H
hvtp
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Theo các chuyên gia, để bảo đảm sức khỏe trong quá trình ăn uống, bạn phải bắt đầu bằng việc học cách "ăn thông minh". Điều đó có nghĩa, ngoài việc chọn lựa các loại thực phẩm hàng ngày sao cho đáp ứng được cả hai vấn đề, vừa dinh dưỡng vừa ngon miệng, bạn còn phải biết học cách ăn thế nào cho khoa học. Vậy, thế nào là "ăn thông minh"?
Nhai chậm rãi trong lúc ăn. Khi nhai một cách chậm rãi, bạn sẽ thưởng thức được hương vị của thức ăn. Nhiều người thường có khuynh hướng ăn một cách vội vã, bỏ qua việc thưởng thức hương vị và cảm giác ngon miệng do thức ăn mang lại. Điều này hoàn toàn không mang lại cho bạn niềm vui trong bữa ăn.
Tránh căng thẳng trong khi ăn. Khi bạn bị căng thẳng, quá trình tiêu hóa của cơ thể có thể gặp trở ngại, gây nên những triệu chứng như đau bụng và khó tiêu. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn trong lúc làm việc, lái xe, tranh luận hoặc xem TV (đặc biệt là những chương trình hoặc tin tức gây xúc động mạnh). Hãy dành ít phút hít thở thật sâu trước khi ăn, thắp đèn cầy và nghe những bản nhạc du dương, để tạo bầu không khí thư giãn, thoải mái trong mỗi bữa ăn.
Lắng nghe cơ thể. Hãy tự hỏi, bạn đã thực sự đói chưa trước khi ăn, và đã cảm thấy no chưa trong khi ăn? Để thực hiện việc này, bạn nên ăn một cách chậm rãi để bộ não có thời gian cảm nhận và phản hồi những tín hiệu thông báo cho biết "tình trạng" bao tử của bạn. Ăn vừa đủ no sẽ giúp bạn duy trì sự tỉnh táo, thư giãn và cảm giác ngon miệng, hơn là bạn cố nhồi nhét đầy bao tử các loại thức ăn một cách vội vã và vô ý thức.
Nên ăn sớm và thường xuyên. Bắt đầu một ngày của bạn với một bữa điểm tâm thịnh soạn có thể giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời, khi ăn một lượng lớn thức ăn cung cấp nhiều calorie vào buổi sáng, có thể giúp bạn làm việc tốt và đạt năng suất cao hơn. Mặt khác, ăn nhiều bữa trong ngày sẽ tốt hơn ăn theo tiêu chuẩn ba bữa một ngày. Bởi như thế sẽ giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn diễn ra liên tục và hiệu quả hơn.
Nguyễn Niệm
(Theo Helpguide)
Nhai chậm rãi trong lúc ăn. Khi nhai một cách chậm rãi, bạn sẽ thưởng thức được hương vị của thức ăn. Nhiều người thường có khuynh hướng ăn một cách vội vã, bỏ qua việc thưởng thức hương vị và cảm giác ngon miệng do thức ăn mang lại. Điều này hoàn toàn không mang lại cho bạn niềm vui trong bữa ăn.
Tránh căng thẳng trong khi ăn. Khi bạn bị căng thẳng, quá trình tiêu hóa của cơ thể có thể gặp trở ngại, gây nên những triệu chứng như đau bụng và khó tiêu. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn trong lúc làm việc, lái xe, tranh luận hoặc xem TV (đặc biệt là những chương trình hoặc tin tức gây xúc động mạnh). Hãy dành ít phút hít thở thật sâu trước khi ăn, thắp đèn cầy và nghe những bản nhạc du dương, để tạo bầu không khí thư giãn, thoải mái trong mỗi bữa ăn.
Lắng nghe cơ thể. Hãy tự hỏi, bạn đã thực sự đói chưa trước khi ăn, và đã cảm thấy no chưa trong khi ăn? Để thực hiện việc này, bạn nên ăn một cách chậm rãi để bộ não có thời gian cảm nhận và phản hồi những tín hiệu thông báo cho biết "tình trạng" bao tử của bạn. Ăn vừa đủ no sẽ giúp bạn duy trì sự tỉnh táo, thư giãn và cảm giác ngon miệng, hơn là bạn cố nhồi nhét đầy bao tử các loại thức ăn một cách vội vã và vô ý thức.
Nên ăn sớm và thường xuyên. Bắt đầu một ngày của bạn với một bữa điểm tâm thịnh soạn có thể giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời, khi ăn một lượng lớn thức ăn cung cấp nhiều calorie vào buổi sáng, có thể giúp bạn làm việc tốt và đạt năng suất cao hơn. Mặt khác, ăn nhiều bữa trong ngày sẽ tốt hơn ăn theo tiêu chuẩn ba bữa một ngày. Bởi như thế sẽ giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn diễn ra liên tục và hiệu quả hơn.
Nguyễn Niệm
(Theo Helpguide)
Last edited by a moderator: