Ai giúp em với......

K

kakahaha

Last edited by a moderator:
T

tuyetroimuahe_vtn

Văn học Việt Nam 1945 -1975 tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội như thế nào?
- Tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: trong vòng ba mươi năm của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
- Đất nươc đang tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Mở rộng phạm vi giao lưu với các nền văn hoá khác ngoài văn hoá Trung Hoa, chủ yếu là văn học các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là văn học Xô ?viết.
Những tiền đề chung cho sự phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
Hãy nêu những tiền đề chung cho sự phát triển của văn học Việt Nam 1945 ? 1975?
1. Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự đóng góp sáng tạo của các nhà văn cho nền văn học cách mạng.
- Văn học thống nhất dươi sự lãnh đạo của Đảng và là một bộ phận không trong sự nghiệp cách mạng, một hoạt động tinh thần phong phú, có hiệu quả trong đấu tranh và phát triển xã hội.
- Nhân dân là nguồn cảm hứng sáng tạo, là đối tượng phục vụ của văn nghệ.
- Đường lối văn nghệ của Đảng giúp nhà văn phát huy những truyền thống tốt đẹp của nền văn học dân tộc, phát triền sức sáng tạo và tinh hoa văn nghệ của các dân tộc anh em, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.
? Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.? ? Hồ Chí Minh -
?Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.? ? Hồ Chí Minh -
2. Hiện thực cách mạng khơi nguồn sáng tạo và là đối tượng phản ánh chủ yếu của nhiều tác phẩm văn học
- Hiện thực cách mạng rất phong phú mở ra trên nhiều trận tuyến từ chiến trường đến hậu phương, từ miền núi đến miền xuôi. Trong đời sống cách mạng có biết bao con người hăng say chiến đấu, lao động sản xuất,? bao cuộc đời đẹp làm cơ sở cho sáng tạo văn học. Đó là những điển hình tiêu biểu, những nguyên mẫu đẹp. Vì vậy thể loại truyện kí rất phát triển.
- Hiện thực đó đã tạo nên cảm hứng sử thi trong sáng tác văn học
+ khai thác đề tài chung của dân tộc, cộng đồng
+ thiên về khẳng định, ngợi ca với giọng điệu hào hùng
Cảm hứng lãng mạn, chất trữ tình cách mạng là một thành tố quan trọng của văn học cách mạng, đặc biệt với thi ca.
+ đời sống hiện thực bộc lộ nhiều vẻ đẹp, gợi lên nhiều niềm vui và mơ ước.
+ niềm tin tưởng lạc quan vào tương lai tươi sáng của cách mạng, của kháng chiến.
VD: thơ Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Xuân Diệu?
3. Đội ngũ các nhà văn giàu nhiệt tình các mạng và giàu sức sáng tạo
Sau cách mạng tháng Tám nhiều nhà văn đã đến với chiến trường.
+ Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu, ông nhận thức rõ yêu cầu hiểu biết với người cầm bút: ? Sống rồi hãy viết?
+ Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Nam Cao đi chiến dịch biên giới.
+ Tô Hoài tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc
+ Nguyễn Đình Thi, Hữu Mai đến với chiến dịch Điện Biên
Trần Đăng, Nam Cao đã hi sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Thời kì chống Mĩ nhiều nhà văn đã vượt núi băng đèo để đến với miền Nam và sang tác nên nhiều tác phẩm có giá trị với bút danh mới: Anh Đức (Bùi Đức Ấi, Nguyên Ngọc ( Nguyễn Trung Thành), Nguyễn Ngọc Tấn ( Nguyễn Thi)? Nguyễn Thi, Nguyễn Mĩ, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý đã hi sinh trong chiến đấu.
 
Top Bottom