Sử 11 Âm mưu xâm lược Việt Nam?

Trần Hà Ly

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng bảy 2022
28
48
6
18
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nêu ngắn gọn một số sự kiện thể hiện âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp trước năm 1858. Giải thích vì sao vào cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp lại đẩy mạnh hoạt động thăm dò và tiến hành xâm lược Việt Nam?
 
  • Like
Reactions: Mộ Dung Thu Vũ

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
Nêu ngắn gọn một số sự kiện thể hiện âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp trước năm 1858. Giải thích vì sao vào cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp lại đẩy mạnh hoạt động thăm dò và tiến hành xâm lược Việt Nam?
Trần Hà LyÂm mưu xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp lâu dài và liên tục, bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ XVII, ngày càng xúc tiến mạnh mẽ, đặc biệt là từ thế kỉ XIX.
- Từ các TK XVII, XVIII, cùng với các thương nhân, giáo sĩ người Đức, TBN, BĐN, các thương nhân, giáo sĩ Pháp cũng sang VN vừa để buôn bán, truyền giáo vừa để thăm dò chính trị.
- Cuối TK XVIII, Hiệp ước Vecxai (1787) giữa Bá Đa Lộc (đại diện cho Nguyễn Ánh) và hầu tước Mongmoranh (đại diện cho vua Luis 16) đã bộc lộ rõ âm mưu XL VN của Pháp. Tuy nhiên, năm 1789, Đại Cách mạng TSP lật đổ Hoàng gia đã không giúp họ thực hiện ngay âm mưu đó.
- Đầu TK XIX: Khi nhà Nguyễn thành lập, hoạt động của các giáo sĩ Pháp ngày càng ráo riết hơn, tham gia vào khuấy động vụ bạo loạn chính trị. (vận động con trai hoàng tử Cảnh nối ngôi Gia Long, khuyến khích sự chống đối của Lê Văn Duyệt đối với vua Minh Mạng, đứng đằng sau cuộc khởi nghĩa chống triều đình của Lê Văn Khôi, kích động sự bất mãn (con trưởng vua Thiệu Trị) để âm mưu gây ra vụ bạo động chống Tự Đức năm 1848... ). Rơi vào cái bẫy khiêu khích của Pháp, TĐ Huế liên tiếp ban bố các chỉ dụ cấm đạo. Mượn cớ đó, TDP nhiều lần đưa tàu chiến đến VN và khiêu khích về quân sự.
- Ngày 2/12/1852, Lui Bônapác lên ngôi Hoàng đế. Nền Đế chế thứ hai là một hình thái chuyên chế của giai cấp tư sản Pháp: bên trong ra sức đàn áp và bóc lột nhân dân, bên ngoài ráo riết đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.
- Đến tháng 9/1856, mâu thuẫn Anh - Pháp tạm thời hòa hoãn, cùng với đó là báo cáo của các thương nhân và giáo sĩ về tình hình ngày càng suy đốn của Triều đình Huế, Napôlêông III mới dám ra mặt hành động.
- Ngày 16/9/1856, tàu chiến Catina đến Đà Nẵng, phái viên của Pháp cầm quốc thư sang Việt Nam nhưng Triều đình Huế lo ngại không chịu tiếp.
- Ngày 26/9/1856, tư bản Pháp nổ súng bắn phá các đồn lũy, khóa tất cả các đại bác trên bờ, sau đó tàu nhổ neo bỏ đi.
- 24/10/1856, tàu chiến Caprixiơ lại cập bến Đà Nẵng để thương lượng với Triều đình Huế nhưng cũng bị cự tuyệt.
- 23/1/1857, phái viên của Napôlêông III là Môngtinhi cập bến Đà Nẵng, yêu cầu được tư do truyền đạo và buôn bán. Thực chất đây là một chuyến “dọn đường” cho cuộc can thiệp vũ trang khi đánh xong Trung Quốc sẽ quay lại đánh chiếm Việt Nam.
- 22/4/1857, Napôlêông III quyết định cử ra Hội đồng Nam Kì để xét lại hiệp ước Vécxai đã được kí kết năm 1787 giữa Bá Đa Lộc (đại diện cho Nguyễn Ánh) và Môngmôranh (đại diện cho Lui XVI) ( Âm mưu muốn dựa vào văn kiện bán nước đầu tiên của Nguyễn Ánh để “hợp pháp hóa” việc mang quân sang chiếm Việt Nam.
- Tháng 7/1857, Napôlêông III quyết định vũ trang can thiệp vào Việt Nam. Tư bản Pháp lấy cớ trả thù việc Triều đình Huế không tiếp nhận quốc thư của Pháp do tàu chiến Catina đem đến hồi tháng 9/1856 đã “làm nhục quốc kì Pháp”. Mặt khác chúng lấy cớ “bênh vực đạo”, “truyền bá văn minh công giáo” để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận công giáo ở Pháp và Việt Nam.
Những hành động trên chỉ là cái cớ để Pháp tiến đánh xâm lược Việt Nam một cách hợp pháp.
- Nguyên nhân sâu xa khiến tư bản Pháp cuối thế kỷ XIX đẩy mạnh hoạt động thăm dò và tiến hành xâm lược Việt Nam chính là do nhu cầu thị trường và căn cứ ở Viễn Đông, nhất là ở miền Nam Trung Quốc của chủ nghĩa tư bản Pháp khi đang chuyển mạnh lên con đường đế quốc chủ nghĩa; đó là cuộc chạy đua giành giật thị trường giữa Pháp với các nước tư bản khác ở khu vực Viễn Đông, đặc biệt với địch thủ cổ truyền là tư bản Anh.
- Bên cạnh đó, những năm cuối thế kỉ XIX, triều đình Huế đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng, chính sách đối ngoại không phù hợp, có thể lợi dụng được.
( Thực dân Pháp tiến hành các hành động thăm dò và khai thác thuộc địa.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại : https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-kien-thuc-co-ban-den-nang-cao-tat-ca-cac-mon.827998/

Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
 
Top Bottom