Ai giỏi tách chất giúp mình với

H

hoangoclan161

Last edited by a moderator:
H

harry18

Hãy tách các hỗn hợp:
1. Na, ZnO, Al, Fe
2. KOH, Cu(OH)2, Ai(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2
3. BaCl2, MgCl2, AlCl3, FeCl3, CuCl2


Thử 1 bài!
1.
Dùng nam châm hút Fe ra.
Cho hỗn hợp còn lại vào dd HCl dư.
Sục NH3 dư vào, lọc kết tủa, nung và khử bằng H2 thu được Al.
Sục tiếp CO2 dư vào dd, lọc kết tủa, nung thu dc ZnO.
Cô cạn dd, điện phân nóng chảy thu dc Na.
 
Last edited by a moderator:
M

mrnguyentrung198

1. Na, ZnO, Al, Fe
- Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch NaOH dư --> tách đc Fe
Dung dịch X thu được gồm NaOH , Na2ZnO2, NaAlO2.
- Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được (khối lượng chất rắn và dung dịch không thay đổi)
--> chất rắn Y : Zn(OH)2 và Al(OH)3
Dung dịch Z : NaHCO3
- Cho HCl vào dung dịch Z tới khi không còn khí thoát ra được dung dịch NaCl. Cô cạn dung dịch này đem điện phân nóng chảy được Na.
- Hòa tan dung dịch Z trong dung dịch NH3 dư(khối lượng chất rắn không còn thay đổi)
--> Dung dịch T : Zn(NH3)4 2+
Chất rắn H : Al(OH)3
- Nung H tới khối lượng không đổi rồi đem đi điện phân nóng chảy : được Al.
- Nhỏ từ từ HCl vào dung dịch T tới khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thì dừng --> thu được Zn(OH)2
Nung hoàn toàn kết tủa được : ZnO.
 
M

mrnguyentrung198

2. KOH, Cu(OH)2, Ai(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2
- Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch KOH
--> dung dịch X : KOH, K2ZnO2, KAlO2.
chất rắn M : Cu(OH)2 và Fe(OH)2.
- Giải quyết X như phần 1.
- Chất rắn M hòa tan vào dung dịch NH3 --> tách được Fe(OH)2
Dung dịch Cu(NH3)4 2+ làm tương tự như của Zn(NH3)4 2+
 
M

mrnguyentrung198

3. BaCl2, MgCl2, AlCl3, FeCl3, CuCl2
- Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch NH3
--> dung dịch X : BaCl2, Cu(NH3)4Cl2
Chất rắn Y : Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3
- Nhỏ Ba(OH)2 vào dung dịch X được kết tủa Y : Cu(OH)2 và dung dịch Z
Hòa tan Y trong HCl được dung dịch CuCl2. Cô cạn được CuCl2.
Dung dịch Z tác dụng với HCl dư rồi đem cô cạn được BaCl2.
- Hòa tan chất rắn Y trong dung dịch NaOH --> dung dịch T : Na AlO2 và NaOH dư
Chất rắn E : Mg(OH)2, Fe(OH)3
- Giải quyết T như phần 1.
- Cách 1 : Hòa tan E trong dung dịch HCl dư, sau đó cho từ từ Mg vào dung dịch sản phẩm thu dược tới khi không có sự thay đổi vè khối lượng chất rắn thì dừng --> thu được Fe, và dung dịch MgCl2
Cô cạn dung dịch MgCl2 được MgCl2 khan
Cho Fe tác dụng với Cl2 được FeCl3

- Cách 2 : Cho hỗn hợp E nung tới khối lượng không đổi sau đó dẫn H2 dư qua sản phẩm sẽ thu được chất rắn F : MgO và Fe
Hòa tan F trong HNO3 đặc nguội --> được Fe, Cho Fe tác dụng với Cl2 được FeCl3
Mg(NO3)2 + NaOH dư--> sản phẩm két tủa + HCl--> cô cạn MgCl2
 
H

harry18

Tui nghĩ 1 bài tách chất thì phải làm thế nào để không làm thay đổi khối lượng sẵn có của mỗi chất chứ!

Nếu như theo cách ở bài 1 thì bạn làm tăng khối lượng Na rồi!
 
M

mrnguyentrung198

Harry ơi! bài tập tách chất rất phức tạp nên mún tách mà không đổi lượng chất thì thông thường phải viết rõ ràng là tách không đổi lượng chất.
Ví dụ :
tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà không làm thay đổi khối lượng của Ag trong hỗn hợp
thì khi đó em dùng dung dịch Fe(NO3)3

- Phần làm bài ở câu 1 của Harry sai ở chỗ Al2O3 không bị khử bởi H2 (chỉ có oxit sau nhôm mới bị khử thui)
Xem lại giúp thầy nhé
 
H

harry18

Harry ơi! bài tập tách chất rất phức tạp nên mún tách mà không đổi lượng chất thì thông thường phải viết rõ ràng là tách không đổi lượng chất.
Ví dụ :
tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà không làm thay đổi khối lượng của Ag trong hỗn hợp
thì khi đó em dùng dung dịch Fe(NO3)3

- Phần làm bài ở câu 1 của Harry sai ở chỗ Al2O3 không bị khử bởi H2 (chỉ có oxit sau nhôm mới bị khử thui)
Xem lại giúp thầy nhé

Cám ơn thầy, hj, e sai, nhưng mà e có cách này k làm thay đổi k lượng nè, chỉ là sửa lại 1 ít của bài em thôi!

Cho hỗn hợp vào HCl, sục NH3 vào, thu kết tủa (gồm Al(OH)3 và Fe(OH)2) thu được dung dịch (có Na+ và ZnO2,2-). Dùng NaOH tách dc 2 chất kết tủa trên (tương tự của thầy). Còn dung dịch, dùng CO2 (cũng tg tự của thầy).

Nói chung cách này chỉ hơi khác cách của thầy ở chỗ lượng NaOH dùng thêm của e độc lập với Na+ có sẵn thôi, còn lại thì giống thầy!
 
M

mrnguyentrung198

uhm! đúng rùi đó nhok'
thực ra tách chất thì người ta cứ dùng đi dùng lại axit với bazo thôi
giỏi thiệt! nghĩ được mấy cách đơn giản vậy mà thầy k nghĩ ra! ^^
 
H

harry18

Hi hi, được thầy khen, đỏ hết mũi rồi :)).
Em có bài này cũng hay lắm. Tách chất:
Fe, Cu, CuO, Al.
Thầy và mọi người làm thử!
 
N

nkynky

Tui nghĩ 1 bài tách chất thì phải làm thế nào để không làm thay đổi khối lượng sẵn có của mỗi chất chứ!

Nếu như theo cách ở bài 1 thì bạn làm tăng khối lượng Na rồi!
tôi cũng đồng ý
tách chất phải giữ nguyên khối lượng thì mới hoàn toàn chính xác
 
M

mrnguyentrung198

Hãy tách các hỗn hợp:
1. Na, ZnO, Al, Fe
2. KOH, Cu(OH)2, Ai(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2
3. BaCl2, MgCl2, AlCl3, FeCl3, CuCl2

1. Phần 1 : Na, ZnO, Al, Fe (theo cách của Harry )
- dung dung dịch HCl hoà tan hoàn toàn hỗn hợp được dung dịch X : NaCl, HCl dư, ZnCl2, AlCl3, FeCl2
- Sục NH3 dư vào dung dịch X
--> kết tủa Y : Al(OH)3, Fe(OH)2.
Dung dịch Z : NaCl, NH4Cl, Zn(NH3)4(OH)2
- Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch NaOH dư (khối lượng chất rắn không hoà tan được nữa)
--> Dung dịch T : NaAlO2, NaOH dư.
Chất rắn : Fe(OH)2.
Nung chất rắn tới khới lượng không đổi --> Fe2O3 + H2-->Fe
Sục CO2 dư vào T được kết tủa Al(OH)3 đem nung --> Al2O3 đem điện phân nóng chảy --> Al
C1 : - Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Z tới khi kết tủa đạt lượng lớn nhất thì dừng
--> Chất rắn : Zn(OH)2 đem nung --> ZnO
Dung dịch NaCl, NH4Cl đem cô cạn tới khơi lượng không đổi --> NaCl (NH4Cl bị bay hơi bà phân huỷ bởi nhiệt) --> điện phân nóng chảy --> Na
C2 : Sục CO2 tới dư vào dung dịch Z
--> kết tủa : Zn(OH)2 (xử lí như trên)
Dung dịch : NaCl, NH4Cl, NH4HCO3
Cho dung dịch tác dụng với HCl, sau đó làm như cách 1.
 
M

mrnguyentrung198

2. KOH, Cu(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2
- dùng dung dịch HCl hoà tan hỗn hợp --> dung dịch X : KCl, CuCl2, AlCl3, ZnCl2, FeCl2
- Sục NH3 qua dung dịch X tới dư
--> chất rắn Y : Al(OH)3 và Fe(OH)2.
Dung dịch Z : KCl, Cu(NH3)4(OH)2, Zn(NH3)4(OH)2, NH4Cl
- Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch NaOH dư (khối lượng chất rắn không hoà tan được nữa)
--> Dung dịch T : NaAlO2, NaOH dư.
Chất rắn : Fe(OH)2.
Sục CO2 dư vào T được kết tủa Al(OH)3
- Sục CO2 dư vào dung dịch Z
--> Chất rắn E : Zn(OH)2, Cu(OH)2
Dung dịch F : NH4Cl, KCl, NH4HCO3
- Hoà tan E trong dung dịch NaOH dư --> thu đươc phần không tan Cu(OH)2
--> dung dịch : Na2ZnO2, NaOH dư + CO2 dư --> Zn(OH)2 kết tủa
- Cô cạn và nung F tới khối lượng không đổi được KCl --> điện phân nóng chảy --> K + H2O --> KOH
 
M

mrnguyentrung198

3. BaCl2, MgCl2, AlCl3, FeCl3, CuCl2
- Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch NH3
--> dung dịch X : BaCl2, Cu(NH3)4Cl2
Chất rắn Y : Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3
- Nhỏ KOH vào dung dịch X được kết tủa Y : Cu(OH)2 và dung dịch Z (BaCl2, KCl, KOH)
Hòa tan Y trong HCl được dung dịch CuCl2. Cô cạn được CuCl2.
Dung dịch Z tác dụng với Na2CO3 dư rồi tách lấy kết tủa BaCO3 + HCl tới khi ngừng thoát khí --> dung dịch BaCl2--> cô cạn --> BaCl2
Hòa tan chất rắn Y trong dung dịch NaOH --> dung dịch T : Na AlO2 và NaOH dư
Chất rắn E : Mg(OH)2, Fe(OH)3
- Giải quyết T như phần 1.
- Cách 1 : Hòa tan E trong dung dịch HCl dư, sau đó cho từ từ Mg vào dung dịch sản phẩm thu dược tới khi không có sự thay đổi vè khối lượng chất rắn thì dừng --> thu được Fe, và dung dịch MgCl2
Cô cạn dung dịch MgCl2 được MgCl2 khan
Cho Fe tác dụng với Cl2 được FeCl3

- Cách 2 : Cho hỗn hợp E nung tới khối lượng không đổi sau đó dẫn H2 dư qua sản phẩm sẽ thu được chất rắn F : MgO và Fe
Hòa tan F trong HNO3 đặc nguội --> được Fe, Cho Fe tác dụng với Cl2 được FeCl3
Mg(NO3)2 + NaOH dư--> sản phẩm két tủa + HCl--> cô cạn MgCl2
 
M

mrnguyentrung198

Hi hi, được thầy khen, đỏ hết mũi rồi :)).
Em có bài này cũng hay lắm. Tách chất:
Fe, Cu, CuO, Al.
Thầy và mọi người làm thử!
Thèng nhóc này! hi`. thix nhỉ.
Nào thày trò mình cùng làm nào

- Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch NaOH dư
--> dung dịch X : Na AlO2, NaOH dư .
chất rắn Y : Fe, Cu, CuO.
- Xử lý X như các bài tập tách trên.
- Hòa tan Y trong HCl -- >Cu
Dung dịch FeCl2, CuCl2 + dung dịch NH3
--> kết tủa Fe(OH)2 nung --> FeO + H2 --> Fe
dung dịch Cu(NH3)4(OH)2 + NaOH --> Cu(OH)2 nung --> CuO
 
K

khackhiempk

thầy cho em hỏi Mg(OH)2 có bị hòa tan trong NH4Cl không ạ, thầy và các bạn có thể chỉ cho em các trường hợp hòa tan đặc biệt, ví dụ như tạo phức,... hoặc có thể chỉ cho em các tài liệu tham khảo. em xin cảm ơn.
 
Last edited by a moderator:
J

junior1102

theo t biết thì chỉ có các bazo mạnh ( tức là có khả năng phân ly thành OH- trong dung dịch ) thì mới có phản ứng với muối amoni của axit mạnh . ( bao gồm K ,Na ... Ba ,Ca )

Các trường hợp tạo phức bao gồm muối của Cu ,Ag ,Zn khi tác dụng với NH3 dư thì bị hòa tan tạo phức . Ban đầu tạo các kết tủa Cu(OH)2 ,AgOH ,Zn(OH)2 , sau đó các chất này tạo phức [Cu(NH3)4](OH)2 , [Ag(NH3)2]OH và [Zn(NH3)4](OH)2
 
H

hattieupro

Cu , Ag ,Zn là các trường hợp thường gặp thôi
còn Mg(OH)2 có tan trong NH4Cl
 
Q

quynhan251102

cái PT nhá:2NH4Cl+Mg(OH)2=>MgCL2+2NH3+2H2O
....................................................................................
 
Top Bottom