Ai làm giùm với BVS6 đề: phân tích nhân vật bé thu trong doạn trích chiếc luợc ngà của nguyễn quang

4

41267

để làm tốt bài này bạn cần phân tích thật kĩ tâm trạng của bé thu .Những cao trào mà tác giả đặt ra để buộc bé thu phải gọi ông sáu làm cha từ đó bạn thấy được tính cách của bé thu rằng em chỉ dành tếng gọi cha thiêng liêng ấy cho người cha thực sự của em . Bạn phải nêu được sự khác biệt giữa trước khi nhận ông sáu làm cha và sau khi nhận ông sáu làm cha .
bạn có thể tham khảo ở các quyển sách tham khảo
chúc bạn được điểm cao
 
M

miik

để bạn làm tốt bài này thì bạn nên phân tích: vìkháng chiến ông sáu phải xa nhà,bé thu dược sống trong vong tay của mẹ.đến khi ông sáu vê thi` bé thu không nhân ra cha vi` vết sẹo dài trên măt của ông ,đau đon tột cùng nhưng không biết phải làm sao...............................( sorry khuya rồi........)
 
C

conbep

Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén,là một cô bé giàu cá tính,bướng bỉnh và gan góc.Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm,khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba” ,hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống,cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại.Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu,nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé,dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh,dù là bị dồn vào thế bí,dù là bị ông Sáu đánh,bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết ,mạng mẽ.Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”,song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý.Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”.Người cha ấy không giống ông Sáu,không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má.Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu.Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh,nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn,biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ.Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh,nhiễu sách mà là sự kiên định,thẳng thắn ,có lập trường bền chặt,bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.

Nhưng xét cho cùng,cô bé ấy có bướng bỉnh,gan góc,tình cảm có sâu sắc,mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi,với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ,thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy.Khi bị ba đánh,bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy,bước ra khỏi mâm”.Có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giot nước mắt trong chính tâm tư của mình? Hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi?Lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng,mở lòi tói,cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang ,khua thật to,rồi lấy dầm bơi qua sông”.Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý.Có lẽ co bé muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi ,mà chạy ra vỗ về,dỗ dành.Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu,giữa một bên là sự cứng cỏi,già giặn hơn tuổi,nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về.Song khi “Chiều đó,mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về”,cái cá tính cố chấp một cách trẻ con của bé Thu được tác giả khắc họa vừa gần gũi,vừa tinh tế.Dù như thế thì bé Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ 8 tuổi hồn nhiên,dẫu có vẻ như cứng rắn và mạnh mẽ trước tuổi.

Ở đoạn cuối,khi mà bé Thu nhận ra cha,thật khó để phủ nhận bé Thu là đứa bé giàu tính cảm.Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay,giờ trỗi dậy,vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau.Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó,cưng nựng nó,săn sóc,chăm lo cho nó,làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống.Nó gần như chưa có chú ấn tượng nào về cha,song chắc không ít lần nó đã tự tưởng tượng hình ảnh người cha nó tài giỏi nhường nào,cao lớn nhường nào,có vòng tay rộng để ôm nó vào lòng ra sao?Tình cảm mãnh liệt trong nó ngăn không cho nó nhận một người đàn ông lại kia làm bố.Khi đến ngày ông Sáu phải đi,con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”,”lúc đứng ở góc nhà,lúc đứng tựa cửa và cứ nìn mọi người vây quanh ba nó,dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình ,nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ,nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó,làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó.Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi,có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng.Nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa,nó bỗng kêu hét lên “Ba…”,”vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc,nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”,”Nó hôn ba nó cùng khắp.Nó hôn tóc,hôn cổ,hôn vai,hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”.Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu,tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua,tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó như thể nó là đứa trẻ mới bi bô tập nói,tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần.Bao nhiêu mơ ước,khao khát như muốn vỡ òa ra tring một tiếng gọi cha.Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó.Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha.Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó.Ngòi bút nhà văn khẳng định một nhân vật giảu tình cảm,có cá tính mạnh mẽ,kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên,ngây thơ:Nhân vật bé Thu.
 
A

akai247

Ai giup minh BVS6 de la ''ve dep va so phancua nguoi phu nu qua nhan vat VuNuong va Thuy Kieu'' cam on
 
B

baby_lucky69

Bài cho bạn tham khảo :
*Vũ Nương:
a.Trong cuộc sống vợ chồng: biết chồng đa nghi nên nàng luôn giữ đạo làm vợ,lúc nào cũng “giữ gìn khuôn phép,k từng để lúc nào vợ chồng phải đi đến thất hòa”.
b.Lúc tiễn chồng:nàng rót rượu tiễn chồng và thốt lên những lời khiến ai nấy cũng phải rơi lệ.Nàng k mong chồng mang về vinh hiển,chỉ cần đc an lành “chàng đi chuyến này…thế là đủ rồi”.Đó là mong ước rất bình thường và nhỏ nhoi của ng phụ nữ khao khát có 1 gia đình bình yên.Tình thương chồng con còn đc thể hiện qua sự cảm thông những gian lao mà chồng sẽ phải chịu: “chỉ e việc quân khó liệu…chẻ tre chưa có”,nỗi khắc khoải nhớ nhung: “mà mùa dưa chín quá kì…k có cánh hồng bay bổng”.Hòa vào nỗi niềm đó,nàng còn thông cảm cho ng mẹ phải xa con.
c.Khi xa chồng: là ng vợ thủy chung,yêu chồng tha thiết.Nỗi thương nhớ khoắc khoải triền miên theo thời gian: “ngày qua tháng lại…k thể nào ngăn đc”..Thời gian trôi qua,k gian cũng thay đổi,mùa xuân vui tươi – “bướm lượn đầy vườn”,mùa đông ảm đạm – “mây che kín núi”,lòng ng thì dằng dặc 1 nỗi buồn.
nàng còn là ng mẹ hiền dâu thảo.Chồng đi xa,nàng một thân nuôi con nhỏ và chăm sóc mẹ chồng.Cảnh chăm sóc thật cảm động.Mẹ già đau ốm, “nàng hết sức thuốc thang….khôn khéo khuyên lơn”.Lời trối trăn của bà trước lúc mất là sự ghi nhận nhân cách,đánh giá cao công lao của nàng với gia đình chồng: “một tấm thân tàn…với cha mẹ đẻ mình”.Nàng làm k hòan toàn vì nghĩa vụ mà còn là vì lương tâm và tình nghĩa thực sựè nàng có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho ng phụ nữ VN truyền thống
d.Khi bị nghi oan:
- 1 mực phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình “thiếp vốn con nhà kẻ khó,đc nương tựa nhà giàu”.Về tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng son sắc: “sum họp chap thỏa…hư thân như lời chàng nói”,cầu xin chồng đừng nghi oan: “dám xin bày tỏ…nghi oan cho thiếp”,nàng đã tìm mọi cách hàn gắn quan hệ gia đình có nguy cơ tan vỡ.
- nàng đã hết lời nhưng TS k nghe và vẫn quyết liệt đuổi đi,đến cả quyền tự bảo vệ mình nàng cũng k có.Lời nói của nàng thâu tóm tất cả đau khổ của ng phụ nữ.Hạnh phúc gia đình – “cái thú vui nghi gia thất”,niềm khao khát của cả đời nàng tan vỡ.Tình yêu cũng k còn: “bình rơi trâm gãy…cái én lìa đàn”.Cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hóa đá cũng k thể làm lại nữa “nc thẳm buồn xa,đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”.
- mọi cố gắng của nàng đều vô ích.K thể giải đc oan khuất,tất cả đã tan vỡ,nàng đau khổ tuyệt vọng tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sáng,mượn nc sông để rửa sạch nỗi nhơ nhuốc “nàng tắm gội chay sạch…mọi ng phỉ nhổ”.Lời than như lời nguyền,xin thần sông chứng giám nỗi oan khúât và tấm lòng trong sạch của nàng,1 kẻ bạc mệnh đầy đau khổ,việc tự trầm mình như để bảo tòan danh dự.Đó như hành động bộc phát trong cơn tuyệt vọng và cũng có sự tham gia của lí trí.
èVN là ng phụ nữ xinh đẹp,thùy mị,nết na,hiền thục,đảm đang và tháo vát,phụng dưỡng mẹ chồng rất chu đáo,1 dạ thủy chung,hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình.Nàng xứng đáng đc hưởng hạnh phúc nhưng lại chết 1 cách đau đớn,cái chết ấy thể hen số phận bi kịch của ng phụ nữ trong chế độ phụ quyền phong kiến đầy rẫy bất công.
*Thúy Kiều:
Nàng không chỉ có nét đẹp “sắc sảo mặn mà” mà còn “sắc sảo”trong trí tuệ, “mặn mà”trong tình cảm.Nàng là ng hiếu nghĩa vẹn tòan,dám bán mình chuộc cha,làm tròn lễ giáo pk với cha mẹ.Chính sự bất công,hủ lậu của chế độ pk đã gián tiếp gây nên những oan trái trong đời nàng.Nàng đáng thương vì cuộc đời đầy đau khổ của nàng là do pk gây ra,dù nhiều lần cố gượng dậy,vươn lên sống tốt đẹp nhưng lần nào cũng bị chế độ pk đè xuống vũng bùn nhơ.Là cô gái đáng để ng đời khâm phục,trân trọng:nàng k chỉ là ng tài sắc vẹn toàn mà có nhân cách sống cao quý,tấm lòng trong sáng,thanh cao,giàu phẩm hạnh.
 
D

dinhhoan95

<P>cố gắng kéo thật dài ý khi phân tích các luận lấy một số ý ở bài tình cha con ! Cố lên nhé</P>
 
N

npad9x

Bài cho bạn tham khảo :
*Vũ Nương:
a.Trong cuộc sống vợ chồng: biết chồng đa nghi nên nàng luôn giữ đạo làm vợ,lúc nào cũng “giữ gìn khuôn phép,k từng để lúc nào vợ chồng phải đi đến thất hòa”.
b.Lúc tiễn chồng:nàng rót rượu tiễn chồng và thốt lên những lời khiến ai nấy cũng phải rơi lệ.Nàng k mong chồng mang về vinh hiển,chỉ cần đc an lành “chàng đi chuyến này…thế là đủ rồi”.Đó là mong ước rất bình thường và nhỏ nhoi của ng phụ nữ khao khát có 1 gia đình bình yên.Tình thương chồng con còn đc thể hiện qua sự cảm thông những gian lao mà chồng sẽ phải chịu: “chỉ e việc quân khó liệu…chẻ tre chưa có”,nỗi khắc khoải nhớ nhung: “mà mùa dưa chín quá kì…k có cánh hồng bay bổng”.Hòa vào nỗi niềm đó,nàng còn thông cảm cho ng mẹ phải xa con.
c.Khi xa chồng: là ng vợ thủy chung,yêu chồng tha thiết.Nỗi thương nhớ khoắc khoải triền miên theo thời gian: “ngày qua tháng lại…k thể nào ngăn đc”..Thời gian trôi qua,k gian cũng thay đổi,mùa xuân vui tươi – “bướm lượn đầy vườn”,mùa đông ảm đạm – “mây che kín núi”,lòng ng thì dằng dặc 1 nỗi buồn.
nàng còn là ng mẹ hiền dâu thảo.Chồng đi xa,nàng một thân nuôi con nhỏ và chăm sóc mẹ chồng.Cảnh chăm sóc thật cảm động.Mẹ già đau ốm, “nàng hết sức thuốc thang….khôn khéo khuyên lơn”.Lời trối trăn của bà trước lúc mất là sự ghi nhận nhân cách,đánh giá cao công lao của nàng với gia đình chồng: “một tấm thân tàn…với cha mẹ đẻ mình”.Nàng làm k hòan toàn vì nghĩa vụ mà còn là vì lương tâm và tình nghĩa thực sựè nàng có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho ng phụ nữ VN truyền thống
d.Khi bị nghi oan:
- 1 mực phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình “thiếp vốn con nhà kẻ khó,đc nương tựa nhà giàu”.Về tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng son sắc: “sum họp chap thỏa…hư thân như lời chàng nói”,cầu xin chồng đừng nghi oan: “dám xin bày tỏ…nghi oan cho thiếp”,nàng đã tìm mọi cách hàn gắn quan hệ gia đình có nguy cơ tan vỡ.
- nàng đã hết lời nhưng TS k nghe và vẫn quyết liệt đuổi đi,đến cả quyền tự bảo vệ mình nàng cũng k có.Lời nói của nàng thâu tóm tất cả đau khổ của ng phụ nữ.Hạnh phúc gia đình – “cái thú vui nghi gia thất”,niềm khao khát của cả đời nàng tan vỡ.Tình yêu cũng k còn: “bình rơi trâm gãy…cái én lìa đàn”.Cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hóa đá cũng k thể làm lại nữa “nc thẳm buồn xa,đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”.
- mọi cố gắng của nàng đều vô ích.K thể giải đc oan khuất,tất cả đã tan vỡ,nàng đau khổ tuyệt vọng tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sáng,mượn nc sông để rửa sạch nỗi nhơ nhuốc “nàng tắm gội chay sạch…mọi ng phỉ nhổ”.Lời than như lời nguyền,xin thần sông chứng giám nỗi oan khúât và tấm lòng trong sạch của nàng,1 kẻ bạc mệnh đầy đau khổ,việc tự trầm mình như để bảo tòan danh dự.Đó như hành động bộc phát trong cơn tuyệt vọng và cũng có sự tham gia của lí trí.
èVN là ng phụ nữ xinh đẹp,thùy mị,nết na,hiền thục,đảm đang và tháo vát,phụng dưỡng mẹ chồng rất chu đáo,1 dạ thủy chung,hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình.Nàng xứng đáng đc hưởng hạnh phúc nhưng lại chết 1 cách đau đớn,cái chết ấy thể hen số phận bi kịch của ng phụ nữ trong chế độ phụ quyền phong kiến đầy rẫy bất công.
*Thúy Kiều:
Nàng không chỉ có nét đẹp “sắc sảo mặn mà” mà còn “sắc sảo”trong trí tuệ, “mặn mà”trong tình cảm.Nàng là ng hiếu nghĩa vẹn tòan,dám bán mình chuộc cha,làm tròn lễ giáo pk với cha mẹ.Chính sự bất công,hủ lậu của chế độ pk đã gián tiếp gây nên những oan trái trong đời nàng.Nàng đáng thương vì cuộc đời đầy đau khổ của nàng là do pk gây ra,dù nhiều lần cố gượng dậy,vươn lên sống tốt đẹp nhưng lần nào cũng bị chế độ pk đè xuống vũng bùn nhơ.Là cô gái đáng để ng đời khâm phục,trân trọng:nàng k chỉ là ng tài sắc vẹn toàn mà có nhân cách sống cao quý,tấm lòng trong sáng,thanh cao,giàu phẩm hạnh.
Lạc đi đâu zậy, ng ta hỏi bé thu, ai hỏi VN với TKieu chứ
 
Top Bottom