Ai giup em với

B

batcandoi_chicantinh

Last edited by a moderator:
B

batcandoi_chicantinh

ko ai jup em à.xin moi nguoi do jup tui dy 11 lan docma chang co bàivit nào the nay
 
P

p3nh0ctapy3u

Nếu như trong khổ thơ đầu Y phương dừng từ "yêu lắm" là yêu tính cách ,tâm hồn ngươid đồng mình.Họ có bàn tay tài hoa ,họ đan dụng cụ đánh bắt cà như một công trình nghệ thuật"đan lờ cài nan hoa".Những ngôi nhà ngăn cách không phải tường gỗ ,giậu thưa mà ngăn cách bằng câu hát.Đó chính là "yêu lắm" cái nét đẹp trong tâm hồn rộng mở gắn bó đoàn kết yêu thương.Sang khổ thơ thứ 2 tác giả lại dùng từ "Thương lắm" để diễn tả cái thương nỗi vất vả ,khó nhọc trong cuộc sống của người đồng mình.Lấy chiều cao để đo nỗi buồn,lấy chiều dài để đo những chặng đường đi."Thương lắm'' là thương cuộc sống vất vả trong thung nghèo đói nhưng người đồng mình vẫn yêu quê hương ,gắn bó chung tình nặng sâu với quê hương.Cha dậy con nuôi chí lớn,dùng khoảng cách địa lí đo khoảng cách tâm lí:
"Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung ngèo đói
Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc''

Bằng điệp từ "sống" ,"không chê" nhắc lại nhiều lần người cha muồn nhấn mạnh cho con hiểu cốt cách nghị lực của người đồng mình và con hãy khắc ghi điều đó.Bởi vì nó thành kính thiêng liêng như việc giữ lửa và truyền lửa cho nhau,đó là vấn đề sống chết.Nói đến nghị lực cũng là nói đến nhân cách làm người không bao giờ được phủ nhận quá khứ,phủ nhận những ngày tháng vất va nhọc nhằn,gian khó cùng quê hương.Ở khổ thơ thứ 2 hàng loạt tính từ "gập nghềnh"."nghèo đói" đã diễn tả những thử thách của người đồng mình.,hình ảnh người đồng mình như sông như suối ,mạnh mẽ,kiên cường không chịu khuất phục trước thác ghềnh.Trong lời cha,con còn thấy niềm tự hào về quê hương xứ sở,yêu con ,thương con hòa chung tình yêu vào quê hương " Người đồng mình tuy thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục dá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục "
Mỗi câu 1 khung bậc tình cảm của người cha với quê hương.Từ yêu đến tự hào rồi mong muốn xây dựng quê hương tốt đẹp hơn..Nhuyễn vào bài thơ là những hình ảnh ẩn dụ .so sánh,những thành ngữ dân gian đã khẳng định một tâm thế,một bản lĩnh...Lời thơ tự nhiên mà lay động thấm thía tình cha con.nghĩ tình quê hươngv xóm làng.Lời thơ cuối trở nên tha thiết:
"Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con"

Cha nhắc con khi"Lên đường" không bao giờ được sống tầm thường ,sống "Nhỏ bé" trước thiên hạ phải biết giữ lấy cốt cách của "người đồng mình".Hai tiếng "nghe con" đầy cử chỉ âu yếm ,yêu thương của người cha dành cho con.Trước mắt ta hiện lên hình ảnh cha con đang lưu luyến chia tay ,cha nhìn con tràn ngập tình yêu thương,cha căn dặn con.Con cúi đầu lắng nghe ,khắc ghi trong lòng những lời cha dặn.Tình cha con đẹp đẽ hòa trong tình cảm tốt đẹp của người đồng mình....
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom