áp suất :)

N

ngaynanglen1184

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ồ sao nước không rớt...............
[YOUTUBE]cZgkc9MT2L8[/YOUTUBE]
tại sao??
để tránh lạc đề, mình bonus thêm 1 bài toán hay và không dễ:
Sóng dừng tạo trên một sợi dây dẫn, biết hai điểm cùng biên độ khác pha cách nhau những khoảng đều nhau 16 cm, biết tần số góc sóng dừng là 2pi và vận tốc truyền sóng là 4cm/s . tìm biên độ sóng dừng :)
 
N

nganha846

Bài tập mình không có hứng làm đâu :|

Đây là cái vấn đề làm mình đau đầu 4 năm nay, hỏi hàng chục thầy cô giáo cũng chưa ai giải thích được cả.

Thí nghiệm này mình từng làm. Nếu bỏ thêm vài viên bi vào trong cốc rồi lật úp lại nó cũng không rớt.

Giờ bảo mình giải thích chính xác thì mình cũng bó tay thôi.

Áp suất không khí trong và ngoài cốc đều là [TEX]10^5 Pa[/TEX]

Quan sát ở mép của cốc thấy nước có tụt xuống một tí, tấm nhựa có thể trượt nhẹ. Giả sử điều này làm thể tích khí trong cốc tăng lên 0,5%. Khi đó áp suất giảm đi 500 Pa. Áp suất này ứng với cột nước 5 cm. Hơn nữa, còn xét đến lực căng mặt ngoài của nước.

Sơ bộ là vậy.
 
N

ngaynanglen1184

đúng, việc giải thích cụ thể (có kết quả số liệu là rất khó)
mình có suy nghĩ rằng áp suất của phần khí ở trong cốc chắc sẽ nhỏ hơn chứ không ngang bằng với áp suất ngoài đâu.
Bạn ơi, bạn hay dùng bình nước có vòi (thể tích 19l) chứ, tại sao khi chưa bóc mảnh giấy ở trên, ta chỉ có thể làm cho nước chảy ra đc xíu là nó ngừng :)
 
N

nganha846

- Khi chưa có sự tụt xuống của nước thì áp suất ngoài phải bằng áp suất không khí trong chứ bạn. Vì thể tích với nhiệt độ coi như không đổi mà.

- Thông thường khi mới mua về, mình không có bóc cái nút nhựa ở trên, cứ xả cho nước chảy ra đã. Khi nào nước chảy yếu đi mới bóc. Trả lời câu hỏi của bạn, mình sẽ giải thích 2 vấn đề cho nó rõ ràng.

+ Vì sao nước chảy ra một cách hạn chế khi chưa bóc nút nhựa: Do áp suất không khí. Cái này chắc mọi người đều biết. Áp suất không khí tương ứng với cột nước cao 10m.

+ Tại sao áp suất không khí lớn hơn áp suất trong bình mà nước vẫn có thể chảy ra được? Đó là do bình nhựa, có thể bị biến dạng. Áp suất ngoài sẽ làm cho bình bị giảm thể tích, áp suất trong bình tăng lên và nước có thể chảy ra ngoài. Đến khi thế năng biến dạng của bình đủ lớn, nước sẽ không chảy ra được nữa.
Nếu cái bình 19L đó mà lằm bằng thủy tinh hoặc vật liệu cứng thì dù nước đầy bình, khi mở vòi cũng chả giọt nào rỉ ra.
 
Last edited by a moderator:
N

nhaply

mình ko nghĩ có tính đến sự biến dạng của bình ở đây.
vấn đề là khi nước chảy ra 1 chút sẽ làm thể tích khí trong bình tăng, áp suất khí giảm làm cho chênh lệch áp suất giữa không khí trong bình và bên ngoài sẽ càng lớn do đó nước không thể chảy ra ngoài được nữa. chú bình làm bằng vật liệu gì cũng ko vấn đề gì.
:) mình nghĩ ở vấn đề cốc nước cũng tương tự chứ
.........
 
N

nganha846

mình ko nghĩ có tính đến sự biến dạng của bình ở đây.
vấn đề là khi nước chảy ra 1 chút sẽ làm thể tích khí trong bình tăng, áp suất khí giảm làm cho chênh lệch áp suất giữa không khí trong bình và bên ngoài sẽ càng lớn do đó nước không thể chảy ra ngoài được nữa. chú bình làm bằng vật liệu gì cũng ko vấn đề gì.
:) mình nghĩ ở vấn đề cốc nước cũng tương tự chứ
.........

Vấn đề nếu nó là bình thủy tinh, nước có chảy ra hay không mình sẽ xem lại. Hình như hôm trước phát ngôn hơi bừa. Nhưng nếu không xét đến biến dạng của bình, bạn chỉ rót được cùng lắm là nửa li nước.

Còn ở cái cốc nước, khi bạn đặt úp cốc lại, không có tí nước nào chảy ra nhưng cái bìa vẫn không rơi đấy thôi.
 
Last edited by a moderator:
N

ngaynanglen1184

vấn đề là trao đổi mà Ngân Hà, nên ai bừa thì sao biết được.
biến dạng của bình . dĩ nhiên rồi bởi vì áp suất khí trong đó thấp hơn mà nên áp suất khí bên ngoài tác động làm bóp méo bình. bình nào mà chẳng méo, nhiều hay ít thôi.
bạn có uống sữa hộp (ống mút ) chứ, hộp sữa méo khi bạn mút, làm thế nào để nó ko méo khi mút :D ?? cái này cũng hay.
 
N

nganha846

bạn có uống sữa hộp (ống mút ) chứ, hộp sữa méo khi bạn mút, làm thế nào để nó ko méo khi mút :D ?? cái này cũng hay.

Thì khoét cho cái lỗ cắm ống hút nó rộng ra tí để cho không khí có thể vào. 2 nữa là hút từ từ để không khí kịp vào.

Nhưng mà hồi trước khi uống sữa, mình vừa hút vừa bóp hộp sữa 8-}

Mình cũng góp vui câu hỏi này vậy:

- Sau khi thổi căng một quả bong bóng, dùng kim châm một nhát thì quả bong bóng phát nổi. Khi quả bóng bị thủng, áp suất bên trong sẽ giảm. Tại sao áp suất giảm mà bóng lại phát nổ? ;))
 
N

ngaynanglen1184

uống sữa như bạn thì.... chẳng có gì phải giải thích :p
hehe. câu trả lời của bạn đúng rồi, nói tóm lại, bố trí cho không khí tràn vào là ok, hộp sữa ko méo mó nữa ;)
quả bóng á. cắm que vào thì nó nổ, và nổ càng to nếu quả bóng càng căng (không tin à, làm thử coi :D). vấn đề theo mình hiểu là do áp xuất ko khí bên trong lớn hơn bên ngoài, khi quả bóng chưa bị cắm sừng, thì lực căng của da bóng chịu đựng được sự mất cân bằng đó, nhưng khi đã bị cắm sừng thì.... theo vết rách đó, chênh lệch áp suất sẽ xé nó mạnh hơn, nên mới %-(.
mà Hà này, bài tập trên kia mình cũng " nghĩ" xong mới post đó, sao bạn ko thích làm, bàn luận về nó nhỉ?
cần phải bỏ thêm đường hay muối vào đây?. nó nhạt thế cơ à? :-/:-/
 
N

nganha846

Mình không phải tên Hà, tên Tử đấy :))

Bài quả bong bóng: Nếu bạn thổi căng lên rồi buông tay cho hơi xì ra theo lỗ thổi thì bóng đâu có vỡ ;)) Sao trường hợp này chênh lệch áp suất không xé rách quả bóng?


Sóng dừng tạo trên một sợi dây dẫn, biết hai điểm cùng biên độ khác pha cách nhau những khoảng đều nhau 16 cm, biết tần số góc sóng dừng là 2pi và vận tốc truyền sóng là 4cm/s . tìm biên độ sóng dừng
1.gif

Bài tập làm cũng khá nhiều nên mình thấy hơi nhàm chán. Mà sóng lại là cái phần mình yếu nhất.

À, để ý cái bài sóng của bạn mình thấy là lạ thế nào. Hai điểm cùng biên độ khác pha - có rất nhiều những điểm cùng biên độ nhưng khác pha (các điểm đối xứng nhau qua nút).....sao những điểm ấy cách đều nhau được ta.

Nếu xác định được hai điểm cố định, thì mình sẽ dùng đường tròn để tìm biên độ.
 
N

ngaynanglen1184

Qủa bong bóng: như mình nghĩ, khi bạn thổi rùi thả tay ra bạn cũng sẽ thấy có lực khá mạnh ở cuống quả bóng, nhưng ko đủ làm nổ bóng, vì kết cấu quả bóng ở chỗ cuống đó khá là bền (1 miếng vải bị xé tạo ta hình chữ V rồi sẽ dễ xé hơn nhiều so với miếng vải lành).
Bài toán: dĩ nhiên là bài toán đó lạ rồi chứ, hehe, sóng dừng, không có nhiều loại pha lắm đâu bạn à ;)
bạn tên Tử ???? ........ có 1 chữ "T" :p
:khi (177):
 
N

nganha846

Nói chung bạn có hiểu đấy, nhưng lí luận nó cứ vòng vòng.

Ý mình định nói ở đây là quả bóng bị xé rách trực tiếp là do sức căng mặt ngoài (giống như sức văng mặt ngoài của nước) và khuyết tật khi châm kim. Nghĩa là khi châm, lỗ thủng không phải hình tròn đều. Sẽ có những vết xước nhỏ ở mép. Sức căng mặt ngoài sẽ làm mở rộng những vết xước này và bóng nổ. Đó là lí do tại sao xác quả bóng là những mảng lớn chứ không phải nhiều mảnh nhỏ.

Bài tập của bạn thì thực sự mình bó tay thôi :-??

Đại loại mình thấy thế này:

picture.php


Tất cả những cặp điểm mình biểu diễn đều cùng biên độ, khác pha nhau đấy thôi. 8-|
 
V

vatlivui

ồ sao nước không rớt...............
[YOUTUBE]cZgkc9MT2L8[/YOUTUBE]
tại sao??
để tránh lạc đề, mình bonus thêm 1 bài toán hay và không dễ:
Sóng dừng tạo trên một sợi dây dẫn, biết hai điểm cùng biên độ khác pha cách nhau những khoảng đều nhau 16 cm, biết tần số góc sóng dừng là 2pi và vận tốc truyền sóng là 4cm/s . tìm biên độ sóng dừng :)
bài này khó qua! đang nghĩ nhưng bị tắc quá?
*các diểm cùng biên độ, khác pha và cách đều nhau => khoảng cách giữa chúng = nửa bước sóng = 16cm
*2 điểm liên tiếp thì có 1 điểm cách nút một phần tám bước sóng
* chả nghi đc nũa!












.
 
Top Bottom