited by a moderator: