Ai giúp em một tí!

C

conu

ngoisaotim said:
Em sắp "lên máy chém" môn Văn rùi. Cho em hỏi là nếu phải phân tích "Vi hành" thì nên phân tích ra sao? Nên chia làm mấy luận điểm? Chỗ nào phải nói kỹ, chỗ nào có thể lướt qua?
Ha ha, trúng tủ mình rồi.
Bài này mình ôn kỹ lắm.
Bài này bạn nên chia ra làm ba luận điểm chính. (Người ta gọi là tam đoạn luận, mình thích kiểu này vì giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nói còn gì vững chắc hơn kiềng 3 chân)
1/Luận điểm 1: bạn có thể nói đến hai vấn đề nhỏ:
-Hoàn cảnh sáng tác.
1922, thực dân Pháp đưa vua Khải Định sang Pháp dự đấu xảo thuộc địa (hội chợ). Bọn chúng - thực dân Pháp muốn thuyết phục người dân đồng ý chính phủ đổ tiền vào đầu tư thuộc địa, và thuyết phục = những luận điệu, ngôn từ xức nước hoa như "bảo hộ", "khai hóa văn minh", "tự do, dân chủ" và vua Khải Định sang đây là để cảm tạ và thuần phục mẫu quốc, mong mẫu quốc tiếp tục dìu dắt nước mình trên con đường tiến bộ. Vả lại, cứ nhìn vua KD với lối ăn mặc lố bịch kệch cỡm, như 1 thứ đồ cổ của mình cũng thấy rõ rằng xứ An Nam cần được bảo hộ rồi. Nhưng thực chất hành động của chúng chỉ để đạt mục đích đi xâm lược, khai thác, bóc lột hòn ngọc viễn Đông An nam. Và Vi Hành cùng 1 loạy tác phẩm con rồng tre, lời than vãn của Bà Trưng Trắc, sở thích đặc biết đã viết để đả kích bộ mặt thật của thực dân Pháp và chuyến đi nhục nhã, mục đích "vi hành" xấu xa, trác táng của Khải Định, vạch trần, lật tẩy bộ mặt đê hèn của hắn.
-Tên tác phẩm: (Tên gốc Incognito) nghĩa là gì bạn tự xem lại. Tác giả Phạm Huy hông dịch ra thành vi hành có tác dụng phê phán ngay từ tên truyện thế nào...
2/Luận điểm 2:Về tình huống truyện (ở đây là tình huống nhầm lẫn đấy)
-Một ý nhỏ để dẫn dắt, đưa đẩy: bạn có thể nói rằng 1 đặc điểm, phong cách của Bác là dựa trên hiện tượng có thật để = ngòi bút tái tạo điêu luyện và trí tưởng tượng phong phú dựng lên những tình huống giả định hết sức độc đáo.
Liên hệ và từ đó rút ra, Vi hành cũng ko nằm ngoài đặc điểm đó. Từ sự kiện có thật là Khải Định đi "vi hành" mà tác giả tạo nên 3 tình huống nhầm lẫn dặc sắc.
-Tình huống nhầm lẫn của đôi thanh niên người Pháp: có mấy ý nhỏ là cộng đầu dòng:
+Vua Khải Định hiện lên xấu xí, dơ dáng về ngoại hình, tầm thường về lối ăn mặc phô trương, cổ lỗ như 1 anh hề, kém cỏi ươn hèn về tư cách (lúng ta lúng túng, nhút nhát lúc ở trường đua), hắn trông khác nào 1 tên hề cho người Pháp giật giây, hắn chỉ như 1 thứ giải trí mua vui cho người Pháp trong lúc họ đang khát những trò giải trí đã cạn như nhà băng Đông Dương. Hắn giống những trò tầm thường bêu ríu trên báo chí, chẳng hơn gì trò nhào lộn của sư thánh sứ Cônggô, vợ lẽ nàng hầu vua cao Miên.---> đoạn văn hoàn toàn hạ bệ Khải Địn.
+Nói thế sẽ thực hiện được những mục đichs gì?
a/ Tạo được sự khách quan vì đây là cách nhìn của người Pháp chư ko phải kẻ thù giai cấp - t/giả.
b/Tác giả sẽ tránh được lối thóa mạ trực tiếp người Pháp ko thích.
c/Tác giả sẽ tráng được những phiền phức chính trị, tránh mắc tội khi quân phạm thượng và tội "kì thị đồng bào" mà người Pháp rất kị.
+ Tình huống truyện cũng rất hợp lý bởi những người Pháp rất dễ nhầm lẫn mặt những người da vàng ở thời đó, họ tưởng Khải Định ko biết tiếng Anh nên đã thoải mái nhận xét, nhưng tác giả lại hiểu và kể lại cho cô em họ toàn bộ câu chuyện.
-Tình huống nhầm lẫn của người dân Pháp.
+Vua Khải Định được đón = những lời chào kính trọng: hắn đấy, xem hắn kìa...thực chất là khinh những việc làm bỉ ổi của Khải Định và sự xuất hiện của hắn trên đát Pháp mà thôi.
-Tình huống nhầm lẫn của chính phủ Pháp.
+Đến những người sáng suốt như chính Phủ cũng còn nhầm, và để khỏi thất thố họ đã tiếp đãi ân cần tất cả những người da vàng trên đất Pháp. Tiếp đãi 1 cách ân caafn thầm kín, rụt rè và hết sức rụt rè: dính chặt lấy đế giày như hình với bóng, như bà mẹ rình con thơ chập chững những bước đi thứ nhất, hoảng hốt cả lên nếu chỉ mất hút "tôi" trong dăm phút...---> thực chất tác giả vạch mặt bọn thực dân Pháp cử mật thám theo dõi người Việt Nam hđ yêu nước trên đất Pháp nhân dịp Khải Định sang Pháp, nhất là Nguyễn Ái Quốc, như vậy thì cái chúng rêu rao là tự do dân chủ bình đẳng làm gì có, tất cả chỉ là bịp bợm, nu có mà phải làm điều ấy sao?
3/Luận điểm 3: Nghệ thuật của tác phẩm:
-Về mặt bút pháp: bút pháp trào phúng độc đáo, đánh trúng huyệt đối phương. Thủ pháp gây cười được vận dụng sáng tạo và nhuần nhuyễn, vẽ nên 1 chân dung Khải Định rất hài hước và sinh động, như những nhát dao bổ liên tiếp lên hắn và vạch mặt chính phủ Pháp cùng những thủ đoạn của chúng = cách gọi thật mỉa mai. Ví như sử dụng những từ ngữ ngược, những từ tốt để miêu tả cái xấu: tôi cảm thấy tự hào khi có một vị vua thực chất là nhục nhã, ân cần hộ giá đấy nhưng thực chất theo dõi...
Cả tác phẩm chẳng có 1 từ nhắc đến Khải Định mà KĐ vẫn hiện lên sinh động lạ thường.
Những so sánh được đưa ra liên tiếp để hạ thấp đối phương: như so sánh với vua Pie và vua Thuấn, để thấy được bản chất "vi hành" thấp kém của Khải Định.
-Lối viết sắc sảo giàu chất trí tuệ và tính luận chiến, phù hợp với thị hiếu người Pháp chứng tỏ tác giả là người am hiểu sâu sắc văn hóa Pháp.
- Hình thức viết = 1 bức thư :
Trong đó lại có những ý nhỏ như: Trích lời tựa: bức thư gửi cô em họ. Nó tạo được hiệu ứng như gây tò mò, nó khiến người ta tin những gì nói trong đó là có thật vì đó là những chuyện riêng tư, tránh gây phiền phức chính trị cho tác giả vì thư tín là 1 loại hình Văn bản được bảo hộ ở Pháp, tác giả có thể trữ tình ngoại đề, có thể viết hết sức tự nhiên thoải mái, bộc lộ cảm xúc và được phép xiên tạc ngang, chuyển giọng, chuyển cảnh rất tự do... Cách viết thư là cách viết rất phù hợp với sở thích người Pháp.
 
C

conu

Ở đây còn nhiều ý cần bổ sung, mình chỉ viết vắn tắt thế thôi. Ban đầu mình định viết cả dàn ý sơ lược và dàn ý chi tiết, nhưng mình chỉ viết dàn ý chi tiết nên bạn tự hệ thống tập hợp các luận điểm và sắp xếp lại thành 1 hệ thống để học cho tiện và cho dễ nhớ. Diễn đat như thế nào còn lại là việc của bạn, cố gắng lên nhé, viết cho tốt vào. Chung quy lại bạn nên hiểu rằng, đằng sau tất cả những điều Bác nói và viết rất sắc cạnh là vậy nhưng gửi sau đó là lòng căm thù giặc và sự khinh ghét lũ lĩ vua quan ăn chơi hại dân hại nước, tình yêu nước nồng nàn cháy bỏng. Nếu đề ra thì có thể có nhiều kiểu phân tích ở nhiều khía cạnh, bạn nên đọc kỹ đề bài, phân tích đề mà viết cho đúng yêu cầu kẻo lạc đề thì chết, ví như đề yêu cầu phân tích tình huống truyện thì ko thể phân tích cả bài, mà chỉ nên đi vào phần tình huống độc đáo hấp dẫn được dựng nên tài tình như thế nào? Lúc này 4 ý nhỏ (4 luận cứ của luận điểm 2 dàn bài chi tiết ở trên lập tức thành 4 luận điểm chính đối với đề này). Chúc bạn thành công, chờ tin bạn.
 
N

ngoisaotim

Hì. Mình kiểm tra rùi, nhưng ko trúng bài này! Câu lý thuyết là sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, còn bài văn là "Phân tích vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ "Mới ra tù, tập leo núi".
Dù sao cũng xin trân trọng tri ân sự giúp đỡ tận tình của bạn :D
 
C

conu

ngoisaotim said:
Hì. Mình kiểm tra rùi, nhưng ko trúng bài này! Câu lý thuyết là sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, còn bài văn là "Phân tích vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ "Mới ra tù, tập leo núi".
Dù sao cũng xin trân trọng tri ân sự giúp đỡ tận tình của bạn :D
Hì, ko có gì, mình cũng viết ra đây cho các bạn khác đọc nữa, nếu có gì chúng ta cùng bổ sung, sửa chữa.
 
Top Bottom