văn nghị luận!
Đây chỉ là dàn ý thôi em nhé! ^^
Mở bài: - Lòng biết ơn là 1phẩm chất đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta, được ghi nhận qua câu tục ngữ:
"
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Thân bài:
A. giải thích:
1.
Người ăn quả là kẻ hưởng thụ thành quả lao động do người khác , do xã hội tạo nên. Thành quả vật chất bao gồm lương thực, y phục, tiện nghi đời sống. Thành quả tinh thần gồm tri thức mà ta tiếp thu, nền văn minh mà ta hưởng thụ và mọi giá trị tinh thần khác.
2.
Kẻ trồng cây là người gieo hạt, chăm bón cho cây đâm hoa kết trái, tức là những người đã làm ra những sản phẩm vật chất hoặc thành quả tinh thần cho xã hội.
3. Câu tục ngữ nhấn mạnh từ
nhớ, nhắc nhở ta phải ghi nhớ công ơn của kẻ trồng cây. Kẻ trồng cây bao gồm cả gia đình, xã hội, dân tộc ta & cả nền văn hoá do nhân loại để lại cho chúng ta hôm nay.
B. nguyên nhân - kết quả
1. Do
người trồng cây đã đổ bao mồ hôi, công sức để chăm bón, cây mới đc xanh tươi, đâm chồi nảy lộc, ra hoa thơm, kết trái ngọt. Họ hiểu rõ mục đích công việc cảu mình là tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần, văn hoá để duy trì và phát triển xã hội, lưu truyền cho con cháu mai sau.
Là kẻ hưởng thụ, ta phải ghi nhớ công ơn của những ngườ tạo ra những thành quả đó, ( gạo ta ăn, áo ta mặc, etc............) Trước mắt là cha mẹ, thầy cô, gia đình, những người lao động để sản xuất những thứ đó cho ta.
2. Cuộc sống thanh bình của chúng ta hôm nay có đc do sự hi sinh xương máu của bao thế hệ tiền nhân đi trước đã ra sức bảo vệ tổ quốc từ hàng ngàn năm qua.
Kết bài:
- Bằng cách so sánh cụ thể, câu tục ngữ toát lên 1 ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
- Ta cần xác định thái độ và quan niệm sống của minh: học tập tốt, rèn luyện bản thân và nhân cách để sau này đóng góp công sức của mình vào tương lai của đất nước, đồng thời cũng nhằm tỏ ơn vs những người đi trước.
--> dở lắm, đừng chê nhá