Ai thích khoa học không?

P

proechcom

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có bạn nào thích khoa học không?Nếu có thì hãy vào đây chơi nhé để cùng thảo thuận về những vấn đề trong cuộc sống mà chúng ta hay gặp cũng như điều bạn biết về các hành tinh ngoài trái đất nha.@-)@-)@-)@-)@-)@-)
 
Y

yo_ko_khoc_nhe_9x

he!he!he

Đố các bạn biết nha" Tại sao khi con người lên mặt trăng thì có thể bay bông được nhưng khi dưới mặt đất lại không thể bay bông như vậy (dễ lắm đó nha) :cool::cool::cool::cool:
 
P

proechcom

tớ xin trả lời là ở trái đất có lực hút của trái đất , còn ở mặt trăng thì không có nên có thể bay đóhay còn nói là không trọng lực.
 
Y

yo_ko_khoc_nhe_9x

Sai rồi

chỉ đúng một nữa mà thôi vì: mặt trăng cũng có lực hút nhưng lực hút này quá bé nên có thể con người bay bổng được chứ ( chứ mằt trăng mà không có lực hút thì làm sao con người đứng lên trển được phải hok?) :D


HÃY THANKS KHI THẤY BÀI VIẾT NÀY CÓ NGHĨA :p:p:p:p:p:p:p
 
T

thaivuhoanganh

Đố các cậu nè : Ánh sáng được truyền đi dưới dạng nào? (dễ như bèo)
Tại sao Trái đất không đâm vào mặt trời.
Cứ trả lời đi rùi tớ post tiếp ha
 
A

arxenlupin

chỉ đúng một nữa mà thôi vì: mặt trăng cũng có lực hút nhưng lực hút này quá bé nên có thể con người bay bổng được chứ ( chứ mằt trăng mà không có lực hút thì làm sao con người đứng lên trển được phải hok?) :D

Cái này, nhớ đâu là lực hút ở đây chỉ bằng 1/6 lực hút ở trái đất. Chúng cũng ko phải là nhỏ mấy :D

thaivuhoanganh said:
Đố các cậu nè : Ánh sáng được truyền đi dưới dạng nào? (dễ như bèo)
Tại sao Trái đất không đâm vào mặt trời.
Cứ trả lời đi rùi tớ post tiếp ha

Ánh sáng đc truyền đi dưới dạng nào ?? Nếu hiểu ko nhầm câu hỏi thì tức là nó đang đề cập đến bản chất của ánh sáng. Nếu thế thì mình xin trả lời là ánh sáng có tính sóng hạt - lưỡng tính sóng hạt. Nó vừa là sóng ( thực nghiệm qua ht giao thoa, nhiễu xạ ), vừa là hạt ( thực nghiệm qua ht quang điện )

Còn câu trái đất. Thì rõ rồi, nhiều ng nói quá rồi, ko buồn bàn lại :)|
 
P

proechcom

Top 10 bi an khoa hoc
99% các UFO có thể giải thích bằng các yếu tố tự nhiên hay kỹ thuật
Khoa học có thể giải thích nhiều hiện tượng kỳ lạ, tuy nhiên cũng có một số bí ẩn vẫn chưa được giải mã. Tạp chí Livescience hôm nay (22-1) vừa bình chọn top 10 hiện tượng khoa học bí ẩn.

Trong số các hiện tượng này, một số hiện tượng có thể sẽ được giải thích đầy đủ một ngày nào đó, một số đã được làm sáng tỏ một phần.

1. Tiếng động ở Taos

Một số cư dân và du khách ở thành phố nhỏ bé Taos, New Mexico đã rất bực mình và đau đầu bởi một âm thanh tần số thấp khó chịu và bí ấn ở đây. Kỳ quặc là chỉ có 2% cư dân ở Taos cho biết họ nghe thấy âm thanh này. Những người này mô tả nó nghe như tiếng kêu vo vo, rì rầm, nhưng các nhà tâm lý học, các nhà tự nhiên, các nhà siêu tự nhiên lại không thể xác định được nguồn gốc phát ra âm thanh.

2. Bigfoot

Hàng chục năm qua, những con thú to lớn trông như con người, có lông được gọi là Bigfoot (quái vật chân to) thỉnh thoảng lại được các nhân chứng trên khắp nước Mỹ kể lại. Tuy nhiên không có một Bigfoot đơn lẻ nào được tìm thấy.

Đến nay khoa học vẫn chưa thể chứng minh được sự tồn tại của những con vật tương tự như Bigfoot và quái vật hồ Loch Ness, và có lẽ những sinh vật bí ấn này vẫn còn tiếp tục tránh xa những ánh mắt tò mò.

3. “Giác quan thứ sáu”

Tất cả chúng ta đều ít nhiều đã từng trải qua cái gọi là trực giác hay “giác quan thứ sáu”. Theo các nhà tâm lý học, tiềm thức con người thu nhặt thông tin về thế giới xung quanh chúng ta, dẫn đến chúng ta có cảm giác hoặc biết được thông tin mà không thể biết chính xác hoặc giải thích được vì sao chúng ta biết.

Tuy nhiên nhiều trường hợp trực giác khó có thể chứng minh hoặc nghiên cứu, và yếu tố tâm lý có thể chỉ là một phần của câu trả lời này.

4. Những vụ mất tích bí ẩn

Con người “biến mất” với nhiều lý do khác nhau. Đa số chạy trốn. Một số gặp tai nạn. Một số bị bắt cóc hoặc bị giết. Tuy nhiên đa số họ cuối cùng cũng được tìm thấy. Tuy nhiên cũng có một số người biến mất không để lại dấu vết, và điều này đã đặt một dấu chấm hỏi lớn trong giới khoa học.

5. Hồn ma

Top 10 bi an khoa hoc
Liệu có sự tồn tại của hồn ma? Đây vẫn còn là điều bí ẩn
Nhiều người cho biết họ nhìn thấy sự xuất hiện của những người thân hay người lạ như những bóng mờ ảo. Mặc dù không có bằng chứng cho thấy có sự tồn tại của các hồn ma, nhiều người vẫn tiếp tục nói họ nhìn thấy, chụp ảnh, thậm chí là giao tiếp được với các hồn ma.

Những người điều tra hồn ma hy vọng một ngày nào đó người chết có thể tiếp xúc với người sống, và đưa ra câu trả lời cuối cùng cho hiện tượng bí ẩn này.

6. Déjà vu


Déjà vu là một cụm từ tiếng Pháp có nghĩa “đã nhìn thấy”. Trong trường hợp này nó đề cập đến cảm giác bí ẩn, bối rối, khó xử… khi trải qua một tình huống đặc biệt trước đó.

Chẳng hạn, một phụ nữ có thể đi vào một căn nhà ở một đất nước mà bà chưa bao giờ tới, và cảm thấy nó thật thân thiết với mình. Các nhà tâm lý có thể đưa ra nhiều giải thích theo chủ nghĩa tự nhiên, tuy nhiên nguyên nhân cuối cùng của hiện tượng này vẫn còn là một bí ẩn.

7. UFO

Hiện nay, trung bình mỗi ngày có hàng trăm thông tin về những vật thể lạ không xác định (UFO), 99% trong số này có thể giải thích bằng các yếu tố tự nhiên hay kỹ thuật, 1% còn lại vẫn là những điều bí ẩn.

8. Gần cái chết và cuộc sống sau khi chết

Nhiều người đã từng ở gần cái chết và một số người cho biết họ đã trải qua những thời khắc bí ẩn khác nhau, như: đang đi ngang một đường hầm thì xuất hiện luồng ánh sáng và họ cảm thấy đang hợp nhất với những người thân yêu, một cảm giác bình yên… và những điều này có thể ám chỉ họ sắp chết.

Tuy nhiên những người theo chủ nghĩa hoài nghi cho rằng những khoảnh khắc này là hoàn toàn tự nhiên và là những ảo giác của bộ não bị chấn thương.

9. Khả năng tâm linh và năng lực dự báo

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra những người được cho là có khả năng tâm linh, và các kết quả nghiên cứu đã phủ định hoặc khá mơ hồ về hiện tượng này.

10. Mối liên quan giữa trí óc/ cơ thể

Khoa học y khoa chỉ mới bắt đầu hiểu cách thức trí óc ảnh hưởng đến cơ thể. Chẳng hạn tác dụng của giả dược cho thấy con người trong một khoảng thời gian nào đó có thể giảm nhẹ các cơn đau bằng cách nghĩ rằng biện pháp chữa trị này có hiệu quả, mặc dù trên thực tế nó không có hiệu quả y học nào.
 
P

proechcom

Một lần, bạn đang trả lời một người hỏi đường, thì đột nhiên, hai người lạ mặt khênh một cánh cửa đặt giữa bạn và vị khách. Bạn hơi ngạc nhiên một chút, nhưng sau đó hai kẻ bất lịch sự kia đã vội vã khênh cửa đi. Sau đó, bạn vẫn tiếp tục nói mà không nhận thấy một điều kỳ lạ đã xảy ra…

Người khách hỏi: “Chị thấy gì lạ không?”. Bạn nhăn trán... Hình như bạn cảm thấy có gì đó khác lạ nhưng lại không hiểu là gì. Người khách lại hỏi: “Chị thử nhìn tôi kỹ hơn xem nào!” Bạn nhìn rất sâu vào mắt người khách, rồi bạn để ý tới giọng anh ta nói, tới áo quần anh ta mặc… Hồi lâu… A! Bạn bỗng hét lên. Đứng trước mặt bạn là một người đàn ông hoàn toàn khác chứ không phải người đã hỏi đường bạn… Một lúc sau, người lạ này giải thích cho bạn biết rằng, anh ta là một trong hai người đàn ông khênh cánh cửa và đã tráo đổi vị trí với người khách hỏi đường trong thời gian ngắn ngủi khi họ dừng lại giữa hai người…

Trên đây là một ví dụ tiêu biểu về hiện tượng ảo giác, một hiện tượng kỳ lạ và khó hiểu nhất thường gặp trong thực tế. Người làm thí nghiệm này là Giáo sư Daniel Simons, Đại học Havard, Mỹ. Ông đã tiến hành thí nghiệm này trên hàng trăm trường hợp khác nhau và kết quả thật kỳ lạ: Trên 50% các trường hợp, người chỉ đường vẫn tiếp tục nói chuyện với vị khách hỏi đường đã bị đánh tráo mà không nhận ra điều gì lạ, mặc dù hai nhân vật này hoàn toàn khác nhau, từ hình dáng, giọng nói tới quần áo.

Nhận biết có lựa chọn

Hiện tượng trên còn có tên khoa học là “mù thoáng qua”(change-blindness). Cùng với các kết quả thí nghiệm khác, đầu những năm 90, hiện tượng này dẫn tới một giả thuyết gây ra nhiều cuộc tranh luận dữ dội: Cái chúng ta thực sự nhìn thấy ít hơn rất nhiều so với cái chúng ta tưởng rằng đã nhìn thấy. Điều đó có nghĩa là, chúng ta luôn sống trong ảo giác do niềm tin gây ra. Trong thí nghiệm trên, người chỉ đường luôn tin rằng mình đang nói chuyện với cùng một người hỏi đường, nên hoàn toàn không nhận thấy anh ta có sự thay đổi gì sau khi đã bị đánh tráo.

Ông Simons giải thích: "Nếu bạn quan sát một khung cảnh với những hiện tượng xảy ra trong đó, thường bạn chỉ có thể nhận biết một số chi tiết nhất định. Những chi tiết này sẽ được bổ sung thêm nhờ khả năng nhớ lại hoặc trí tưởng tượng của bạn, để cho ra một hình ảnh tổng quát về cái mà bạn đã nhìn được trong não bộ".

Mắt có vai trò như một ống kính

Trong hệ thống ghi chép và lưu giữ hình ảnh, mắt đóng vai trò như một ống kính video. Nó liên tục quét các hình ảnh để đưa và trung tâm xử lý của não bộ. Tại đây, hình ảnh sẽ được phân tích rất nhanh. Thông tin không quan trọng sẽ bị loại bỏ và chỉ có những chi tiết quan trọng nhất giúp con người ứng xử trong hoàn cảnh nhất định mới đọng lại trong não bộ.

"Nhờ có thể lựa chọn giữa những chi tiết quan trọng và không quan trọng nên con người mới tồn tại được", Triết gia Daniel Dennett đã khẳng định như vậy trong một cuốn sách có tiêu đề "Kiến giải về Ý thức". Theo đó, hình ảnh lưu trữ trong não bộ lâu ngày sẽ chiếm quá nhiều bộ nhớ nên nó chỉ ghi lại những gì đã thay đổi và giả định rằng, tất cả những thứ khác vẫn giữ nguyên như vậy.

Chuyện về một con vượn chạy qua...

Daniel Simons lại tiếp tục làm một thí nghiệm sau để chứng minh rằng, thực tế chúng ta luôn bỏ sót những chi tiết nhất định. Ông cho mời 40 người đàn ông tới xem một trận bóng rổ và yêu cầu họ đếm tất cả các đường chuyền của hai đội. Những người đàn ông đều tập trung hết sức vào các pha chuyền bóng. Đột nhiên xuất hiện một con vượn chạy đi chạy lại qua sân bóng đến 5 giây đồng hồ. Sau đó, Simons đã hỏi tất cả 40 người đàn ông này về con vượn và họ đều trả lời là không nhìn thấy gì cả.

“Thường thì người ta không bao giờ nhìn thấy rừng xanh giữa đám cây cối rậm rạp”, Simons nói. Điều đó đôi khi rất nguy hiểm. Các chuyên gia nghiên cứu giao thông cho biết, phần lớn các tai nạn ôtô đều có liên quan tới hiên tượng "mù thoáng qua". Trong thí nghiệm trên, những người đàn ông chúi mắt vào các quả bóng có thể so với người tài xế đang lái xe chạy trên đường và mải mê nghĩ về một chuyện gì đó, còn con vượn đóng vai người qua đường. Thế là xảy ra tai nạn!
 
K

khanhharry

hỏi các bạn

Tại sao quả trứng gà còn sống(chưa chín) lại khó xoay tròn?
 
H

hi.iamblue

Mình cũng rất thích tìm hiểu mấy cái vụ này. Trả lời câu hỏi của khanhharry, có phải vì quả trứng gà sống bên trong nó không phải là một khối rắn cố định như trứng gà chín mà là một khối chất lỏng, nên khi xoay quả trứng thì vỏ trứng và phần chất lỏng bên trong không tạo thành 1 khối thống nhất nên khó xoay, phải hông bạn. Cái này mình chế ra chứ chưa đọc qua bao giờ, xin được chỉ giáo.
 
L

letanphat295

Cho ngày hôm nay

Có hai ngày trong tuần chúng ta không nên lo lắng.
Một ngày là ngày hôm qua, với những sai lầm, những âu lo, những tội lỗi, những thiếu sót ngớ ngẩn, sự nhức nhối và những nỗi đau. Ngày hôm qua đã đi qua. Mọi tiền bạc trên đời này cũng không thể đem ngày hôm qua quay trở lại. Chúng ta không thể nào hủy bỏ một hành động mà chúng ta đã làm cũng như không thể nào xóa đi một ngôn từ mà chúng ta đã thốt ra. Ngày hôm qua đã đi xa rồi!

Còn một ngày nữa mà chúng ta không nên lo lắng, đó là ngày mai với những kẻ thù quá quắt, gánh nặng cuộc sống, những hứa hẹn tràn trề hi vọng và việc thực hiện thì tồi tệ. Mặt trời của ngày mai sẽ mọc lên hoặc là chói lọi hoặc là khuất sau một đám mây, nhưng dù gì thì nó vẫn sẽ mọc lên. Và ngày trước khi nó mọc lên, vào ngày mai chúng ta chẳng có mối đe dọa nào, bởi lẽ nó vẫn chưa được sinh ra mà.

Vì vậy chỉ còn một ngày duy nhất - ngày hôm nay. Bất cứ ai cũng đều phải đấu tranh để sống dù chỉ một ngày. Thật ra chẳng phải những gì trải qua ngày hôm nay khiến người ta phát điên - mà đó chính là sự hối tiếc về những gì đã xảy ra ngày hôm qua và những lo sợ về những gì ngày mai có thể đem đến
 
N

niemtin_267193

ê cho tui tham gia với!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!tui cũng khoái khoa học lém
đặc biệt là các bí ẩn trong khoa học
sở trường là SV học
 
D

do_re_mon_97

mọi người đừng có bỏ rơi mọt người mê khoa học như tui nha****************************???????????hahahahahahahahahahaha
 
V

vthlong_hellokitty

Cho mình tham gia với,để mở đầu làm quen thì tớ xin phép được hỏi 1 câu về khoa học:vì sao sao lại lấp lánh nhỉ?
 
Z

zui123

cho minh` tham ja với
minh` có 1 câu hỏi mặc dù có người tra lời cho nhưng vẫn ko hiểu
_____vì sao tuyết lại trắng ,nước dá lại trong____________
 
N

niemtin_267193

cho minh` tham ja với
minh` có 1 câu hỏi mặc dù có người tra lời cho nhưng vẫn ko hiểu
_____vì sao tuyết lại trắng ,nước dá lại trong____________
đó là do cấu trúc tinh thể nc đá
Ice_structure.jpg

khác cấu trúc tinh thẻ tuyết
2002325water_D6.jpg

2002325water_D7.jpg

Schnee2.jpg
 
Top Bottom