Văn 9 Ánh trăng

Phương Anh@

Học sinh
Thành viên
8 Tháng ba 2018
13
5
21
21
Hà Nội
THCS Tiên Dược

Băng _Băng-water

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng mười một 2017
244
233
99
23
Thái Bình
Mọi ng ơi em đag cần 3 đoạn văn về bài Ánh trăng ạ.
Đoạn 1: Cảm nhận 2 khổ đầu
Đoạn 2 : cảm nhận 2 khổ tiếp
Đoạn 3: cảm nhận 2 khổ cuối
dạ ko chép mạng ạ.. Xin cảm ơn ạ...
Bài tham khảo thôi em nhé, dĩ nhiên thì em không thể học thuộc các bài văn, thầy cô cũng không thể kiểm tra rõ là em có chép mạng hay không,
Theo mk thấy thì chỉ chọn những í hay mà bổ sung vào bài văn của mình chứ ko thể chép hết văn mẫu vào được.
* 2 khổ đầu
Hẳn trong tâm trí chúng ta chưa thể quên những lời thơ mộc mạc, giản dị mà chan chứa tình cảm trong bài thơ Tre Việt Nam của tác giả. Nếu Tre Việt Nam tựa như một khúc đồng dao ngân nga trong tâm hồn thì bước vào thế giới của ánh trăng, ta lại gặp những lời thơ chân thành, ẩn chứa niềm băn khoăn, day dứt:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn, Nguyễn Duy đã dựng lại được cả thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành của mình. Khổ thơ nhẹ nhàng đưa người đọc lần về quá khứ, hai chữ “hồi ở câu một và ba làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân. Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và lúc trưởng thành! Cả một hệ thống những đồng, sông, bể gọi một vùng không gian quen thuộc của tuổi ấu thơ, nó cứ mở rộng dần ra cùng với thời gian lớn dần lên của đứa trẻ. Nhưng cái chính là nó diễn tả một nỗi niềm sung sướng đến hả hê được chan hoà, ngụp lặn trong cái mát lành của quê hương như dòng sữa ngọt. Hai câu thơ 10 tiếng, gieo vần lưng (đồng – sông) kết hợp cùng từ “với” điệp lại ba lần gợi lên cái thế bè đôi thật quấn quýt chia sẻ, cảm thông, dìu đỡ con người, và đồng hay sông, rồi bể như những người bạn vô tư. ở hai câu đầu không thấy nói đến vầng trăng. Chỉ đến khi lớn lên, cái ánh sáng bàng bạc mơ hồ của ánh trăng mới neo đậu vào trí nhớ con người khi phải xa cách quê hương.Và người dẫn đường chỉ lối cho dòng suy nghĩ ấy chính là ánh trăng. Dường như cái ánh sáng cao khiết ấy soi rọi đến từng ngõ ngách khiến con đường trở về quá khứ trở nên sáng rõ. Vầng trăng đối với người cầm súng ở trong rừng đã thay thế cho tất cả, cả đồng, sông, bể để trở nên một người bạn đồng hành, thành ôvầng trăng tri kỉô:
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
“Tri kỉ” là biết người như biết mình, bạn tri kỉ là người bạn rất thân, hiểu biết mình. Trăng với người lính, với nhà thơ trong những năm ở rừng thời chiến tranh đã trở thành đôi bạn tri kỉ. Trăng đã chia ngọt sẻ bùi hân hoan trong niềm vui thắng trận của người lính tiền phương. Nếu các tao nhân xưa thường “đăng lâu vọng nguyệt” thì anh bộ đội Cụ Hồ một thời trận mạc đã nhiều lần đứng trên đồi cao, hành quân vượt núi hay đứng canh chờ giặc giữa rừng khuya sương muối cũng say sưa ngắm vầng trăng cao nguyên. Càng thú vị biết bao, cái vầng trăng từng làm mê đắm bao tâm hồn thi nhân của mọi thời đại hiện lên trong lời thơ của Nguyễn Duy vẫn rất mới mẻ, không hề trùng lặp
*2 khố cuối
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phľc
đń cho ta giật mình
Chính cái giật mình thức tỉnh đáng trân trọng cńa tác giả khiên lòng ta cảm động. Một sự thức tỉnh đầy ý nghĩa. ý kết cńa bài thơ đã nâng những suy nghĩ cńa tác giả lên tầm khái quát – triết lí: Ai cňng có những lúc vô tình quên đi những gì tčt đẹp cńa ngày xưa. NŐu như không că sů thřc tŘnh, những lúc giật mình nhìn ląi cńa lương tâm thì biŐt đâu chúng ta sĎ đánh mĘt chính mình? Những chĆng đưęng cńa quá khř và hiện tąi cř nči tiŐp nhau, lúc thì đan xen, khi thì tách ręi khiŐn ta nhìn rõ nĐt băn khoăn, rči bęi cńa tâm trąng. Cả bài thơ đẫm trong ánh trăng trong trẻo, ngời mát và ám ảnh. Lí Bạch đã từng có hai câu thơ rất nổi tiếng:
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
Giữa miền đất xa lạ dẫu vẫn nằm trên đất Trung Hoa, Lí Bạch nhìn vầng trăng mà nhớ quê hương, như níu lấy chút gì thân quen để sưởi ấm tâm hồn người lữ khách. Thì với Nguyễn Duy, vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời kia gợi lại cả một thời trong quá khứ và đặc biệt làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh và trở về với chính mình. Có bao giờ ta tự hỏi tại sao cũng chỉ là vầng trăng ấy thôi, con người lại có thể nhìn thấy nhiều điều khác nhau đến thế? Vầng trăng trong thơ Nguyễn Duy còn có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống. Trăng cứ tròn vành vạnh như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. ánh trăng im phăng phắc chính là người bạn – nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Vầng trăng cứ tròn đầy và lặng lẽ kể chi người vô tình là biểu tượng của sự bao dung độ lượng, của nghĩa tình thuỷ chung trọn vẹn trong sáng mà không hề đòi hỏi đền đáp.
 

Nguyenngocthuyduong

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng chín 2017
442
250
111
20
Hà Nội
THPT Nguyễn Du - T.Oai
2 khổ đầu
Mở đầu bài thơ "Anhs trăng" của Nguyễn Duy là cảm nhận của tác giả về hình ảnh trong quá khứ. Bốn câu thơ đầu với giọng tâm tình thủ thỉ, giống với lời kể, kể về hồi nhỏ, hồi chiến tranh gợi nên quãng thời gian dài từ hồi nhỏ cho tới lúc trưởng thành, con người đã bắt gặp trăng. Tình cảm giữa con nười và trăng đã thể hiện rất rõ trong hai câu thơ đầu:
" Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể"
Điệp từ "với" đã gợi ra không gian rộng lớn, không gian quen thuộc nơi làng quê, nơi ấy còn cất chứa bao kỉ niệm đẹp với trăng. Cách liệt kê hình ảnh đồng, sông, bể theo mức độ tăng dần đã diễn tả tuổi thơ được đi nhiều , tiếp xúc nhiều, được hạnh phúc. Con người đã sống tran hòa với thiên nhiên và trăng đã trở thành biểu tượng cho kỉ niệm tuổi thơ. Khi đã lớn, con người bước vào cuộc đời người lính thì trăng lại theo bước chân con người vào chiến trường:
"hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ"
Trăng đã còng con người hành quân giữa đêm, cùng đứng gác dưới những phiên trời lạnh lẽo; cùng nhau trải qua những khó khăn của cuộc đời người lính; cùng san sẻ niềm vui, đồng cam cộng khổ; cùng hân hoan trong niềm vui chiến thắng; cùng khắc khoải trong nỗi nhớ quê hương. Và trăng còn xoa dịu đi những vết thương còn nham nhở của người lính. Nghệ thuật nhân hóa được sử dụng cho thấy trăng gắn bó, thân thiết với con người như đồng chí, đòng đội, tri âm, tri kỉ. Trăng đã trở thành biểu tưỡng cho quá khứ gian lao, tình nghĩa:
" Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ"
Nghệ thuật so sánh cùng liên tưởng độc đáo gợi lên sự mộc mạc, rất đỗi vô tư, hồn nhiên, trong sáng, không toan tính của trăng. Con người sống trong hoàn cảnh ấy cũng vậy, cũng rất hồn nhiên và trong sáng. Vì vậy mà con người đã từng tâm niệm:
" ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa"
Từ "Ngỡ" báo hiệu là sẽ có sự thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trữ tìn và trong tác phẩm
 
Top Bottom