Ai vào tư vấn em với !!

T

theboy_daro_007

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em là đang là học sinh lớp 12 đang chuẩn bị làm hồ sơ. Em rất đam mê môn vật lí và định thi vào ngành Vật lí Hạt nhân đại học Bách Khoa Hà Nội và có đôi chút thắc mắc. Trường đào tạo 2 chuyên ngành là Kĩ thuật năng lượng hạt nhân và Kĩ thuật hạt nhân ứng dụng thì em nên chọn chuyên ngành nào học hay hơn và dễ có điều kiện tìm việc hơn. Tương lai ra trường em sẽ có cơ hội làm việc ở đâu ? Học lực của em cũng tương đối tốt và em cũng vừa đạt giải nhất tỉnh môn vật lí lớp 12 ở Quảng Trị.
 
P

phalaibuon

Cơ hội về công việc Sinh viên học ngành Vật lý kỹ thuật sau khi tốt nghiệp có cơ hội:

  • Làm việc tại các cơ sở nghiên cứu (các Trường Đại học, Viện nghiên cứu...);

  • Tiếp tục học Thạc sĩ và Tiến sĩ;

  • Làm việc trong các Tổng Công ty (Bưu chính viễn thông, Lắp máy VN...);

  • Các Công ty trong nước (Rạng đông, ĐT Sao Mai, Công ty chiếu sáng đô thị…), liên doanh và nước ngoài (Pentax, Hanel, Phillip, Canon, Fujitsu, Hoya, Panasonic, Sumitomo);

  • Làm việc trong các Sở KH-CN, bệnh viện (nơi có các máy và thiết bị y tế hiện đại), các Công ty tin học...
 
A

anhtien_nguyen

Em là đang là học sinh lớp 12 đang chuẩn bị làm hồ sơ. Em rất đam mê môn vật lí và định thi vào ngành Vật lí Hạt nhân đại học Bách Khoa Hà Nội và có đôi chút thắc mắc. Trường đào tạo 2 chuyên ngành là Kĩ thuật năng lượng hạt nhân và Kĩ thuật hạt nhân ứng dụng thì em nên chọn chuyên ngành nào học hay hơn và dễ có điều kiện tìm việc hơn. Tương lai ra trường em sẽ có cơ hội làm việc ở đâu ? Học lực của em cũng tương đối tốt và em cũng vừa đạt giải nhất tỉnh môn vật lí lớp 12 ở Quảng Trị.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này chủ yếu ở lại trường làm giảng viên và tham gia nghiên cứu ở các Viện nghiên cứu như Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ngoài ra, một số sinh viên thì làm ở bệnh viện K và bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Nội dung chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Công nghệ và Vật lý hạt nhân. Chương trình đào tạo có tính chất mềm dẻo nhằm mục tiêu kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ và khoa học hạt nhân.

Mục tiêu, kiến thức, kỹ năng: Sinh viên trang bị những kiến thức về công nghệ hạt nhân cơ bản, hiện đại và cập nhật các tiến bộ của công nghệ và vật lí hạt nhân trên thế giới, được tham quan và thực tập thực tế tại các cơ sở hạt nhân trong nước.

Nội dung đào tạo nhằm cung cấp một kỹ năng chọn lọc có định hướng về kỹ thuật và công nghệ hạt nhân; hiểu biết về an toàn phóng xạ; biết cách vận dụng các thiết bị điện tử hạt nhân và phương pháp kiểm tra vật liệu bằng kỹ thuật hạt nhân.

Ngoại ngữ: khi tốt nghiệp sinh viên có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn IELTS ≥ 4.0 điểm hoặc tương đương.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp ở các trình độ theo ngành đào tạo:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, các cơ sở nghiên cứu khoa học quốc gia như Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia, Viện Công nghệ Quốc gia, các trường Đại học, Cao đẳng, các công ty nhà nước hoặc tư nhân theo hướng phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ, trong ngành Năng lượng hạt nhân...

Nếu tốt nghiệp loại giỏi có thể được giữ lại trường đại học làm cán bộ giảng dạy ngay sau khi tốt nghiệp hoặc tiếp tục học các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ.

Sinh viên tốt nghiệp đủ năng lực làm việc trên các lĩnh vực khác nhau như ngành năng lượng hạt nhân để phục vụ nhu cầu điện hạt nhân trong tương lai của đất nước, các ngành khoa học và kỹ thuật hạt nhân cơ bản và ứng dụng; các ngành kinh tế thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp; y học xạ trị, khảo cổ học, địa chất thuỷ văn. Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc có thể được đào tạo tiếp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

Xu hướng tương lai của ngành này khá rộng mở. Cả nước hiện nay mới chỉ có khoảng vài trăm cán bộ khoa học và công nghệ hạt nhân. Trong khi đó, Việt Nam dự kiến sẽ xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên công suất 2.000 MW tại xã Phước Dinh (huyện Ninh Phước) và xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) của tỉnh Ninh Thuận, dự kiến vận hành vào năm 2020.

Theo Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF)..., nhân lực cần cho nhà máy điện hạt nhân công suất 2.000 MW là khoảng 1.000 người có trình độ ĐH, CĐ.

Như vậy, để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, vận hành, duy tu bảo dưỡng nhà máy an toàn cần 1.200 người có trình độ đại học. Nhân lực cho hai nhà máy điện khoảng 2.400 người. Khâu chuẩn bị nhân lực này phải đi trước từ 10 - 15 năm.

Với tốc độ đào tạo hiện nay của các trường mỗi năm có được hơn 100 kỹ sư ra trường như vậy, trong tương lai ngành này thiếu nguồn nhân lực trầm trọng.
 
T

theboy_daro_007

Em cảm ơn nhiều. Em sẽ mạnh dạn làm hồ sơ thi vào Ngành Vật Lí Hạt Nhân ĐHBKHN để theo đuổi đam mê của mình. Mong sao dần dần cũng có nhiều bạn theo ngành này tạo nguồn nhân lực cho quốc gia.
 
Top Bottom