an duong vuong va mi chau

B

boydeptrai_1205

T

thienthannho_nt30

- vì đó là truyền thống đạo lí gia đình sum họp cà khi sống và chết
- là thái độ vừa nghiêm khắc bao dung, nhân ái cách đối xử thấu tình đạt lí của nhân dân ta ^^
hé hé có rỳ tk mik` cái nhak ;);))
 
H

hoanghuyenvy_nguyen

Xây thành, chế nỏ, chống giặc, tự tay chém đầu con gái, cho ta thấy An Dương Vương là 1 vị vua yêu nước, mẫu mực, có trách nhiệm, đặt việc chung lên việc riêng ( ở đây là việc nước lên cả việc tình cảm cha con ). Việc An Dương Vương chém đầu Mị Châu là ko có j sai trái hết. Nhân dân ca ngợi phẩm chất của 1 vị vua nên dựng đền thờ cho ADV :D
Còn đối vs Mị Châu, nhân dân vừa phê phán thái độ nhẹ dạ, cả tin của nàng, dẫn đến nguy kịch mất nước. Vừa cảm thông, bao dung cho sự ngây thơ của nàng ( qua chi tiết " ngọc trai - giếng nước " ) ===> Lập đền thờ :D
 
Y

yli_2108

Thời kỳ dựng nước, câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy mang một dư âm trái ngược, day dứt trong lòng những người được tiếp cận. Lời nguyền hóa thành ngọc châu của Mỵ Châu thành sự thực, nỗi oan khiên của nàng phần nào được sáng tỏ trước đất trời, tác giả dân gian có đưa ra một câu kết: “Người đời sau mò ngọc trai ở biển Đông đem rửa vào nước giếng ở Loa Thành, nơi Trọng Thủy chết thì thấy ngọc trai càng sáng lên”. Có lẽ đã từ rất lâu, cách lý giải đều là nó tượng trưng cho tình yêu chung thủy giữa Mỵ Châu và trọng Thủy. Song điều này hoàn toàn chưa hẳn đã chính xác. Trước khi chết, Mỵ Châu muốn hóa thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù với cha, với nước, nàng đã nhận ra bộ mặt thật của kẻ lừa dối qua lời trăn trối. Vì vậy, Mỵ Châu đã một lần lầm lỡ nên không thể lầm lỡ thêm một lần nữa, không thể tiếp tục một tình yêu mù quáng, ngàn lần không thể, cho dù cái chết của Trọng Thủy chứng tỏ hắn có sự ăn năn, có tình yêu thực sự.
“Nỗi oan dậy đất, oán ngờ lòa mây” mà Trọng Thủy gây ra không chỉ cho Mỵ Châu mà cho cả nhân dân Đại Việt hàng ngàn năm Bắc thuộc. Cái chết ấy không đủ để trả giá cho tội ác mà hắn đã gây ra, nên nhân dân không có dụng ý đó.
Hình tượng ngọc trai rửa giếng nước ấy càng sáng hơn chính là tấm lòng trong sáng của Mỵ Châu được gột rửa, được minh oan bằng chính sự ăn năn, bằng cái chết của kẻ thù - kẻ đã biến nàng thành nạn nhân, thành nguyên nhân của sự mất nước; kẻ đã thành công trong mưu đồ cướp nước nhưng phải gục ngã trước sức mạnh của tình yêu. Cái chết của y chính là sự khuất phục trước tình yêu thánh thiện của Mỵ Châu. Và như vậy, ngọc châu (tấm lòng trinh bạch) càng ngời sáng, nên khi rửa bằng giếng nước ấy chính là làm dịu đi sự oan khuất của mình trước non sông bằng chính sự ăn năn của kẻ thù.
Mỵ Châu không hề có ý nghĩ trả thù Trọng Thủy và cũng không hề có ý định dung tha cho tội lừa lọc, phản trắc của hắn. Chỉ có điều, nỗi oan khiên của nàng sẽ được gột rửa, tâm hồn nàng sẽ ngời sáng nếu nó được gột rửa bằng chính sự xưng tội của Trọng Thủy.
 
Top Bottom