Áp suất khí quyển

S

sakiccs

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Ta đã biết càng lên cao thì áp suất khí quyển càng giảm. Với những độ cao không lớn lắm thì cứ lên cao 12,5m áp suất khí quyển lại giảm 1 mmHg. Cho biết áp suất khí quyển ở sát mặt nước biển là 1 atm. Tính áp suất (theo đơn vị atm) ở một số địa phương sau:
- TP Hồ Chí Minh, cho rằng đa số các khu vực ở TP HCM đều ở độ cao gần sát với mặt nước biển
- Đà Lạt, nơi có độ cao khoảng 1500m so với mặt ước biển
- Đỉnh núi Phan Xi Păng, có độ cao 3143 m so với mặt biển

2) Cho biết áp suất ở chân một ngọn núi là 750 mmHg, ở đỉnh ngọn núi là 710 mmHg, cứ lên cao 12,5 m thì áp suất giảm 1 mmHg. Hỏi ngọn núi này cao bao nhiêu
 
G

galaxy98adt

Mình hướng dẫn bạn thôi nhé! Cả 2 bài này đơn giản, mình nghĩ bạn nên tự mình suy nghĩ thì hay hơn! ;)
Ở bài 1, ta có $1\ atm \approx 760\ mmHg$ \Rightarrow $1\ mmHg = \frac{1}{760}\ atm$
Sau đó, ta có công thức sau: $\Delta p = \frac{h}{12,5}.\frac{1}{760} (atm)$ là độ giảm áp suất khi ta đi lên được độ cao là h.
Từ công thức trên, bạn tự biến đổi nốt để tính cho cả 2 bài nha!
 
M

maimailabaoxa01

Bài 1:
Vì đa số khu vực ở thành phố Hồ Chí Minh đều ở độ cao gần sát mực nước biển nên có áp suất là 1atm
Áp suất khí quyển ở thành phố Đà Lạt: $p_1=\frac{1500}{12,5}=120mmHg$
\Rightarrow $p_1$ gần bằng 0,16atm
Áp suất khí quyển trên đỉnh Phan Xi Păng: $p_2=\frac{3143}{12,5}=251,44mmHg$
\Rightarrow $p_2$ gần bằng 0,33atm
Bài 2:
Gọi $p_1$ và $p_2$ thứ tự là áp suất ở chân núi và đỉnh núi. Ta có:
Độ cao của ngọn núi là: $h=(p_1-p_2).12,5=(750-710).12,5=500m$
 
Top Bottom