Ai làm hộ bài văn này với!!!

B

buimaihuong

gợi ý nhé!

Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội 11km về phía Tây. Quận Hà Đông nằm dọc theo Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và trên ngã ba sông Nhuệ, sông La Khê.

Vị trí địa lý

Phía Đông giáp huyện Thanh Trì, quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp huyện Từ Liêm, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp các huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ; phía Nam giáp các huyện Thanh Oai, Chương Mỹ.

Diện tích tự nhiên: 47, 9174km2.

Dân số: khoảng 225.100 người (năm 2009).

Lịch sử hình thành

Năm 1888, tỉnh Hà Đông được thành lập, tỉnh lỵ đóng ở làng Cầu Đơ, nên lúc đó được gọi là tỉnh Cầu Đơ. Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên là tỉnh Hà Đông, tỉnh lỵ là thị xã Hà Đông. Năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh Hà Tây và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây.

Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Sơn Bình.

Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội. Theo đó, thị xã Hà Đông thuộc Hà Nội nhưng tạm giao cho tỉnh Hà Sơn Bình quản lý.

Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Theo đó, thị xã Hà Đông lại thuộc tỉnh Hà Tây; thị xã Hà Đông gồm 5 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Văn Yên, Vạn Phúc, Hà Cầu và 3 phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi.

Ngày 23/6/1994, Chính phủ ra Nghị định số 107/2003/NĐ-CP, về việc thành lập phường Văn Mỗ thuộc thị xã Hà Đông trên cơ sở các thôn Văn Quán, Mộ Lao (của xã Văn Yên) và phố Trần Phú của phường Yết Kiêu; phường Phúc La thuộc thị xã Hà Đông trên cơ sở các thôn Xa La, Yên Phúc (của xã Văn Yên) và các phố Nguyễn Đức Cảnh, Tô Hiến Thành, Nguyễn Công Trứ của phường Yết Kiêu. Sau khi điều chỉnh, thị xã Hà Đông gồm 5 phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Văn Mỗ, Phúc La và 4 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Vạn Phúc, Hà Cầu.

Ngày 23/9/2003, Chính phủ ra Nghị định số 107/2003/NĐ-CP, về việc thành lập phường Vạn Phúc, phường Hà Cầu thuộc thị xã Hà Đông trên cơ sở diện tích và dân số của 2 xã Vạn Phúc và Hà Cầu; chuyển xã Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức và xã Phú Lương, xã Phú Lãm thuộc huyện Thanh Oai về thị xã Hà Đông quản lý.

Sau khi điều chỉnh, thị xã Hà Đông có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Văn Mỗ, Phúc La, Vạn Phúc, Hà Cầu và 5 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm.

Ngày 1/4/2006, Chính phủ ra Nghị định số 1/2006/NĐ-CP về việc mở rộng thị xã Hà Đông. Theo đó chuyển toàn bộ các xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai và xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức về thị xã Hà Đông quản lý.

Sau khi điều chỉnh thị xã Hà Đông có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Văn Mỗ, Phúc La, Vạn Phúc, Hà Cầu và 8 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội.

Ngày 27/12/2006, Chính phủ ra Nghị định số 155/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây. Thành phố Hà Đông gồm 15 đơn vị hành chính, gồm các phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Văn Mỗ, Phúc La, Vạn Phúc, Hà Cầu và 8 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội.

Ngày 1/3/2008, Chính phủ ra Nghị định số 155/2006/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Đông để thành lập các phường Văn Quán, Mộ Lao, La Khê, Phú La thuộc thành phố Hà Đông. Theo đó:

1. Phường Văn Quán được thành lập trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của phường Văn Mỗ.

2. Phường Mộ Lao được thành lập trên cơ sở diện tích và nhân khẩu còn lại của phường Văn Mỗ.

3. Phường La Khê được thành lập trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Văn Khê, xã Yên Nghĩa và phường Quang Trung.

4. Phường Phú La được thành lập trên cơ sở diện tích và nhân khẩu còn lại của xã Văn Khê; một phần diện tích và nhân khẩu của phường Quang Trung, phường Hà Cầu; một phần diện tích và nhân khẩu của xã Phú Lãm, xã Yên Nghĩa, Phú Lương, Kiến Hưng.

Sau khi điều chỉnh, thành phố Hà Đông có có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 10 phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Phúc La, Vạn Phúc, Hà Cầu, Văn Quán, Mộ Lao, La Khê, Phú La và 7 xã: Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Dương Nội, Biên Giang, Đồng Mai.

Theo Nghị quyết của Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, ngày 29/5/2008, từ ngày 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội.

Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc thành lập quận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở toàn bộ 4.791,74 ha diện tích tự nhiên và 198.678 nhân khẩu với 17 phường trực thuộc của thành phố Hà Đông.

Các đơn vị hành chính

Quận Hà Đông hiện có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Phúc La, Vạn Phúc, Hà Cầu, Văn Quán, Mộ Lao, La Khê, Phú La, Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Dương Nội, Biên Giang và Đồng Mai.

Trụ sở Ủy ban Nhân dân quận tại số 4 phố Hoàng Văn Thụ, Hà Đông, Hà Nội.

Tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội

Về kinh tế: Nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự.

Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2005-2008) đạt 17,7%. Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009, Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng.

Về đầu tư-xây dựng: Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới: Văn Quán, Mỗ Lao, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, trục đô thị phía Bắc…, các trường đại học, các bệnh viện quốc tế với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla.

Từ đầu năm đến nay, quận đã có 32 công trình được duyệt quyết toán, 44 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, 108 công trình đang thi công, 39 công trình đã được phê duyệt đầu tư, 161 công trình đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư để trình duyệt.

Về làng nghề: Hà Đông có nghề dệt lụa nổi tiếng từ lâu với làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng. Đây là một thế mạnh của việc phát triển dịch vụ du lịch kết hợp với tham quan các làng nghề của vùng. Ngoài ra còn có the La Khê, làng rèn Đa Sỹ,…

Về giáo dục: Hiện quận Hà Đông có 65 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cả công lập và tư thục, trong đó có 15 trường học đạt chuẩn quốc gia; 11 trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghịêp đóng trên địa bàn quận.

Về văn hóa-xã hội: Từ năm 1990, Hà Đông là địa bàn điển hình của tỉnh Hà Tây về phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa. Năm 2008, có 82% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 27 làng, khu phố, 82 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa.

Mạng lưới y tế đã có 100% phường đều có trạm y tế và có bác sỹ. Nhiều năm liên tục, Hà Đông giữ vững tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1%/năm.

Danh lam thắng cảnh

Trên địa bàn quận Hà Đông có các di tích lịch sử như chùa Văn Quán, chùa Bia Bà La Khê, chùa Trắng Mậu Lương, đình La Khê, đình Cầu Đơ,.../.
 
L

ly_lovely_16111997

Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía Tây. Hà Đông là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội. Hà Đông vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiện nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà Nội.
Hà Đông nằm dọc theo Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và trên ngã ba sông Nhuệ, sông La Khê.
Địa giới hành chính: phía bắc giáp huyện Từ Liêm, huyện Hoài Đức, phía đông giáp huyện Thanh Trì, phía đông bắc giáp quận Thanh Xuân, phía tây giáp huyện Quốc Oai, Hoài Đức, phía tây nam giáp huyện Chương Mỹ, phía nam giáp huyện Thanh Oai, .
Trước 2006, diện tích thị xã Hà Đông là 16 km², dân số 9,6 vạn người. Ngày 27 tháng 12 năm 2006, chính phủ đã ban hành nghị định số 155/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây, với diện tích như cũ, còn số dân là 228.715 nhân khẩu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị định số 23/2008/NĐ-CP, Hà Đông có có 4.791,40 ha diện tích tự nhiên và 198.687 nhân khẩu.

Lịch sử
Nguyên là làng Cầu Đơ thuộc huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội, có cầu Đơ lợp ngói bắc qua sông Nhuệ. Năm 1888, sau khi phần đất của thành Hà Nội cắt làm nhượng địa cho Pháp, phần còn lại của tỉnh Hà Nội thành lập thành các tỉnh mới: phủ Lý Nhân lập thành tỉnh Hà Nam, phủ Ứng Hòa và Thường Tín thành lập là tỉnh Cầu Đơ, với tỉnh lỵ ở Cầu Đơ.
Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên thành tỉnh Hà Đông, và tỉnh lỵ Cầu Đơ cũng đổi tên thành thị xã Hà Đông.
Năm 1965, 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sát nhập lại thành tỉnh Hà Tây, và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây.
Từ năm 1975 đến năm 1991, Hà Tây và Hòa Bình sát nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Sơn Bình.
Theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (khoá VI) ngày 29-12-1978 và Quyết định số 49 CP của Hội đồng Chính phủ ngày 17-2-1979 về việc điều chỉnh địa giới của một số xã, thị trấn của thành phố Hà Nội của Quốc hội Việt Nam, thị xã Hà Đông cùng một số đơn vị hành chính của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú được sáp nhập vào Hà Nội (thuộc Hà Sơn Bình có 6 huyện, thị sát nhập gồm Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức). Tỉnh lỵ của Hà Sơn Bình vẫn là Hà Đông. Tình trạng này vẫn duy trì cho đến năm 1991.
Sau khi chia tách tỉnh Hà Sơn Bình, tái lâp tỉnh Hà Tây, tỉnh Hòa Bình, Hà Đông trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây như cũ. Ngày 27/12/2006 có nghị định của Chính Phủ thành lập Thành phố Hà Đông Ngày 3 tháng 2 năm 2007, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã về dự lễ công bố chính thức việc thành lập thành phố Hà Đông.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội.
Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ra nghị quyết thành lập quận Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội.[1] Hà Đông trở thành quận có diện tích lớn thứ 2 của Hà Nội (sau quận Long Biên).

Văn hóa
Hà Đông là một vùng đất có truyền thống và văn hóa lâu đời. Quận Hà Đông có làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (nay đổi thành phường Vạn Phúc). Làng Vạn Phúc xưa là làng Việt cổ (Nhất thôn, nhất xã) có nghề dệt lụa nổi tiếng từ lâu đời (hơn 1000 năm). Tương truyền Đức Thánh Thành Hoàng là Bà Ả lã Nàng Đê - người có công lập làng, dạy dân nghề canh củi, Lụa Vạn Phúc đã đi vào ca dao tục ngữ, nổi tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc: "The La, lụa Vạn, sồi Phùng" (the La Khê và lụa Vạn Phúc đều thuộc Hà Đông), "Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông". Danh tiếng của lụa Hà Đông đã đi vào thi ca, âm nhạc và điện ảnh (xem Áo lụa Hà Đông).
Làng Vạn phúc còn là làng đỏ, làng cách mạng. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp nơi đây là an toàn khu của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nơi hoạt động của nhiều vị lãnh tụ cộng sản. Đặc biệt, tháng 12/1946 Hồ Chí Minh đã về ở và làm việc tại nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Trung ương mở rộng của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Pháp trên cả nước, vạch ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Từ Vạn Phúc đi theo đường Ngô Quyền, hoặc quốc lộ 6 là đến làng La Khê. La Khê là một trong bảy làng La thuộc tổng La trước đây. Làng La Khê nổi tiếng là làng Việt cổ trong "tứ quý danh hương". Người La Khê tự hào vói truyền thống văn vật: "trai làng có quận công, tiến sỹ; gái làng có vương phi, hoàng hậu". La Khê là làng hiếu học, nhiều người đỗ đạt cao. Thời phong kiến có 9 người đỗ tiến sĩ. Do biến động của lịch sử nên có thời kỳ dưới thời hậu Lê, trai đinh tổng La bị triều đình cấm không được dự các kỳ thi, trong đó có cả việc cấm trai làng La Khê. Nếu không có lệnh cấm thi đó chắc chắn số người đỗ đạt cao của La Khê không chỉ dừng ở con số 9. Làng La Khê còn nổi tiếng với sản phẩm the tiến vua với hoa văn độc đáo. La Khê còn nổi tiếng với địa chỉ tín ngưỡng dân gian Bia Đức thánh Bà - nơi thờ bà Trần Thị Hiền con gái cụ đô lục sĩ, dũng quận công Trần Trân. Bà là đệ nhị vương phi, vợ vua Mạc Đăng Doanh. Bà vừa xinh đẹp dịu dàng vừa đức thục đoan trang song chịu cảnh hồng nhan bạc mệnh đời dương thế năm 27 tuổi. Lúc còn sống Bà hay giúp đỡ người nghèo khó, hướng dẫn người dân cách làm ăn. Trước khi mất Bà trao lại toàn bộ ruộng vườn, tài sản cho nhân dân, được nhân dân tôn thờ, hương khói quanh năm. Tương truyền Bà rất linh thiêng, hay hiển linh tiếp tục giúp đỡ mọi người, nên tư đời này sang đời khác trải qua hơn 550 năm, nơi thờ phụng Bà được nhân dân quanh vùng sùng kính, nghi lễ trang nghiêm.
Từ La Khê theo đường Lê Trọng Tấn qua khu đô thị Văn Phú theo đường Phúc La - Văn Phú, hoặc theo quốc lộ 6 là tới làng Đa Sĩ - một làng quê hiếu học, giỏi nghề. Dưới triều đại phong kiến Đa Sĩ là làng có nhiều người thi thố đỗ đạt cao. Trải qua các triều đại phong kiến, làng có tên cổ là Huyền Khê được đổi thành Đa Sĩ vì có nhiều người đỗ tiến sĩ. Đa Sĩ có 11 tiến sĩ, trong số này có hai người là trạng nguyên, một người là lưỡng quốc trạng nguyên. Đa Sĩ còn nổi tiếng bởi đức tính lao động cần cù sáng tạo. Với trí tuệ, tài năng, người Đa Sĩ tạo nên nhũng sản phẩm rèn nổi tiếng phục vụ đời sống nhân dân. Các sản phẩm rèn Đa sĩ từ con dao, cái kéo đến những sản phẩm nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp có mặt khắp mọi miền, được người tiêu dùng mến mộ. Làng Đa Sĩ còn có nhiều bài thuốc nam có tác dụng bồi bổ cơ thể, khỏe thận tráng dương, nhũng bài thuốc chăm sóc súc khỏe ban đầu cho nhân dân rất hiệu nghiệm như: sốt rét, ngã nước, trúng độc, tiêu chảy, sài đẹn. Đây là nhũng bài thuốc do Đức thánh Thánh Hoàng làng - Danh nhân văn hóa - Danh y - Lương dược hầu - Người thầy thuốc quân y đầu tiên của quân đội Việt Nam, lương dược linh thông cư sĩ Hoàng Đôn Hòa nghiên cứu, sủ dụng hiệu quả đóng góp công sức to lớn vào việc bảo vệ, chăm sóc súc khỏe binh lính và nhân dân. Hiệu quả của các bài thuốc nổi tiếng đến mức ông được vua Lê Thế Tông cử giữ chức Điều hộ lục quân, sau đó được gia phong chức thị nội Thái y viện thủ phiên và được nhà vua chọn làm phò mã gả con gái là Phương Anh công chúa.
Hai thế kỷ sau, các bài thuốc của Hoàng Đôn Hòa đã được Trịnh Đôn Phác, lương y của Đa Sĩ (thế kỷ 18) kế thừa, phát huy. Với tài năng xuất chúng, Trịnh Đôn Phác vận dụng sáng tạo các bài thuốc của Hoàng Đôn Hòa, chữa khỏi nhiều chúng bệnh nan y cho nhân dân. Ông cũng được làm Thủ phiên tại Thái y viện. Trong lần đi sứ sang triều đình Mãn Thanh, ông đã chữa được bệnh nan y cho vua Càn Long và được phong danh hiệu "Lịch thế y". Ông có công lưu giữ, biên soạn, bổ sung cuốn sách "Hoạt nhân toát yếu" (Phép cốt yếu cứu người) của Hoàng Đôn Hòa bao gồm 201 phương thuốc chữa bệnh đơn giản; kinh nghiệm ứng trị 103 phương thuốc nội khoa, 21 phương thuốc ngoại khoa, 11 phương thuốc phụ khoa, 6 bài thuốc thương khoa, 5 bài thuốc nhi khoa, 55 bài thuốc trị bệnh cho thú vật. Ngoài ra còn kèm một thiên về "Tính mệnh khuê tăng chi bổ" (Giữ gìn bồi bổ súc khỏe, tính mệnh con người, kéo dài tuổi thọ).
Vốn là vùng đất tú quý danh hương, lại gần kinh kỳ, nên xưa, nay vùng đất Hà Đông cũng đã xuất hiện nhiều bậc hiền tài, thi thố đỗ đạt đại khoa thời phong kiến hoặc nổi tiếng là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, nhà quân sự lỗi lạc thời hiện đại. Có thể kể ra đây một vài nhân vật tiêu biểu:

Ngô Duy Viên
Nguyễn Duy Nghi
Ngô Duy Trùng
Lê Đăng Cử
Hoàng Đôn Hòa
Trịnh Đôn Phác
Trần Khắc Minh
Hoàng Nghĩa Phú
Hoàng Du
Hoàng Tế Mỹ
Lê Hoàng Vĩ
Lê Trọng Dĩnh
Hoàng Trình Thanh
Nguyễn Dy Quyết
Nguyễn Tông
Nguyễn Vũ
Nguyễn Thước
Lương Lê
Nguyễn Giác
Lưu Hy
Nguyễn Trang
Bạch Thái Bưởi
Lê Trọng Tấn
Nguyễn Văn Hiệu
Hồ Phương
Xuân Quỳnh
Tại trường Đại học Harvard của Mỹ có hai học sinh Việt Nam là người khu Cầu Đơ, Hà Đông. [2]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom