áp suất chất khí, lực đẩy Ác si mét, sự nổi của vật

B

boconganhkimnguu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Một vật bằng kim loại nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho

nước dâng lên thêm 50 cm^3 . Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 3,9 N. Biết d(nước)

= 10000 N/m^3

a) Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật

b) Tính khối lượng riêng của vật


Bài 2: Một cục nước đá có thể tích bằng 500 cm^3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích

của phần ló ra khỏi mặt nước của cục nước đá biết khối lượng riêng của nước là đá là

0,92 g/km^3 , trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m^3


Bài 3: Một quả cầu đặc bằng nhôm ở ngoài không khí có trọng lượng là 1,458 N.

Hỏi phải khoét quả cầu 1 phần thể tích bằng bao nhiêu để khi khuét lỗ và hàn kín lại thì

quả cầu nằm lơ lửng trong nước, biết d(nhôm) = 27000 n/m^3 ; d(nước) = 10000 N/m^3
 
N

naruto_evil

Bài 1:
a) $\Large F_A=d_n.V=10000.50.10^{-6}=0,5N$
b)$\Large D_v=\frac{d_v}{10}=\frac{P}{10.V}=\frac{3,9}{10.50.10^{-6}}=780kg/m^3$


Bài 2:
Ta có $\Large P=F_A$
$\Large\Rightarrow 10.D_đ.V_đ=10.D_n.V_{phần chìm}$
$\Large\Rightarrow V_{phần chìm}=\frac{D_đ.V_đ}{D_n}=\frac{0,92.500}{1}=460cm^3$
$\Large\Rightarrow V_{phần nổi}=V_v-V_{phần chìm}=500-460=40cm^3$


Bài 3:
Thể tích của quả cầu là: $\Large V=\frac{P}{d_{nh}}=\frac{1,458}{27000}=5,4.10^{-5}m^3$
Để vật nổi trong nước thì $\Large P'=F_A$
$\Large\Rightarrow P'=d_n.V=10000.5,4.10^{-5}=0,54N$
Khối lượng nhôm cần phải khoét bỏ là: $\Large\Delta P=P-P'=1,458-0,54=0,918N$
Thể tích phần bị khoét là:
$\Large\Delta V=\frac{\Delta P}{d_{nh}}=\frac{0,918}{27000}=3,4.10^{-5}m^3$
 
Top Bottom