ai giúp mình câu này, kiu gì mình cũng làm

N

nguyenthanhnam123

dẫn chứng chính là những gì xung quanh bạn đó.VD:Bạnđược sinh ra trong gia đình thì bạn phải bảo vệ gia đinh mình chứ k thể qua ra đình khác bảo vệ được đúng k nào?:D:p
 
D

diemhang307

giúp mình đề này với " ăn cây nào rào cây ấy"
tìm dẫn chứng dùm mình nha

Em thử đọc xem có giúp được gì cho em không nhé !!!

Qua những câu tục ngữ, thành ngữ còn lưu lại trong nhân dân vùng Nam Định, xin được thử phác họa về một trong những lĩnh vực đời sống con người, những giá trị văn hóa truyền thống. Đó là quan niệm về ''ăn'', về sự ăn.


Quan niệm này được gắn bó với rất nhiều lĩnh vực, nhiều hệ thống giá trị: ăn-nói, ăn-ở, ăn-làm, ăn-mặc… "Ăn" như một quả cân để đo các giá trị văn hóa khác, để phân định phẩm chất tốt-xấu, khinh-trọng, sang-hèn; hoặc gợi ra những lời khuyên: nên thế này, đừng thế nọ…

Tất nhiên, "ăn" không phải khái niệm dành riêng cho con người. Nhưng với con người, ngoài việc tìm kiếm nguyên liệu, không ngừng sáng tạo trong nghệ thuật chế biến, tìm tòi, phát hiện về mặt khoa học dinh dưỡng, phòng và chữa bệnh tật, còn có một nhu cầu khác là nhu cầu giao tiếp, ăn còn thể hiện phong cách và các quy tắc ứng xử trong khi ăn uống nữa. Điều này hết sức phong phú và sinh động mà mỗi vùng, mỗi dân tộc cũng có những đặc trưng khác nhau. Ai cũng muốn "ăn ngon, mặc đẹp", nhưng nếu kém hiểu biết về đồ ăn thức uống, cách ăn, phép ứng xử và ý nghĩa xã hội của từng bữa ăn thì quả là chưa biết ăn-mà là ăn như bản năng, đôi khi còn được coi là thiếu văn hóa.

Ngày xưa, đa phần các cụ nghèo, nào có biết đến "nem công chả phượng", "cao lương mỹ vị". Nhưng vị ngon của các món ăn dân dã thì các cụ nhớ. Chả là "miếng ngon nhớ lâu" như "cha thương mẹ đẻ", "chim, gà, cá, nhệch", "cua đồng rộc, ốc đồng ngang"! Hơn nữa đồ ăn thức uống đâu phải lúc nào cũng ngon, mà ngon theo mùa, theo vụng "tôm nước mạ, cá nước rươi", "tôm mùa hạ, cá mùa đông"; ngon ở một bộ phận nào đấy như: "đầu trôi môi mè", "môi chép mép mè", "nhà giàu ăn đầu cá"… "đầu gà má lợn" cũng được coi là phần quý. Rồi thì "nhất thủ nhì vĩ", "nhất phao câu nhì đầu cánh"… chả thế mà thịt thủ hoặc thịt đài cổ (khoanh thịt dưới cổ lợn) được dành biếu các bậc khả kính, có vai vế trong làng.

Thêm nữa, người đi chợ phải biết chọn thực phẩm, chứ mua phải "rau héo, cá ươn" thì vừa phí tiền, vừa khó chế biến thành ngon. Các cụ còn thường nói: chí lý như "bí nấu thịt gà", hay "rau cải nấu cua, rau cần nấu hến thì vua cũng dùng". "Thịt không hành, canh không mắm" và đơn giản như luộc rau, các cụ cũng bảo: "rau lang luộc phải, rau cải luộc nhừ", "cần tái, cải nhừ"… ấy là nghệ thuật chế biến của người mẹ, người chị.

Ăn không chỉ ngon bởi chất lượng "thực phẩm", mà ngon hay không còn tùy thuộc ở nhiều yếu tố khác, có khi ăn uống đúng lúc mới ngon. Dân gian có câu: "nắng gỏi, mưa cầy". Lẽ thường là: "cơm có bữa, chợ có chiều", nhưng không phải "ăn như hổ vồ", "ăn như rồng cuốn". Cái ngon còn là ở sự điều độ nữa: "gỏi thèm nem thừa", "ăn khi đói, nói khi tỉnh" và "của không ngon nhà nhiều con cũng hết". Có khi hạnh phúc chỉ giản dị là "già được bát canh, trẻ được manh áo mới". Đó là cái ngon trong "ấm áp tình người". Còn trước "mâm cao cỗ đầy" mà không vui thì khác nào "nuốt như nuốt cái bừa". Ăn uống gắn với ơn nghĩa "cơm vua áo chúa", "cơm nặng áo dày". Các cụ xưa từng khuyên: "ăn cây nào, rào cây ấy", cũng là nói cái tình, cái nghĩa thủy chung, hiếu thảo.

Quê tôi nghèo nên các cụ khuyên con cháu "ăn chắc mặc bền", "tương cà gia bản". Nhưng cũng không quên nhắc một điều phải giữ gìn phẩm hạnh, đạo đức: "đói cho sạch, rách cho thơm". Miếng ăn quý thật, nhưng ăn thế nào mới thực là ăn: "một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp"; chứ cảnh "ăn xó mó niêu", "bốc ngầm trong niêu", "bóc ngắn cắn dài" thì chả kể làm gì.

Các cụ rất trọng danh dự trong khi ăn: "ăn có mời, làm có khiến", "ăn cỗ vắng chỗ ngồi lên". Song ăn rồi phải nghĩ, phải lo: "miếng ăn vào dạ như vạ vào mình", "ăn đã vậy múa gậy làm sao". Các cụ cũng trọng "tình" hơn "thực": "lời chào cao hơn mâm cỗ", "vì tình vì nghĩa chứ ai vì đĩa xôi đầy". Những chuẩn mực ấy không chỉ nhắc cháu con hàng ngày mà cả trong câu hát ru con trẻ:

"Yêu nhau bốc bải dần sàng
Ghét nhau đũa ngọc mâm vàng chẳng ăn".

Mới hay "ăn" không chỉ là nhu cầu để tồn tại mà đã tàng ẩn, lung linh những giá trị văn hóa tinh thần. Con người phải ăn, nhưng càng phải thận trọng khi ăn để giữ phẩm giá, giữ mình đẹp giữa đám đông. "Tham thực cực thân", "miếng ăn quá khẩu thành tàng", ai có thể quên những lời khuyên đơn giản ấy!

Dân gian xưa ghét kẻ "ăn cháo *** bát", "ăn thật làm giả", khinh bọn "ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo", "làm như mèo nửa". Họ trọng "ăn to nói lớn"; khuyên mọi người "ăn cho đều, tiêu cho sòng"; tránh thói "cốc mò cò xơi", "cú kêu cho ma ăn", "kẻ ăn ốc người đổ vỏ"… Biết ăn phải biết làm và biết làm để có ăn. Hơn thế phải "ăn hiền ở lành", đừng "ăn ốc nói mò, ăn cò nói điêu", phải "ăn trông nồi, ngồi trông hướng" cho đẹp mình, đẹp người; không nên "ăn sấp mặt xuống" mà phải "ăn vóc học hay", biết hòa mình vào đồng loại: "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"…

Quan niệm về "ăn", sự ăn trong thành ngữ, tục ngữ không chỉ đơn thuần ở giá trị tự nó mà đã gắn với những lề lối, quy ước ứng xử. Nó trở thành một giá trị văn hóa của mỗi làng, mỗi vùng và rộng hơn là của cả một dân tộc.




 
Last edited by a moderator:
P

p3s0ck_kut3_9x

trùi ! bạn tìm trên mạng đầy zẫy mí cái nỳ !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!1111
 
Top Bottom