Also và too

H

hoangan95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cả hai từ này đều có nghĩa là cũng. Nói chung có thể sử dụng từ nào cũng được nhưng vị trí có khác nhau. Too thường được dùng hơn also.
also thường được đi theo động từ, đặt trước các động từ thường và sau trợ động từ.
Ví dụ:
He is also an intelligent man.
(Hắn cũng là một kẻ thông minh.)
They also work hard on Sunday.
(Họ cũng làm việc vất vả vào chủ nhật.)
too thường được đặt ở cuối câu.

Ví dụ:
He is an intelligent man, too.
They work hard on Sunday, too.
Short Questions

Short Questions tức là những câu hỏi ngắn.

Những câu hỏi ngắn thường chỉ gồm có chủ từ và trợ động từ hay có thể là một trạng từ nào đó. Thực ra các câu hỏi ngắn này không phải là những câu hỏi thực sự, nó thường đưoợc dùng để hỏi lại điều người khác vừa nói, tỏ một sự ngạc nhiên, thích thú hay đơn giản chỉ là những câu dùng để duy trì cuộc trò chuyện.

Ví dụ:
‘It rained everyday in this month.’ ‘Did it?’
(”Tháng này ngày nào trời cũng mưa.” “Vậy à?”)
‘Ann isn’t very well today?’. ‘Oh, isn’t she?’
(”Hôm nay Ann không được khỏe lắm.” “Ồ, vậy sao?”)
‘I’ve just seen Tom.’ ‘Oh, have you?’
(”Tôi vừa gặp Tom.” “Ồ, thế ư?”)
‘Jim and Nora are getting married.’ ‘Really?’
(”Jim và Nora đang làm đám cưới.” “Thật không?”)
Short Answers

Short Answers là những câu trả lời ngắn.

Chúng ta dùng những câu trả lời khi không muốn lặp lại những điều của câu hỏi.

Trong câu trả lời ngắn thường lặp lại trợ động từ của câu hỏi. Một trong những dạng câu trả lời ngắn chúng ta đã biết là câu trả lời Yes/No. Khi không muốn lặp lại một điều gì đó trong các câu nói bình thường ta cũng dùng trợ động từ theo cách thức này.

Ví dụ:
‘Are you working tomorow?’ ‘Yes, I am.’
(= I am working…)
(Ngày mai anh có làm việc không? Có.)
He could lend us the money but he won’t.
(= He won’t lend us…)
(Hắn có thể cho chúng tôi mượn tiền nhưng hắn sẽ không cho mượn.)
‘Does he smoke?’ ‘He did but he doesn’t any more.’
(= He smoked but he doen’t smoke…)
(Anh ta có hút thuốc không? Anh ta đã từng hút nhưng không còn hút nữa.)

Đặc biệt với các câu trả lời cũng vậy… ta dùng so hoặc too.

Ví dụ:
‘I like this film.’ ‘So do I.’
‘I do, too.’
(”Tôi thích bộ phim này.” “Tôi cũng vậy”)
Cấu trúc của dạng trả lời này là:
So + Auxiliary Verb + Pronoun
hoặc
Pronoun + Auxiliary Verb + , too
Trong trường hợp trả lời cũng không ta không dùng so hay too mà dùng neither, either hoặc nor.

Ví dụ:
‘I amnot very well.’ ‘Neither do I’
‘Nor do I’
‘I’m not either.’
(Tôi không khỏe lắm. Tôi cũng không.)
Cấu trúc
Neither/Nor + Auxiliary Verb + Pronoun
hoặc
Pronoun + Auxiliary Verb + not + either
Ví dụ:
‘I’m feeling tierd.’ ‘So am I’
(Tôi cảm thấy mệt. Tôi cũng thế.)
‘I never read newspapers.’ ‘Neither do I’
(Tôi không bao giờ đọc báo. Tôi cũng không.)
‘I can’t remember his name.’ ‘Nor can I/Neither can I’
(Tôi không thể nhớ tên hắn. Tôi cũng không.)
‘I haven’t got any money.’ ‘I haven’t either.’
(Tôi không có được đồng nào. Tôi cũng không)
I passed the examination and so did Tom.
(Tôi thi đậu và Tom cũng vậy.)
Ngoài ra còn có một số câu trả lời ngắn thông dụng sau:
I think so :Tôi nghĩ thế.
I hope so :Tôi hy vọng thế.
I suppose so :Tôi cho là thế
I expect so :Tôi đoán thế.
I’m afraid so :Tôi e là thế.
Trong trường hợp dùng ở thể phủ định ta viết:
I don’t think so :Tôi không nghĩ thế.
I don’t suppose so :Tôi không cho là thế
I don’t expect so :Tôi không đoán thế.
nhưng
I’m afraid not :Tôi e là không.
I hope not :Tôi hy vọng là không.
Ví dụ:
‘Is she English?’ ‘I think so.’
(Cô ta có phải người Anh không? Tôi nghĩ thế)
‘Will Tom come?’ ‘I expect so.’
(Tom sẽ đến chứ? Tôi đoán thế.)
‘Has Ann been invited to the party?’ ‘I suppose so.’
(Ann đã được mời tới dự tiệc chứ? Tôi cho là thế.)
‘Is it going to rain?’ ‘I hope not’
(Trời sắp mưa chăng? Tôi hy vọng là không.)
 
Top Bottom