ai mún tìm hiểu về england nào?

F

fantasy2010

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Luân đôn Mỗi ngày Luân đôn đón hơn chín triệu khách du lịch đến thăm những toà nhà nổi tiếng nhất ở Anh. Đó là Tháp Luân đôn, là nhà thờ thánh Paul, và toà nhà Quốc hội.
Bạn có thể ghé thăm một vài những địa danh nổi tiếng bằng xe bus đặc biệt dành cho khách du lịch. Bạn có thể xuống và lại lên tại bất cứ nơi nào bạn muốn thăm. Hoặc bạn có thể đi một vòng trên Con mắt Luân đôn. Chiếc đu quay khổng lồ này sẽ chầm chậm đưa bạn lên cao 135 mét so với mặt sông Thames. Từ đây, bạn có thể phóng tầm mắt để ngắm quang cảnh tuyệt vời của cả thành phố.
Cung điện Buckingham là nơi ở của Nữ hoàng ở Luân đôn. Nó nằm cuối đại lộ The Mall rất dài. Vào một số ngày, bạn có thể nhìn thấy cờ của Nữ hoàng- Ngọn cờ Hoàng gia trên đỉnh toà nhà. Đó là lúc Nữ hoàng đang có mặt tại cung điện. Bạn có thể ghé thăm một số căn phòng của cung điện vào tháng 8 và tháng 9. Và vào hầu hết các buổi sáng trong năm, bạn có thể xem những người lính thay phiên gác ở phía ngoài của cung điện.
Windsor Thành phố này cách Luân đôn không xa lắm. Đến đây, bạn có thể được tham quan thêm một nơi ở nữa của Nữ hoàng Anh - lâu đài Windsor. Toà nhà tuyệt đẹp này cùng với toà Tháp tròn khổng lồ trở thành nơi ở của các vị vua và nữ hoàng Anh từ thời của William the Conqueror. Đây là toà lâu đài lớn nhất châu Âu. Năm 1992, có một trận cháy lớn tại đây và rất nhiều căn phòng bị hỏng nặng, nhưng giờ đây, nó lại trở về vẻ đẹp vốn có của mình với các bức tranh và bàn ghế tuyệt đẹp.
Oxford và Cambridge là hai thành phố có hai trường đại học nổi tiếng nhất ở Anh. Khắp thành phố là những toà nhà cổ, nhà thờ, bảo tàng, công viên và vườn hoa xinh đẹp.
Mỗi thành phố đều có một con sông chảy qua. Ở Oxford là dòng sông Isis (tên gọi của sông Thames chảy qua thành phố này), và ở Cambridge là dòng sông Cam nơi bạn có thể thử chèo thuyền thúng- nhưng tất nhiên đó không phải là một việc dễ dàng. Bạn cũng có thể tham gia một tua du lịch đi bộ hoặc tua du lịch bằng xe bus không mái đặc biệt vòng quanh hai thành phố này.
Birmingham là thành phố lớn thứ hai của Anh, sau Luân đôn. Nó nổi tiếng về hội hoạ, âm nhạc và mua sắm. Ở đây, cũng có nhiều địa chỉ ăn uống rất ngon mà giá cả lại phải chăng. Buổi tối, các câu lạc bộ và các quán rượu luôn đông đúc, nhưng bạn sẽ có những giây phút thư giãn tuyệt vời.
Birmingham là nơi có dàn nhạc giao hưởng thành phố nổi tiếng, có Trung tâm Sinh vật biển và Bảo tàng đường sắt rất hấp dẫn đối với du khách.
Liverpool nằm trên bờ sông Mersey ở bờ biển phía tây bắc của nước Anh. Nó là quê hương của ban nhạc Rock nổi tiếng thế giới vào những năm 1960- The Beatles. Những người hâm mộ ban nhạc này có thể tới đây để tham quan triển lãm về hành trình của The Beatles, hay tham gia một tua du lịch về The Beatles
 
F

fantasy2010

CÔNG VIÊN
Công viên Nước Anh, đặc biệt là thành phố Luân đôn nổi tiếng khắp thế giới về rất nhiều các công viên xinh đẹp. Công viên Hyde Park, Công viên thánh James hay Regent Park là những cái tên rất quen thuộc đối với nhiều người. Nước Anh còn có rất nhiều các công viên theo chủ đề. Tháp Alton các 67 km về phía bắc của Birmingham là công viên theo chủ đề nổi tiếng nhất ở Anh. Đến đây, bạn có thể hoà mình cùng với tiếng cười và những tiếng thét của những người đi xe trượt tròn. Thế giới phiêu lưu Chessington ở phía nam nước Anh cũng là một công viên theo chủ đề rất đáng để bạn ghé thăm. Trong công viên có nhiều loại trò chơi đi xe khác nhau để bạn tham gia. Một trong số đó là Thác Rồng, nhưng bạn hãy chuẩn bị tinh thần là sẽ bị ướt hết người đấy nhé.
Các công viên quốc gia ở Anh thường là một vùng đất rộng có quang cảnh đẹp. Công viên Quốc gia Quận hồ ở tây bắc nước Anh là một địa điểm du lịch kì thú. Mười sáu hồ lớn nằm cạnh bên nhau giữa những trùng điệp núi đồi. Có những hồ hoàn toàn yên tĩnh, hoang sơ như Buttermere và Wastwater. Cũng có hồ có những thị trấn xung quanh và tàu thuyền tấp nập như Windermere và Derwentwater.
Ở tỉnh Yorkshire có hai công viên quốc gia tuyệt đẹp. Phía tây bắc là Công viên quốc gia Thung lũng Yorkshire với hàng trăm kilomet vuông là đồi và thung lũng, là những dòng sông chảy xiết và những ngôi làng nhỏ xinh đẹp. Công viên quốc gia Cánh đồng hoang phía bắc York nằm phía đông bắc của Yorkshire cũng sẽ khiến bạn trầm trồ.
 
F

fantasy2010

* CÁC LỄ HỘI Ở ANH
Ở Anh, Mỹ, và Canada mỗi mùa đều có những lễ hội và lễ kỉ niệm riêng. Hàng ngàn năm trước đây người Anh còn là những người theo nhiều đạo. Trong tín ngưỡng của họ, mặt trời, mặt trăng, gió, mưa, động vật và cây cối đều rất quan trọng, và họ đều có những lễ hội dành cho những hiện tượng này.
Khi người thiên chúa giáo đến nước Anh, người ta muốn giữ lại một số lễ hội cũ của mình, vì thế có nhiều lễ hội được bảo tồn nhưng dưới hình thức là lễ hội của người thiên chúa giáo. Lễ hội hoá trang, lễ giáng sinh, lễ tình yêu, lễ phục sinh là ví dụ của những ngày lễ thiên chúa giáo này. Ngày nay, rất nhiều người kể cả những người không thường xuyên đi nhà thờ cũng tổ chức những lễ hội này và cả những lễ hội khác không có nguồn gốc từ nhà thờ.
Trong hầu hết các lễ kỉ niệm thức ăn, gia đình và hoa luôn là những phần rất quan trọng. Phần đông người ta có một bữa tối xum họp gia đình đày ắp thức ăn vào lễ Giáng sinh; người Mỹ và người Canada vào dịp lễ tạ ơn dù đi đâu xa cũng về họp mặt gia đình. Rất nhiều người tặng quà người thân là sôcôla và các loại kẹo ngọt vào dịp Giáng sinh, lễ tình yêu hay lễ Phục sinh. Các ngày lễ khác cũng có loại thức ăn đặc trưng của mình. Các nhà hàng đông nghẹt vào dịp lễ tình yêu và ngày ngày của mẹ, và các cửa hàng hoa cũng bán được rất nhiều hoa vào những dịp này.
Ngày nay nhiều người phải sống xa gia đình, vì thế họ thường gửi thiệp chúc mừng vào những dịp đặc biệt như lễ giáng sinh, ngày của mẹ và lễ Phục sinh.
Thời gian trôi đi, những lễ hội cũng đã có ít nhiều thay đổi. Nhưng người ta đã kỉ niệm những ngày lễ này hàng trăm năm và vẫn sẽ kỉ niệm chúng trong nhiều nhiều năm nữa.
Năm mới
Đêm giao thừa vào ngày 31 tháng 12, ngày cuối cùng trước khi năm mới bắt đầu. ở nhiều nơi, người ta đi dự tiệc, đến quán bar hoặc nhà hàng cùng với bạn bè vào buổi tối. Đôi khi họ có thể tụ tập ở những quảng trường lớn. Ở New York, hàng nghìn người kéo đến quảng trường Thời gian; Ở Luân đôn người ta tụ tập ở quảng trường Trafalgar. Gần đến đúng nửa đêm, người ta nhìn đồng hồ và cùng nhau đếm ngược 10 giây cuối cùng trước khi năm mới bắt đầu: “ mười, chín, tám…”
Vào lúc nửa đêm người ta quây thành vòng tròn tay nắm tay và cùng hát bài dân ca cổ Auld Lang Syne. Một người Xcốtlen tên là Robert Burns đã viết lời cho bài hát này cách đây khoảng 200 năm. Bài hát nói về nỗi nhớ nhung những người bạn cũ. Nhiều người sẽ uống một ly rượu, đốt pháo hoa hoặc nhảy múa cho đến khi mặt trời mọc.
Ở Scotlen đêm giao thừa mang một cái tên đặc biệt: Hogmanay. Vào đêm giao thừa, có một tục lệ truyền thống là xông nhà. Người đầu tiên đặt chân vào nhà bạn trong năm mới sẽ là người xông nhà; nếu đó là một người cao ráo, da đêm và là người bạn không quen biết thì người đó sẽ mang lại may mắn cho gia đình bạn. Người xông nhà phải mang theo một ít thức ăn, một chút tiền, hoặc một viên than để ném vào lò sưởi.
Ở Endiburg vào đêm giao thừa có những ngôi nhà và những con phố đầy ắp tiệc tùng, những bản nhạc và những điệu múa Scotlen, những đoàn diễu hành và rất nhiều pháo hoa.Vào dịp này người ta ăn những thức ăn riêng dành cho dịp Năm mới. Đồ ăn truyền thống của người Scotlen trong các lễ hội là haggis, một món ăn thường làm từ thịt cừu trông giống như một cái xúc xích tròn.
Ngày năm mới bắt đầu được tính là ngày Mùng 1 tháng Giêng, ngày đầu tiên của năm mới. Đây là ngày lễ của tất cả mọi người nên nhiều ngân hàng và cửa hàng sẽ đóng cửa. Nhiều người sẽ ở nhà và nghỉ ngơi. Hầu hết mọi người sẽ đi làm lại vào ngày mùng 2 tháng Giêng, nhưng riêng ở Scotlen người ta được nghỉ lễ 2 ngày và đến ngày mùng 3 mới phải đi làm lại.
Vào thời điểm đặc biệt này của năm, nhiều người sẽ đưa ra Nghị quyết năm mới. Họ sẽ quyết định thay đổi bản thân để trở thành một người tốt hơn. Chẳng hạn, họ có thể đưa ra quyết tâm như: “Tôi sẽ bỏ thuốc lá”, “Tôi sẽ học thêm một cái gì đó mới mẻ” hay “Tôi sẽ đi làm chăm chỉ hơn”.
Các cửa hàng luôn bận bịu vào dịp tháng Giêng với chiến dịch Kinh doanh tháng Giêng. Điều đó có nghĩa là mọi thứ sẽ rẻ hơn so với thời điểm trước lễ Giáng sinh, vì thế đây là thời điểm lí tưởng để mua quần áo rét.
Nếu gặp bạn bè lần đầu tiên trong năm mới, người ta sẽ ôm hôn nhau và cùng chúc “Năm mới tốt lành!”
Ngày lễ Tình yêu
Ngày lễ Tình yêu được bắt đầu cách đây hơn 2000 năm. Vào thời điểm đó, ngày lễ Tình yêu là một ngày hội mùa đông vào ngày 15 tháng 2. Vào ngày đó, những người theo đạo cầu xin các vị thần của họ ban phát những trái cây ngọt ngào, rau quả tươi tốt và những con gia súc khoẻ mạnh.
Khi người Thiên chúa giáo đến nước Anh, họ mang theo câu chuyện truyền thuyết về một vị thánh tên là Valentine. Valentine là người theo đạo Thiên chúa sống ở thế kỉ thứ 3 (khoảng giữa năm 200 và 300). Hoàng đế La Mã lúc bấy giờ là Claudius đệ nhị không theo Thiên chúa giáo. Ông ta ra lệnh cho các binh lính của mình không được phép lập gia đình bởi theo ông ta người lính đã có gia đình sẽ không chiến đấu tốt được nữa. Valentine làm việc cho nhà thờ và một lần ông đã giúp đỡ một người lính kết hôn. Hoàng đế La Mã phán quyết rằng Valentine sẽ phải chết vì việc làm sai trái của ông. ở trong tù, Valentine lại yêu con gái của viên cai ngục. Ngày ông bị hành quyết, ông gửi cho người yêu một mảnh giấy nhỏ, và cuối mẩu giấy ông viết “Valentine của em”. Ông chết vào ngày 14 tháng 2, vì thế lễ hội mùa đông đã chuyển từ ngày 15 sang ngày 14 tháng 2, và tên lễ hội được đổi thành Ngày thánh Valentine.
Đầu thế kỉ 19, khi nước Anh bắt đầu có bưu điện, người ta gửi cho nhau những tấm thiệp Valentine tới những người mình yêu thương vào gày 14 tháng 2. Những tấm thiệp in hình những bông hoa cùng với những con chim và những lời thổ lộ ở mặt trong:
Em yêu thương ơi, hoa hồng đỏ thắm
Hoa violet màu xanh
Đường kia dẫu ngọt
Làm sao bằng tình yêu của anh
Ngày nay, người ta vẫn gửi cho nhau những tấm thiệp Valentine, nhưng thường họ không ghi tên mình, họ chỉ viết “Hãy là người yêu của em/anh” hay “Từ người yêu của em/anh”.
Trẻ con đôi khi gửi hoa hoặc sôcôla cho bạn bè và thầy cô giáo của mình. Đàn ông thường tặng người yêu hoặc vợ mình những bông hoa hồng đỏ thắm. Rất nhiều người tổ chức bữa ăn tối trong ánh nến và tiếng nhạc du dương với người mình yêu mà thôi.
Lễ phục sinh
Lễ Phục sinh là lễ hội quan trọng nhất theo lịch của nhà thờ, nó thậm chí còn quan trọng hơn cả lễ Giáng sinh. Khởi nguồn của lễ Phục sinh là ngày thứ sáu Tuần thánh, ngày mà những người La Mã đã treo cổ Chúa Jesus ở Jerusalem cách đây hơn hai nghìn năm.
Hai ngày sau đó, vào ngày Chủ nhật Phục sinh, những người theo đạo Thiên chúa giáo cho rằng chúa Jesus sống lại.
Lễ Phục sinh ngày nay là lễ hội của những người theo đạo Thiên chúa, nhưng từ “Easter” (lễ Phục sinh) bắt nguồn từ “Eostre”, là bà Chúa mùa xuân của người không theo đạo. Ngày Phục sinh là ngày chủ nhật sau ngày trăng tròn đầu tiên kể từ ngày đầu tiên của mùa xuân (ngày 21 tháng 3). Ngày Phục sinh mỗi năm là một ngày khác nhau nhưng nó luôn rơi vào khoảng 22 tháng 3 đến 25 tháng 4.
Mùa xuân là mùa sinh sôi của vạn vật, vì thế khi người ta có tập tục gửi thiệp Phục sinh vào thế kỉ 19, trên những tấm thiệp luôn có hình của những chú cừu non, thỏ hay chim chóc.
Những quả trứng là phần không thể thiếu của Lễ Phục sinh bởi nó tượng trưng cho mùa xuân và cuộc sống mới. Một phong tục truyền thống trong ngày Phục sinh là tục “Lăn trứng”. Những quả trứng được vẽ màu sặc sỡ, rồi được đặt lên đỉnh núi cho chúng tự lăn xuống. Quả trứng lăn xuống chân núi đầu tiên sẽ là quả trứng thắng cuộc.
Vào ngày Chủ nhật Phục sinh, người ta thường tặng nhau những quả trứng làm bằng sôcôla để làm quà. Tục lệ này có xuất sứ từ châu Âu vào đầu thế kỉ 19 và du nhập vào nước Anh khoảng năm 1870. Ngày nay, những quả trứng có thể rỗng, nhưng cũng có quả có những mẩu sôcôla nhỏ xíu bên trong; có quả rất to, nhưng cũng có quả rất nhỏ.
Một vài ông bố, bà mẹ kể cho con của mình rằng chú Thỏ Phục sinh đã mang trứng và giấu trong vườn. Bọn trẻ sẽ ra ngoài vườn và tìm những quả trứng về.
Rất nhiều người còn ăn món bánh mì nóng hình chữ thập vào dịp Phục sinh. Đó là những ổ bánh mì được nướng cùng các loại quả và gia vị có hình chữ thập ở phía bên trên. Chúng rất nóng, và người xưa còn có một bài hát về lại bánh này:
Bánh mì nóng hình chữ thập, bánh mì nóng hình chữ thập
Một cái một xu, hai cái cũng chỉ một xu
Bánh mì nóng hình chữ thập.
Nếu không có con gái
Bạn hãy mua cho con trai
Một cái một xu, hai cái cũng chỉ một xu
Bánh mì nóng hình chữ thập.
Một vài phụ nữ và các cô gái trang trí mũ đội đầu Phục sinh. Họ kết rất nhiều loại hoa Phục sinh trên đó, và đội chúng để tham gia đoàn diễu hành Phục sinh.
Nhiều người cũng đến nhà thờ vào ngày Phục sinh. Nhà thờ ngập tràn hoa và người ta hát những bài hát đặc biệt dành cho lễ Phục sinh.
Ngày Thứ hai Phục sinh là ngày tất cả mọi người đều được nghỉ, vì thế họ xem các môn thể thao hay đi chơi nhân dịp này. Trẻ con thường được nghỉ lễ Phục sinh từ một đến hai tuần.
Lễ hội Hoá trang
Những người không theo đạo ở nước Anh xưa kia thường đón năm mới vào ngày Mùng 1 tháng 11. Sau khi những người theo đạo Thiên chúa đến nước Anh thì họ kỉ niệm ngày lễ các Thánh. Đây là một lễ hội kéo dài trong 3 ngày từ 31 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11. Ngày 31 tháng 10 đượi gọi là Đêm của tất cả các vị Thánh, và dần dần ngày này được đổi tên thành Halloween (lễ hội Hoá trang).
Vào tháng 11, mùa đông đã đến rất gần, và cách đây hàng nghìn năm, người ta cho rằng mùa đông là thời gian những linh hồn xấu xa như ma quỷ hoành hành. Họ muốn xua đuổi những linh hồn xấu xa đi, vì thế họ đốt những đống lửa to bên ngoài căn nhà của mình. Họ cũng làm những đèn lồng (jack olantern) từ những loại rau quả to nhất của mùa thu. Tên gọi của loại đèn lồng này có nghĩa là “đèn lồng của anh Jack”. “Đèn lồng là một dụng cụ đem lại ánh sáng, còn Jack, theo quan niệm của một số người, là người gác đêm có loại lồng đèn này.
Để làm được lồng đèn, người ta khoét một lỗ trên một loại quả lớn, thường là quả bí ngô. Sau đó, họ đặt một ngọn nến bên trong cái lỗ và khoét quả bí theo hình mặt người để ánh sáng toả ra ngoài.
Người ta cũng thường ăn mặc giống như phù thủ hay ma quỷ trong ngày Halloween để xua đuổi tà ma và những linh hồn xấu xa.
Bây giờ trẻ con vẫn còn giữ lại tục này nếu chúng đi dự tiệc Halloween. Người ta thường trang trí rất đặc biệt cho bữa tiệc của lễ hội Hoá trang và chơi các trò chơi. Đồ trang trí thường có màu đen (tượng trưng cho bóng đêm và cái chết) và màu cam (tượng trưng cho mùa thu và các loại rau quả).
Một trò chơi được ưa thích trong bữa tiệc của lễ hội Hoá trang là “đớp táo”. Vào tháng Mười, táo chín rất nhiều nên không mấy khó khăn khi đi kiếm táo. Sẽ có một người đặt táo và nước trong một cái bát to. Thường là quả táo sẽ nổi lên trên mặt nước. Sau đó, người ta sẽ buộc một cái gì đó vòng quanh đầu của người chơi đầu tiên để người này không nhìn thấy gì. Người chơi phải cho tay ra phía sau lưng và dùng răng để lôi quả táo lên khỏi mặt nước. Sau đó là lượt chơi của những người tiếp theo. Đôi khi trò chơi trở nên rất khó khăn và người chơi thường bị uớt sũng.
Ở Mỹ và Canađa, đôi khi cả ở Anh, bọn trẻ con thường chơi trò” chơi xỏ hay thiết đãi”. Chúng thường hoá trang thành phù thuỷ và ma quỷ, kéo đến những ngôi nhà quanh nơi ở theo từng nhóm nhỏ. Khi có người ra mở cửa, chúng sẽ hỏi: “Thiết đãi chúng tôi hay để chúng tôi chơi xỏ đây?” Người chủ nhà sẽ phải quyết định hoặc là thiết đãi tụi trẻ bằng cách cho chúng sôcôla hay hoa quả, hoặc để cho chúng bày trò, thường là chúng sẽ ném các thứ tương tự như trứng vào nhà.
Lễ Tạ ơn
Hầu như các loại rau quả đềuênsinh trường và phát triển qua suốt mùa hè, và khi mùa thu đến, chúng đã chín để có thể mang về nhà. Thời gian này người ta gọi là mùa thu hoạch. Sau mùa thu hoạch, nhiều người muốn cảm ơn chúa vì đã phù hộ cho họ có được một vụ mùa tươi tốt. Vì thế mới có lễ hội mùa thu hoạch hay lễ Tạ ơn ở nhà thờ. Người ta sẽ mang đến nhà thờ rất nhiều loại quả, rau, hao và bánh mì, và người ta hát những bài ca đặc biệt để tạ ơn. Tục lệ này có cách đây hàng trăm năm về trước.
Vào thàng 9 năm 1620, một nhóm người Anh theo đạo Thanh giáo đi từ Plymouth, Anh vượt Đại Tây Dương trên con thuyền Hoa Tháng Năm (The Mayflower) tới mũi Cod ở Bắc Mỹ. Họ buộc phải rời nước Anh vì lí do tôn giáo, và bởi vì họ muốn một vùng đất dừng chân cho gia đình mình. Họ muốn trồng trọt cho chính mình chứ không phải cho người khác.
Những người hành hương này đã vượt qua Đại Tây Dương trong 66 ngày gian khổ và nguy hiểm. Khi họ đến miền đất mới, họ gọi nơi đây là Nước Anh Mới (New England), nhưng họ không phải là những cư dân đầu tiên. Những người Anh điêng da đỏ mới là những người đầu tiên đặt chân lên vùng đất này. Có những lúc người theo đạo Thanh giáo đã giao chiến với những thổ dân da đỏ, nhưng họ cũng học đượch từ những người Anh điêng này rất nhiều điều. Những người thổ dân đã dạy cho họ cách sống trên mảnh đất của mình, như việc làm sao trồng và nấu những loại rau quả mới.
Mùa đông đầu tiên thật quá đỗi khó khăn. Rất nhiều người Thanh giáo đã chết bởi thời tiết quá lạnh lẽo và bởi vì họ không có đủ thức ăn. Khi mùa xuân đến, được sự giúp đỡ của những người thổ dân than thiện, họ bắt đầu gieo hạt những giống cây mới. Và mùa thu năm 1621 là vụ mùa đầu tiên họ được thu hoạch.
Họ muốn bày tỏ lòng biết ơn, không chỉ vì họ đã có một vụ mùa bội thu, mà còn vì họ có nhà mới, cuộc sống mới và những người bạn mới.
Ngày Lễ Tạ ơn ở nước Mỹ đã bị thay đổi đến ba lần, và bây giờ nó là ngày thứ 5 của tuần thứ tư trong tháng 11. Rất nhiều người Mỹ và Canađa vẫn cùng gia đình xum họp và ăn bữa tối cùng nhau trong dịp Lễ Tạ ơn. Họ ăn thịt gà tây cùng với các loại rau, củ, quả của mùa thu và sau đó là bánh bí ngô.
Ở Mỹ, vào ngày này, người ta thường tổ chức những trận đấu bóng đá lớn, vì thế có nhiều người sẽ kéo ra sân vận động xem hay ở nhà theo dõi qua truyền hình.
Canađa ở phía bắc của nước Mỹ, vì thế mùa đông sẽ dài hơn và mùa thu hoạch cũng đến sớm hơn. Ngày Lễ Tạ ơn cũng đã nhiều hơn một lần bị thay đổi, nhưng bây giờ người ta tổ chức vào ngày thứ hai của tuần thứ hai trong tháng 10. ở Canađa, người ta cũng được nghỉ vào dịp Lễ Tạ ơn, ăn bữa tối truyền thống với thịt gà tây và bánh bí ngô giống như
 
L

luongdaica

ặc ặc! cậu có được gì trong vụ quảng bá này không mà kỳ công pót vây?
 
Top Bottom