ai có thể giúp mình mấy bài này không

N

nh0xky015

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tại trường mình thi trễ nên ra 1 loạt đề bắt học sinh ở nhà ôn 2 tuần :
Các bạn giúp minh ý trong dùm mấy bài này nhé:
1/ TM về Ma túy
2/ Phân tích đoạn trích "Trao duyên" để hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kick5 của TK
3/Phan tích đoạn trích " nỗi thương mình" để hiểu tình cảnh trớ trêu của TK và y thức sâu sắc của nàng về phẩm giá.
4/Phân tích hình ảnh và lý tưởng của người anh hùng Từ Hải qua đoạn trích " Chí Anh hùng"
5/Viết 1 bài Thuyết minh mà em yêu thích (cho mình bài truyện kiều lun nhé)
6/Bàn về vai trò và tác dụng của sách đối với con người , nhà văn M.Go-rơ viết :"Sách mở rộng trước mắt tôi 1 chân trời mới".
Giải thích và bình luận ý kiến trên.
7/Phân tích nội dung nhân đạo qua bài thơ "Nhàn" của NBK, "Độc tiểu thanh ký" của Nguyễn Du, "tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"
8/Dân tộc ta có truyền thống ton sư trọng đạo . anh chị hiểu truyền thống đó như thế nào? truyền thống đấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay.

Ai giúp mình nhé .Xin chân thành cám ơn :D
 
T

thanhthuytu

Tại trường mình thi trễ nên ra 1 loạt đề bắt học sinh ở nhà ôn 2 tuần :
Các bạn giúp minh ý trong dùm mấy bài này nhé:
1/ TM về Ma túy
2/ Phân tích đoạn trích "Trao duyên" để hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kick5 của TK
3/Phan tích đoạn trích " nỗi thương mình" để hiểu tình cảnh trớ trêu của TK và y thức sâu sắc của nàng về phẩm giá.
4/Phân tích hình ảnh và lý tưởng của người anh hùng Từ Hải qua đoạn trích " Chí Anh hùng"
5/Viết 1 bài Thuyết minh mà em yêu thích (cho mình bài truyện kiều lun nhé)
6/Bàn về vai trò và tác dụng của sách đối với con người , nhà văn M.Go-rơ viết :"Sách mở rộng trước mắt tôi 1 chân trời mới".
Giải thích và bình luận ý kiến trên.
7/Phân tích nội dung nhân đạo qua bài thơ "Nhàn" của NBK, "Độc tiểu thanh ký" của Nguyễn Du, "tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"
8/Dân tộc ta có truyền thống ton sư trọng đạo . anh chị hiểu truyền thống đó như thế nào? truyền thống đấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay.

Ai giúp mình nhé .Xin chân thành cám ơn :D

1. Thuyết minh về Ma Túy thì bạn tự làm đi, vì bài thuyết minh này cũng dễ lắm biết rõ dàng ý là làm đc.
2. Đoạn trích Truyện Kiều này có nhan đề "Trao duyên" gồm 34 câu (từ câu 723 đến câu 756) được in trong sách giáo khoa môn Văn lớp 10. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim Trọng.

Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, "Trao duyên", ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.

Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng Kim. Kể ra, với người xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều - Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng ít khi người ta thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà, ở đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa, nàng phải lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún nhường gần như van vỉ:
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ nói mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì không có cách nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không chỉ hi sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha, cứu em.
rao duyên cho em nhưng nào đã dễ trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu, kỉ niệm đẹp đẽ của một thời ào ạt trở về. Những kỉ vật thiêng liêng nàng vẫn giữ, minh chứng cho tình yêu của nàng với chàng Kim, dễ gì trong phút chốc lại phải trao sang tay người khác, cho dù người đó chính là em gái mình? Tình yêu đôi lứa vốn có chút ít ích kỉ bên trong, đó cũng là lẽ thường tình. Chiếc thoa với bức tờ mây, Phím đàn với mảnh hương nguyền... vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỉ vật ấy có ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc của nàng. Bây giờ, những kỉ vật thiêng liêng ấy, nàng phải trao cho em, không còn là của riêng của nàng nữa mà đã trở thành của chung của cả ba người. Đau xót làm sao khi buộc phải cắt đứt tình riêng của mình ra thành của chung! Biết vậy nhưng Thúy Kiều cũng đã trao cho em với tất cả tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự thiêng liêng của tình yêu với chàng Kim. Nàng thuyết phục em mới khéo làm sao:

Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
rên hết giữa chị với em là tình máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự, nàng phải dốc cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc mình đã chết, oan hồn trở về lẩn quất bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời tâm sự sao mà thương!

Cuối đoạn thơ nàng tưởng như mình đang nói với người yêu. Nỗi lòng vẫn ngổn ngang tâm sự, vẫn còn trăm nghìn điều muốn nói với chàng, vẫn không làm sao kể cho xiết muôn vàn ái ân giữa nàng với chàng; không giữ được trọn lời thề nguyền với chàng, nàng đành gửi chàng trăm nghìn lạy. Nàng gọi Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy. Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp dã phụ chàng từ đây!

Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Tố Hữu đã nói thay bao người, bao thế hệ!

Đoạn thơ, trừ những câu đầu tâm sự với Thúy Vân, trao duyên cho Thúy Vân, còn thực chất là đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều. Với nghệ thuật thể hiện tài tình, Nguyễn Du giúp người đọc nhìn thấu tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng bấy nhiêu, cảm phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì tình yêu, còn nàng thì lại hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Điều đó chẳng đáng cảm phục lắm sao?
 
B

botvit

Tại trường mình thi trễ nên ra 1 loạt đề bắt học sinh ở nhà ôn 2 tuần :
Các bạn giúp minh ý trong dùm mấy bài này nhé:
1/ TM về Ma túy
2/ Phân tích đoạn trích "Trao duyên" để hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kick5 của TK
3/Phan tích đoạn trích " nỗi thương mình" để hiểu tình cảnh trớ trêu của TK và y thức sâu sắc của nàng về phẩm giá.
4/Phân tích hình ảnh và lý tưởng của người anh hùng Từ Hải qua đoạn trích " Chí Anh hùng"
5/Viết 1 bài Thuyết minh mà em yêu thích (cho mình bài truyện kiều lun nhé)
6/Bàn về vai trò và tác dụng của sách đối với con người , nhà văn M.Go-rơ viết :"Sách mở rộng trước mắt tôi 1 chân trời mới".
Giải thích và bình luận ý kiến trên.
7/Phân tích nội dung nhân đạo qua bài thơ "Nhàn" của NBK, "Độc tiểu thanh ký" của Nguyễn Du, "tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"
8/Dân tộc ta có truyền thống ton sư trọng đạo . anh chị hiểu truyền thống đó như thế nào? truyền thống đấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay.

Ai giúp mình nhé .Xin chân thành cám ơn :D
BÀI LÀM
Trao duyên, em hỏi, chị thưa...
“Lạy thưa”, “gửi lạy”...tình chưa đoạn tình!
Sao đã “trao”, đã “gửi” mà “tình chưa đoạn tình”?Cảm xúc này có thể lý giải qua việc phân tích tâm trạng bi kịch của Kiều trong đêm “trao duyên”.
Trước tiên, hãy hiểu Vân đôi chút, bởi lẽ Vân trực tiếp đối thoại, khơi gợi và chuẩn bị cho Kiều bộc lộ tâm sự của mình.
Người ta hay nói rằng nàng Vân “vô tư”(?) có lẽ là ở chỗ này: cả nhà vừa mắc oan, mới “thong dong” một chút, trong khi chị Kiều một mình một ngọn đèn khuya: “Dầu chong thấm đĩa, lệ tràn thấm khăn” thì em Vân hình như không chống nổi các quy luật sinh lý cho nên đã có một “giấc xuân” êm đềm!Song đến cuộc trao duyên, bắt đầu ta nghe Vân “ân cần hỏi han” chị, ta lại nghĩ Vân chưa hẳn vô tình, những điều cô hỏi chứng tỏ cô hiểu đời, cái đời “dâu bể đa đoan”, biến động khôn lường...Cô biết nỗi oan của mình, oan “một nhà” mà cô nghĩ “để chị riêng oan”, cô ngủ mà cô vẫn biết chị “ngồi nhẫn tàn canh, nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?”.Nguyễn Du quả đã khéo sắp đặt: để cho Vân hỏi chị trước, hỏi vừa đủ mà “trúng đích”, hỏi thể tất “nhân tình”!Và trong suốt cuộc trao duyên, Vân chỉ hỏi mỗi một lần, rồi lẳng lặng mà nghe...
Vậy ra Vân cũng hay đấy chứ, cô đã tỏ ra “biết chuyện” và đã khơi gợi, tạo cơ hội cho chị Kiều bày tỏ, nhưng bày tỏ sao đây trong khi chị Kiều:
Hở môi ra cũng thẹn thùng
Chị buộc phải trao duyên – cái duyên vợ chồng với Kim Trọng cho em! Chuyện ấy, “hở môi ra” đã thẹn.Biết thẹn mà phải nói, nói để mà trao, sự tình đã đến thế thì chị phải thổ lộ thật, thổ lộ hết cùng em.Thật lòng là chị “đương thổn thức đầy”, “còn vương vấn mối này chưa xong”, thật lòng là chị ngượng, vì vậy mà điều băn khoăn day dứt trắng đêm nay, chị gửi trong mấy lời thành thật:
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai
Ấy chính là cái gút của tâm trạng bi kịch trao duyên vừa là vấn đề “ức xúc” đặt ra cho chị, và cho cả em giải quyết.Vân thương chị, hẳn là cảm nhận được cái tâm, cái tình trong đó, và hẳn cô đã lờ mờ thấy chị đang có yêu cầu gì với mình đây...Thúy Kiều thật khó nói, mà lại khó nói hơn khi phải nói một chuyện mà mình không muốn nói – mà vẫn “phải” nói cho em nghe, thật rối rắm, thật khó xử, thật là “đau đầu” cho cả em lẫn chị...Đến nước này thì chị phải nhờ vả em thôi, em có hiểu không Vân?Tâm trạng Kiều thật sự bối rối, cách giải quyết của Kiều là sự họat động về tình cảm chị em mà thôi, chứ không phải là lí trí:
Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Đến nước này thì chị phải cậy em thôi, chị tin rằng em sẽ bằng lòng giúp chị mà, “em có chịu lời” của chị không?Câu thơ như van xin, như cầu khẩn, câu thơ đặt ra vấn đề cho Vân, và Kiều thăm dò ý của em mình, ở đây Kiều không ép, mà Vân cũng chẳng phật lòng, càng dễ cảm thông cùng chị, Kiều mới yêu cầu em:
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Sao lại thế nhỉ?Theo tôi, có lẽ Vân cảm thấy đột ngột trước yêu cầu này.Người đọc thì cảm thấy như có sự “thay bậc đổi ngôi”, có sự “hóan vị”, em bỗng như là chị, chị bỗng như là em (cúi mình “lạy”).Thì ra chính cái yêu cầu kia là xuất phát từ tình thế, tâm trạng chị: vì chuyện tình riêng, chị phải “lạy thưa” em, “cậy” nhờ em, đương nhiên em sẽ là ân nhân của chị!Thúy Kiều lạy thưa là tỏ trước tấm lòng biết ơn của mình, và cũng là xuất phát từ sự trân trọng của mình trước chuyện “trao duyên” thiêng liêng, hệ trọng này.Câu thơ trên gợi ý có tình, câu thơ dưới cầu khiến có tình, quả nhiên hai câu thơ có sức thuyết phục đặc biệt!
Kiều bắt đầu kể cho em nghe chuyện tình của mình với Kim Trọng:
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Phải rồi, kể từ đó – từ khi gặp chàng Kim, chị đã có tình yêu và tình yêu đó ngày càng sâu đậm hơn.Kiểu thổ lộ với em thật thà, không giấu giếm, thật trong sáng, tình yêu của Kiều là do thiên tính – là do trời chỉ định, Kiều “quan niệm” tình yêu của mình khác với “quan niệm” phong kiến, đó là sự cảm nhận yêu thương từ trong trái tim chứ không là sự thức ép.Phải chăng, Nguyễn Du đã cho Kiều ít nhiều nói lên sự tự do yêu thương của con người trong xã hội lúc đó?
Sau mấy câu kể vắn tắt chuyện tình riêng của Kim Trọng, Kiều tiếp tục thuyết phục em bằng cả lí, cả tình:
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vạn hai?
Từ tình cảm của mình, Kiều nói đến cái lí, cái lí phải chọn một trong hai điều để trọn vẹn một điều nào, hi sinh điều nào.Kiều nghĩ Vân sẽ ắt hiểu và hiểu thêm tâm trạng bi kịch của mình nữa.
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Em còn trẻ, em hãy thương chị mà thay chị lấy chàng Kim.Ấy chính là tình.Chỉ cần nói mấy tiếng “xót tình máu mủ” là đủ xóay tận vào đáy lòng em rồi.Mà em đã “xót tình máu mủ” thì làm sao có thể từ chối “thay lời nước non”?Câu thơ nghe não lòng, nghe như có tiếng kêu thương thống thiết khiến Vân phải nghĩ đến bổn phận mình phải làm thế nào cho phải...
Kiều mới nói tiếp:
Cho dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
Đó là những lời gan ruột của Kiều – một người chị bất hạnh.Lí, tình mà Kiều giãi bày thật tình như vậy, Thúy Vân chỉ còn biết lẳng lặng mà nghe, lẳng lặng mà chấp nhận!
Đây là nỗi đau lớn nhất và đầu tiên trong suốt cuộc đời của Kiều, cho nên khi nhắc đến chàng Kim, Kiều vô tình chạm vào nỗi đau sâu thẳm nhất của mình, khiến cô tỏ ra bần thần, rối trí, không điều khiển được mình:
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Đọc câu thơ, ta nghe như có một giọng khang khác.Phải chăng, nội tâm của Kiều lúc này phức tạp hơn, nên ngôn ngữ trở nên “bất bình thường”? Ở đoạn trên ta thấy, dù thuyết phục em bằng lí, bằng tình hay bằng cả hai, thì vẫn là ngôn ngữ lí trí, giọng thơ đều đều, trầm trầm.Đến đâu thì lời thơ như nấc như nghẹn, cái “gút” tâm trạng trên kia đã mở ra dường như được thắt lại ở chỗ này!Tại sao lại có sự khác lạ trong lời nói vậy? Bởi do “chiếc thoa với bức tờ mây” đó thôi, nó là hiện diện của tình yêu! Cầm kỷ vật cụ thể ở tay, trao cho em, Kiều bỗng thấy vụt lên hình ảnh Kim Trọng cùng bao kỷ niệm, thề nguyền...và Kiều chợt nghĩ: vật này là của ta, chàng là của ta, sao lại thành của Vân? Có thể nào như vậy được? Tâm lí Kiều lúc này cần một lời thỏa đáng, ít ra là để tự an ủi mình.Cho nên câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung” là cả bao nhiêu sự giằng xé, níu kéo khủng khiếp trong tâm hồn, con tim của Kiều, Nguyễn Du quả thật tinh tế và cũng thật nhân bản trong ý thơ của mình.
Đến đoạn cuối cảnh trao duyên, nội tâm Kiều lại phức tạp hơn nữa.Ta hãy nhớ lại: Trước cuộc trao duyên Kiều đã tự cho mình có lỗi với Kim Trọng. Nàng vốn là người giàu tình, đa cảm, dễ ứng mộng...Nàng cũng đã tự gọi mình là người “mệnh bạc”.Bây giờ đang trong nỗi đau mất mát khủng khiếp, bỗng nhiên nàng thấy mình đáng thương nhất, đau đớn nhất, u uất nhất, cay cực nhất.Rồi như người mất hồn, vẫn ngồi đây, mà hồn thi bay xa xăm tận mai sau...Miệng đang nói với em mà như hồn nói với hồn những điều hình dung, dự báo về “mai sau”!
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này
Trôn ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai...
Thì ra, cái hồn vẫn chưa dứt nổi Kim Trọng! Hồn Kiều còn múon về để “đền nghì trúc mai” để được “rảy xin chén nước” tẩy oan cho hồn! Câu thơ nghe mới não lòng làm sao! Và dễ sợ làm sao! Nguyễn Du thương con người thác oan, bạc mệnh hay Nguyễn Du nhạy cảm với nỗi đau nhân tình mà đã đi xa hơn Thanh Tâm Tài Nhân? Nguyễn Du cho ta thấy cái “hồn” Kiều đang vừa nói với mình, vừa nhớ thương Kim Trọng vụt trở thành cố nhân...Trong giây phút ấy, Thúy Vân bỗng bị “hồn” Kiều quên đi, phải chăng là một điều rất hợp lí? Kiều đang còn sống mà thấy mình đã chếtm đang nói với em của mình mà không biết đang nói với ai, lúc này Kiều bị rơi vào trạng thái độc thoại nội tâm, và trước mắt Kiều, Thúy Vân trở thành Kim Trọng, cho nên bao nhiêu tình thương nhớ, nỗi thương yêu ấp ủ khi hồn đã lìa xác bỗng như được tuôn tràn ra:
Bây giờ trâm gãy bình tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân...
Trên kia, Kiều lạy em vì Kim Trọng, đến đây, hồn Kiều lạy chính Kim Trọng.Nhưng đâu phải vậy, tất cà đều là gửi lạy qua Vân, gửi những trăm nghìn lạy – lạy thương, lạy nhớ, lạy đau...thay vì lạy Kim Trọng, bởi vì Kim Trọng lúc này không có mặt ở đây...Nhưng hồn Kiều vẫn chưa nguôi nỗi niềm thương nhớ, cho nên hồn đã kêu khóc dầm dề:
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Nghẹn ngào, cay đắng, xót xa...bấy nhiêu tâm trạng dồn dập xuất hiện trước mắt Kiều – vậy hóa ra hồn lại mâu thuẫn với người sao?Trên kia người nói:
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai
Trao duyên rồi, ngỡ như khỏi phụ và “nợ tình” đành là trả được ít nhiều...Thế mà mãn cuộc trao duyên lại khóc “phụ chàng từ đây” là nghĩa làm sao? Thế mới thật sự là giằng xé, thật sự là bi kịch. Và con mắt tinh đời của Nguyễn Du mới đúng là “nhìn thấu sáu cõi”, lòng đau của Nguyễn Du mới đúng là “nghĩ suốt ngàn đời”.Quả như Chế Lan Viên đã nói: “ Đây chính là những vần thơ siêu thực” bởi vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương dân tộc, cái nghịch lí trong tâm trạng được phát hiện và sử dụng để phân tích nội tâm nhân vật tiểu thuyết, phải chăng đó chính là nét độc đáo, là lí do vì sao Truyện Kiều trở thành bất hủ!
 
B

botvit

Tại trường mình thi trễ nên ra 1 loạt đề bắt học sinh ở nhà ôn 2 tuần :
Các bạn giúp minh ý trong dùm mấy bài này nhé:
1/ TM về Ma túy
2/ Phân tích đoạn trích "Trao duyên" để hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kick5 của TK
3/Phan tích đoạn trích " nỗi thương mình" để hiểu tình cảnh trớ trêu của TK và y thức sâu sắc của nàng về phẩm giá.
4/Phân tích hình ảnh và lý tưởng của người anh hùng Từ Hải qua đoạn trích " Chí Anh hùng"
5/Viết 1 bài Thuyết minh mà em yêu thích (cho mình bài truyện kiều lun nhé)
6/Bàn về vai trò và tác dụng của sách đối với con người , nhà văn M.Go-rơ viết :"Sách mở rộng trước mắt tôi 1 chân trời mới".
Giải thích và bình luận ý kiến trên.
7/Phân tích nội dung nhân đạo qua bài thơ "Nhàn" của NBK, "Độc tiểu thanh ký" của Nguyễn Du, "tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"
8/Dân tộc ta có truyền thống ton sư trọng đạo . anh chị hiểu truyền thống đó như thế nào? truyền thống đấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay.

Ai giúp mình nhé .Xin chân thành cám ơn :D
câu 3:
Thử thách lớn nhất và cũng là bi đát nhất của Thúy Kiều chính là hoàn cảnh mà nàng đã bị đẩy vào: làm kĩ nữ chốn lầu xanh. Nói gì đến giữ gìn danh tiết với Kim Trọng, trong hoàn cảnh ấy, ngay cái nhân cách tối thiểu của người đàn bà trong xã hội cũ Kiều làm thế nào để giữ cho khỏi bị mai một được? Làm thế nào để viết về thực tế ấy – thực tế của cái cảnh “sống làm vợ khắp người ta” mà vẫn thể hiện được nhân cách của nhân vật, vẫn bộc lộ được thái độ trân trọng, sự cảm thông, vẫn nói lên được sự đau khổ, thương thân phận mình của nhân vật? Tài năng nghệ thuật độc đáo, cái nhìn vượt thời đại và đặc biệt tinh thần nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Du đã thể hiện trọn vẹn trong đoạn trích “Nỗi thương mình”.
“Rường cao rút ngược dây oan
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
Từ lúc gia đình gặp biến cố, phải bán mình chuộc cha, trao duyên lại cho em là Thúy Vân, Kiều đã trải qua 15 năm lưu lạc, trong 15 năm ấy, Kiều gặp phải bao sự lọc lừa nhưng lần Thúy Kiều bị lừa đau đớn nhất có lẽ là lần nàng bị Mã Giám Sinh lừa bán đến lầu xanh. Nó là bước ngoặt bẻ ngang cuộc đời Thúy Kiều rẽ sang một hướng khác. Rơi vào tay Tú Bà, Kiều rút dao định tự tử nhưng không thành. Ở lầu Ngưng Bích, Kiều lại mắc bẫy Sở Khanh, bị Tú Bà đánh đập tơi bời, đến mức phải rên lên: “Thân lươn bao quản lấm đầu, tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Tiếp đó là những tháng ngày ê chề nhục nhã của nàng trong vai trò kĩ nữ - gái làng chơi, đem tấm thân trong ngọc trắng ngà của mình mua vui cho những kẻ lắm tiền háo sắc. Nguyễn Du đã ghi lại tâm trạng của Kiều trong thời gian ấy.
Có một điểm cần chú ý ngay từ đầu là trong nguyên tác của Thanh Tâm tài nhân thì trọng tâm của đoạn này: một mặt là bài ca kể về thân phận Thúy Kiều từ khi gia biến đến khi bị Sở Khanh lừa và phải đồng ý tiếp khách, mặt khác tập trung vào lời dạy của Tú Bà về nghề kĩ nữ. Đến Nguyễn Du, cách xử lí nghệ thuật đã có sự thay đổi hoàn toàn. Gốc rễ của cách xử lí nghệ thuật độc đáo ấy là cách nhìn mới mẻ và chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ của nhà thơ.
Từ câu thứ 5 của đoạn trích, trước đây được đặt tên là “Những nỗi lòng tê tái”. Trong sách giáo khoa mới, “Nỗi thương mình” chỉ vẻn vẹn 20 câu nhưng đã nói lên tất cả nỗi tê tái của Kiều nhưng quan trọng hơn là đoạn trích đã thể hiện một tiếng nói nhân văn sâu sắc và tiến bộ: ý thức về thân phận, phẩm giá của nàng Kiều – ý thức thương thân, xót thân lần đầu tiên xuất hiện trong văn học trung đại Việt Nam.
Có một bài toán “nan giải” đặt ra với Nguyễn Du: tác giả muốn tố cáo một cách sâu sắc nơi đã vùi dập Kiều, những thân phận như Kiều. Đó cũng là một hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến mà Kiều đang sống với tất cả sự nhơ nhớp, mục ruỗng của nó. Cái khó là: nói về cảnh lầu xanh nhưng làm sao cho sự miêu tả hiện thực đó không gây ra phản cảm với độc giả, không hạ thấp nhân vật, thể hiện được nhân cách, phẩm giá của nhân vật trong sự cảm thông của nhà thơ. Nguyễn Du đã thành công với những xử lí nghệ thuật độc đáo của mình.
Đoạn trích có một kết cấu lôgíc với diễn biến tâm trạng: đoạn đầu giới thiệu tình cảnh trớ trêu của Kiều, “khi tỉnh rượu… nào biết có xuân là gì” đi sâu vào tâm tình, nỗi niềm của Kiều trong cảnh sống ấy, và đoạn cuối tả cảnh để cực tả tâm trạng cô đơn, ý thức về thân phận, phẩm giá của Kiều.
Bốn câu thơ đầu của đoạn thơ là cả một hiện thực tàn nhẫn mà Kiều phải chịu đựng: chốn lầu xanh với những đặc trưng của nó:
“Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh”.
Bút pháp ước lệ tượng trưng được sử dụng nhuần nhuyễn đến mức trở thành một công cụ nghệ thuật đắc lực. Bởi vì trên thực tế, nếu phải gọi sự thật bằng đúng cái tên của nó thì Kiều trong đoạn trích này là một cô gái lầu xanh. Một loạt từ ngữ dẫu là ước lệ vẫn đủ để thông báo về tình cảnh và thân phận của Kiều – mặc dù bốn câu đầu này, nhân vật không hề được miêu tả trực tiếp: “bướm lả ong lơi, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm” và các điển tích điển cố: “lá gió cành chim”, “Tống Ngọc, Trường Khanh” – chỉ chung cho loại khách làng chơi phong lưu. Nguyễn Du đã tìm được một góc nhìn và cách xử lí nghệ thuật đặc biệt: viết về cảnh lầu xanh nhưng lại dùng những từ và hình ảnh rất nhã. Cách xử lí nghệ thuật này giúp tác giả vượt qua một vấn đề nan giải, một mặt vẫn tả thực, không né tránh hiện thực và cảnh sống thực tế của nhân vật chính, mặt khác vẫn giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật chính Thúy Kiều, qua đó thể hiện thái độ cảm thông, trân trọng mà tác giả dành cho nhân vật. Thái độ này là nhất quán trong tác phẩm.
Quan sát kĩ hơn những chi tiết nghệ thuật mà Nguyễn Du cố ý bày ra sẽ nhận thấy sự mâu thuẫn ẩn chứa bên trong cảnh tượng. Những từ “đầy tháng, suốt đêm” là những từ chỉ số nhiều, cho thấy sự nhộn nhịp của lầu xanh, nơi mà Tú Bà “ăn nên làm ra”, lầu xanh như một chốn đang vào dịp “được mùa”, “đắt khách”. Cái xấu như đang ra sức bòn rút tất cả những giá trị của con người. Lầu xanh trở thành nơi chôn vùi không biết bao nhiêu số phận như Kiều. Cảnh lầu xanh thực chất cũng là một phần của bức tranh XHPK Trung Quốc thời Minh – Thanh thu nhỏ, cả thời đại mà Nguyễn Du sống, cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Xã hội ấy cũng đã được nói đến qua những tác phẩm cùng thời: Phủ Chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí, Cung oán ngâm…
Phép đối xứng kết hợp với nghệ thuật tách từ, đảo từ là một sáng tạo của Nguyễn Du. Đối xứng nhỏ nhất được thiết lập bằng cách tách hai từ ghép để tạo thành một cụm từ mới, có tác dụng tăng thêm, cụ thể hóa hơn nét nghĩa: tại lầu xanh, bọn khách làng chơi ra vào dập dìu, nhộn nhịp. Tiếp theo là đối xứng trong từng câu thơ: Cuộc say đầy tháng/ trận cười suốt đêm; Sớm đưa Tống Ngọc/ tối tìm Trường Khanh… kết hợp với những từ chỉ số nhiều: đầy tháng, suốt đêm diễn tả cái xô bồ, gấp gáp của một cuộc sống ăn chơi, nhốn nháo, dung tục. Thường thì người ta dùng từ “trận” để nói về trận đánh, trận mắng chửi chứ không ai nói là “trận cười”. Bản thân cách dùng từ này đã đủ cho thấy nỗi ê chề, sự ép buộc, đày đọa mà Kiều phải chịu đựng.
Nguyễn Du đã tái hiện cái hoàn cảnh của Thúy Kiều bằng những sự đối lập nghiệt ngã: một bên là nước mắt Thúy Kiều – một bên là những cơn say, trận cười triền miên. Do vậy ở bốn câu thơ đầu, mặc dù chưa được miêu tả trực tiếp, người đọc vẫn thấy Kiều đang bị cuốn đi trong một cơn lốc vô hình, bị buộc vào cảnh sống nhơ nhớp nơi nhà chứa. Hiện thực nghiệt ngã mà nhân vật phải trải qua, hé mở thân phận bẽ bàng của người kỹ nữ. Nguyễn Du đã “bọc lụa” cho cảnh sống ấy bằng một thứ ngôn ngữ ước lệ rất tài tình: ước lệ theo thành ngữ dân gian, ước lệ theo điển tích làm cho sự hồi tưởng kiếp sống đớn đau của Kiều trở nên tao nhã hơn. Bởi vì chỉ có hồi tưởng mới diễn tả hết sức sống chân thật của nội tâm nhân vật, mới thể hiện đúng nỗi đau, mới nổi bật được phẩm giá và sự chịu đựng giày vò đáng thương của nhân vật. Đằng sau những câu thơ ấy là tấm lòng cảm thông, trân trọng mà tác giả dành cho Thúy Kiều.
Bốn câu thơ đầu đã đặt ra một tình thế của tâm trạng. Ở lầu xanh có nhiều người đàn bà, có thể họ an tâm, yên phận và cam chịu với nghề nghiệp để kiếm sống, trớ trêu thay Kiều lại là một nhân phẩm quá đỗi cao đẹp, một tâm hồn trong trắng, một bông hoa từ cảnh sống “êm đềm trướng rủ màn che” bỗng nhiên bị ném vào bùn nhơ, giữa cái xót xa của hoàn cảnh là cái “giật mình” đầy nhân bản:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn
canh
Giật mình
 
B

botvit

Tại trường mình thi trễ nên ra 1 loạt đề bắt học sinh ở nhà ôn 2 tuần :
Các bạn giúp minh ý trong dùm mấy bài này nhé:
1/ TM về Ma túy
2/ Phân tích đoạn trích "Trao duyên" để hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kick5 của TK
3/Phan tích đoạn trích " nỗi thương mình" để hiểu tình cảnh trớ trêu của TK và y thức sâu sắc của nàng về phẩm giá.
4/Phân tích hình ảnh và lý tưởng của người anh hùng Từ Hải qua đoạn trích " Chí Anh hùng"
5/Viết 1 bài Thuyết minh mà em yêu thích (cho mình bài truyện kiều lun nhé)
6/Bàn về vai trò và tác dụng của sách đối với con người , nhà văn M.Go-rơ viết :"Sách mở rộng trước mắt tôi 1 chân trời mới".
Giải thích và bình luận ý kiến trên.
7/Phân tích nội dung nhân đạo qua bài thơ "Nhàn" của NBK, "Độc tiểu thanh ký" của Nguyễn Du, "tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"
8/Dân tộc ta có truyền thống ton sư trọng đạo . anh chị hiểu truyền thống đó như thế nào? truyền thống đấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay.

Ai giúp mình nhé .Xin chân thành cám ơn :D
câu 7
ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Ng.Du – đại thi hào dt, nhà thơ hiện thực & nhân đạo lớn nhất trong VH VN TK 18– nửa đầu TK 20 – k° chỉ nổi tiếng với “TK” mà ông còn là nhà thơ sáng tác = chữ Hán điêu luyện.
2. “Thanh Hiên thi tập” là n~ sáng tác = chữ Hán thể hiện tình cảm sâu sắc của Ng.Du với thân phận con người – nạn nhân của chế độ PK.
3. Trong đó, Đọc Tiểu Thanh ký là 1 trong n~ sáng tác đưọc nhiều người biết đến, thể hiện sâu sắc tư tưởng Ng.Du & làm người đọc xúc động vì tình cảm nhân đạo cao cả của nhà thơ.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
A. Định hướng phân tích:
1. Độc Tiểu Thanh ký có nghĩa là “đọc tập Tiểu Thanh ký” của nàng Tiểu Thanh. Đó là người con gái có thật, sống cách Ng.Du 300 năm trước ở đời Minh (TQ). Nàng là người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì làm lẽ nên bị vợ cả ghen, đày ra sống ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ. Buồn rầu, nàng sinh bệnh chết & để lại tập thơ. Nhưng vợ cả vẫn ghen nên đốt tập thơ, chĩ còn lại 1 số bài thơ tập hợp trong “phần dư”. Bản thân cuộc đời Tiểu Thanh cũng đã để lại niềm thuơng cảm sâu sắc cho Ng.Du.
2. Cảm hứng xuyên suốt toàn bài được diễn tả trong khuôn khổ cô đúc của thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Ng.Du khóc người cũng để tự thương mình. Dù là cảm xúc về 1 cuộc đời bất hạnh đã cách 300 năm, nhưng thực chất cũng là tâm sự của nhà thơ trước thời cuộc.
B. Chi tiết:
1. 2 câu đề: 2 câu mở đầu của bài thơ giúp người đọc hình dung ra h/a của nhà thơ trong giờ phút gặp gỡ với tiếng lòng của Tiểu Thanh :
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
(Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)
a) 2 câu thơ dịch đã thoát ý ng.tác nên làm giảm đi phần nào hàm ý súc tích của câu thơ chữ Hán. Ng.Du k° nhằm tả cảnh đẹp Tây Hồ mà chỉ mượn sự thay đổi của k° gian để nói lên 1 cảm nhận về biến đổi của c/s. Cách diễn đạt vừa tả thực vừa gợi ý nghĩa tưọng trưng. “Tây hồ hoa uyển” (vườn hoa Tây Hồ) gợi lại c/s lặng lẽ của nàng Tiểu Thanh ở vưòn hoa cạnh Tây Hồ – một cảnh đẹp nổi tiếng của TQ. Nhưng hàm ý tượng trưng được xác lập trong mối quan hệ giữa “vườn hoa – gò hoang”. Dường như trong cảm quan Ng.Du, n~ biến thiên của trời đất đều dễ khiến ông xúc động. Đó là nỗi niềm “bãi bể nương dâu” ta đã từng biết ở TK. Nhìn hiện tại để nhớ về quá khứ, câu thơ trào dâng một nỗi đau xót ngậm ngùi cho vẻ đẹp chỉ còn trong dĩ vãng.
b) Trong không gian điêu tàn ấy, con người xuất hiện với dáng vẻ cô đơn, như thu mọi cảm xúc trong 2 từ “độc điếu”. 1 mình nhà thơ ngậm ngùi đọc 1 tập sách (nhất chỉ thư). 1 mình đối diện với 1 tiếng lòng Tiểu Thanh 300 năm trước, câu thơ như thể hiện rõ cảm xúc trang trọng thành kính với di cảo của Tiểu Thanh. Đồng thời cũng thể hiện sự lắng sâu trầm tư trong dáng vẻ cô đơn. Cách đọc ấy cũng nói lên được sự đồng cảm của nhà thơ với Tiểu Thanh, “điếu” là bày tỏ sự xót thương với người xưa. Không phải là tiếng “thổn thức” như lời thơ dịch, mà nước mắt lặng lẽ thấm vào trong hồn nhà thơ.
2. 2 câu thực:
2 câu thực đã làm sáng tỏ cho cảm giác buồn thuơng ngậm ngùi trong 2 câu đề :
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
(Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương)
a) Nhà thơ mượn 2 h/a “son phấn” và “văn chương” để diễn tả cho những đau đớn dày vò về thể xác & tinh thần của Tiểu Thanh gửi gắm vào những dòng thơ. Theo quan niệm xưa, “son phấn” – vật trang điểm của phụ nữ có tinh anh (thần) vì gắn với mục đích làm đẹp cho P.N. Cả 2 câu thơ cùng nhằm nhắc lại bi kịch trong cuộc đời Tiểu Thanh –1 cuộc đời chỉ còn biết làm bạn với son phấn và văn chương để nguôi ngoai bất hạnh.
b) Mượn vật thể để nói về người. Gắn với n~ vật vô tri vô giác là n~ từ ngữ chỉ cho tính cách, số phận con người như “thần” và “mệnh”. Lối nhân cách hóa thể hiện rõ cảm xúc xót xa của nhà thơ về n~ bất hạnh của kiếp người qua số phận của Tiểu Thanh. Kết cục bi thảm của tiểu Thanh xuất phát từ sự ghen tuông, lòng đố kỵ tài năng của người đời. Dù chỉ là n~ đồ vật vô tri vô giác thì chúng cũng phải chịu số phận đáng thương như chủ nhân : son phấn bẽ bàng, văn chương đốt dở. 2 câu thơ đã gợi lên sự tàn nhẫn của bọn người vô nhân trước n~ con người tài hoa. Đồng thời, cũng thể hiện nhận thức của Ng.Du vốn rất nhạy cảm trước cuộc đời của khách “hồng nhan bạc phận”, gắn với quan niệm “tài mệnh tương đố” của Nho gia. Vật còn như thế, huống chi ngưòi! Vượt lên trên những ảnh hưởng của thuyết thiên mệnh là cả tấm lòng giàu cảm thương của Ng.Du.
3. 2 câu luận:
Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã khái quát thành cái nhìn về con người trong XH PK :
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang)
a) Nỗi oan của Tiểu Thanh không phải chỉ của riêng nàng mà còn là kết cục chung của n~ người có tài từ “cổ” chí “kim”. Nhà thơ gọi đó là “hận sự”, 1 mối hận suốt đời nhắm mắt chưa yên. Trong suy nghĩ ấy, có lẽ Ng.Du còn liên tưởng đến bao cuộc đời như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ – những người có tài mà ông hằng ngưỡng mộ – và bao người tài hoa bạc mệnh khác nữa. N~ oan khuất bế tắc của nghìn đời “khó hỏi trời” (thiên nan vấn). Câu thơ đã giúp ta hình dung rõ c/s của n~ nạn nhân chế độ PK, dồn nén thái độ bất bình uất ức của nhà thơ với thời cuộc, đồng thời cũng thể hiện 1 sự bế tắc của Ng.Du.
b) Khóc người để thương mình, cảm xúc đồng điệu đã làm thành câu thơ bất hủ “phong vận kỳ oan ngã tự cư” (Ta tự cho mình cũng ở trong số những kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã). Ở đó là tình cảm chân thành đồng điệu của Nguyễn Du, cũng thể hiện tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa nhân đạo rất đẹp và rất sâu của ông.
c) K° phải chỉ 1 lần nhà thơ nói lên điều này. Ông đã từng hóa thân vào nàng Kiều để khóc thay nhân vật, ông đã từng khẳng định 1 cách đầy ý thức “thuở nhỏ, ta tự cho là mình có tài”. Cách trông người mà ngẫm đến ta ấy, trong thi văn cổ điển VN trước ông có lẽ hiếm ai thể hiện sâu sắc như vậy. Tự đặt mình “đồng hội đồng thuyền” với Tiểu Thanh, Ng.Du đã tự phơi bày lòng mình cùng nhân thế. Tâm sự chung của n~ ngưòi mắc “kỳ oan” đã đưọc bộc bạch trực tiếp mạnh mẽ trong tiếng nói riêng tư khiến người đọc cũng không khỏi ngậm ngùi. Tâm sự ấy k° chỉ của riêng Ng.Du mà còn là nỗi niềm của các nhà thơ thời bấy giờ.
4. 2 câu kết:
Khép lại bài thơ là n~ suy tư của Ng.Du về thời thế :
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hà hà nhân khấp Tố Như
(Chẳng biết 300 lẻ nữa
Ngưòi đời ai khóc Tố Như chăng)
a) Khóc cho nàng Tiểu Thanh 300 năm trước = giọt lệ chân thành của trái tim đồng điệu, dòng suy tưởng đã đưa nhà thơ đến 300 năm sau cùng 1 mối hồ nghi khó giải tỏa. Tiểu Thanh còn có tấm lòng tri kỷ của Ng.Du tìm đến để rửa n~ oan khiên = giọt nưóc mắt đồng cảm. Còn nhà thơ tự cảm thấy sự cô độc lẻ loi trong hiện tại. Câu hỏi người đời sau ẩn chứa 1 khát khao tìm gặp tấm lòng tri âm tri kỷ giữa cuộc đời. (Đó cũng là tâm trạng của Khuất Nguyên – “người đời say cả 1 mình ta tỉnh”, cách Ng.Du 2 ngàn năm; của Đỗ Phủ, cách Ng.Du 1 ngàn năm : “Gian nan khổ hận phồn sương mấn”)
b) Nhà thơ tự thể hiện mình = tên chữ “Tố Như” k° phải mong “lưu danh thiên cổ” mà chỉ là tâm sự của 1 nỗi lòng tha thiết với cuộc đời. Câu thơ còn là tâm trạng bi phẫn của nhà thơ trước thời cuộc. Khóc ngưòi xưa, nhà thơ tự khóc cho chính mình, giọt lệ chảy quanh kết lại 1 bóng hình Ng.Du, lặng lẽ cô đơn khiến người đọc phải se lòng khi ngẫm đến n~ nỗi đau thấm thía & dày vò tinh thần của n~ ngưòi tài hoa phải sống trong bóng đêm hắc ám của 1 XH rẻ rúng tài năng.

 
S

smil3_ang3l_9x

Câu 6:
Nói đến M. Go-rơ-ki, người ta nghĩ đến 1 nhà văn nôi? tiếng, 1 bậc thầy của giai cấp vô sản trưởng thành từ cậu bé Alecxay Pescop mô` côi, thất học, và cũng ko thể không nói đến tự học, do đó phải nói đến sách. Ông đã từng nói: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sông'". Câu nói ấy hàm chứa 1 ý nghĩa sâu sắc, 1 chân lí, 1 lời khuyên.
Từ lâu, con người đã biết đến sự kì diệu của sách. Sách là 1 cái thần kì trong sô' những cái thần kì mà con người tạo ra. Nói tới sách là nói tới trí tuệ của loài người. Nó là những gì tinh tú nhất, đẹp đẽ nhất, văn minh nhất của con người mà tô? tiên ta tích lũy từ ngàn đời truyền lại cho mai sau. Môt. thế giới mà ko có sách thì ko thể gọi là 1 nền văn minh được. Từ ngàn đời xưa, khi chưa có giấy bút, nhân loại đã nghĩ đến sách. Từ thời kì còn "ăn lông ở lô~", những người đầu tiên tiến hóa đã biết cách ghi lại những cảm xúc của bản thân = cách khắc lên đá, trên nền đất. Sau, nền văn minh tiến bô hơn, con người bít khắc trên thẻ tre, xương thú, mai rùa, trên da dê,.. mà tiêu biểu là TQ, Ấn Đô, Hy Lạp, La Mã,.... Cho tới bây giờ, sách đã hoàn toàn quen thuôc vời chúng ta. Môt cuôn' sách là 1 kho tàng kiến thức của nhân loại, là chìa khóa vàng mở cánh cửa két sắt trong ngân hàng tri thức. Như thế, lẽ nào sách ko quan trọng? Môt cuôn' có thể mang y' nghĩa cho hôm nay, ngày mai, và cả ngày mai nữa. Môt sản phẩm kì diệu như vậy thì sao có thể bỏ qua?
Có thể nói, đọc sách là con đườnh ngắn nhất dẫn tới n~ j` xa xôi nhất. Con người ta ko có n~ cô~ máy thời gian như của Đoraemon để trở về quá khứ, tiến tới tương lai hay tới những vùng đất thần tiên nhưng chúng ta có sách. Đó là vũ khí tôt' nhât để chúng ta hiểu biết về nhau và xích lại gần nhau hơn. Sách như 1 hướng dẫn viên du lịch đưa đến cho ta n~ hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, vế vũ trụ bao la, giúp ta khám phá những điều còn chưa rõ, nuôi dưỡng cho ta n~ ước mơ, khát vọng đẹp đẽ cho tương lai.
Sách chiếm 1 vị trí cực kì quan trọng trong việc học tập của chúng ta. Môt người có thể tự học, ko cần thầy, ko cần bạn nhưng ko thể ko cần sách. Đó là phương tiện học tập thuận lợi nhất, ít tô'n kém nhất. Đời sóng con người thì mênh mông biển trời, đòi hỏi con người ta phải năng học hỏi hơn nữa: học ở xung quanh, học ở thầy, học ở sách... sách cug~ như 1 người thầy, nhưng là người thầy trầm lặng, giúp ta tự suy nghĩ, tìm tòi, làm tăng tính đôc lập, tự giải quyết vấn đề nêu ra. Sách là 1 ng bạn đôg` hành cho tất cả mọi ng. 1 cuốn sách có thể đc dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới để mọi ng cùg đón nhận. Đó hẳn là 1 cuốn sách viết ra ko chỉ danh riêng ai. Mà tiêu biểu và gần gũi với chúng ta có lẽ là bô truyện "Harry Potter" do nhà văn LÝ Lan dịch. Bô truyện đã vượt từ nc' Mĩ xa xôi đến VN. Đó là 1 sức mạnh không? lô` mà chỉ những tác phẩm tuyệt vời mới có!
Mở sách ra là mở cả chân trời phía trước: Sách khoa học cho ta n~ kiến thức về Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời,... sách văn học giúp ta hiểu rõ về tâm tư, nguyện vọng của ng xưa va nay...SÁch của môi~ thời đại đều có nhưng lợi ích vô tận. Bởi vậy, ta cug~ đồg y' vớY lời khuyên của M. Go-rơ-ki "Hãy đọc sách!"
Tuy vậy, nếu ngẫm nghĩ cho kĩ cho chín chắn, ta cũg cần phải lưu ý: " không-phải-sách-nào-cũg-có-thể-đọc." Cuộc sông' càng ngày càng phát triển, sách cũg trở thành 1 thứ hàng hóa. Ngày càng nhiều ng tìm đến sách. Nhưng vì lợi ích cá nhân mµ rât nhiều ng dần đánh mất sự đẹp đẽ của sách. Cứ thử vào 1 nhà sách tư nhân lớn, ta sẽ thấy bạt ngàn là sách, từ sách danh cho lứa tuổi mãu giáo tới sách cho ng già; từ SGK den sach giai tri',...được trang trí bìa rât bắt mắt. Nhưg có ai biết đâu là sách tôt', đâu là sách xấu?! Vậy thế nào là sách tôt', thế nào là sách xâu? Câu trả lời rất đown giản mà có lẽ ai cu~g bit. Sách tôt' là n~ cuôn' sách phản anh đúng quy luật của tự nhiên, xh. Nó giúp mọi ng hiểu rõ về mình. Nó cung cấp kiến thức, giúp ta có n~ hiểu biết phong phú, đúg sai. Nó ca ngợi tình anh em, tình d/t, tình đoàn kết hữu nghị giữa các qu«c gia trên thế giới. Nó chỉ ra n~ mặt trái của con ng, khơi gợi n~ t/c, tâm tư tôt đẹp. Đọc n~ cuôn' sách ấy, ta như đi trên đại lé thênh thang , có thêm sưc mạnh để mở räng cánh cửa vào đời. Vậy còn sách xấu? Đó là n~ cuôn' sách có nôi dung xuyên tạc, bôi nhọ hoặc kích động lẫn nhau. Đọc nó chỉ khiến ta thêm mê muôi, vị kỉ, có n~ ước muôn' tầm thường, đơns hÌn. Giữa sách cũ và sách xấu khác nhau 1 trơi 1 vực. Đocj sách tôt như uông' liều thuôc' tôt' còn sách xấu chỉ làm con ng ta bạc nhược, xấu xa. Bởi vậy, ta cần chọn sách mà đọc như chọn bạn để chơi.
Tuy nhiên thái đô của bản thân với việc đọc sách cg~ rât quan trọng. Đọc sách là 1 công việc bô? ích và lí thú nhưng ko phải ai cg~ hiểu như thế. Đọc sách chính là làm cho cuôc sông' của mình phong phú hơn, đẹp hơn.
Sách là 1 phần quan trọng và tất yếu của cuôc sông'. Ko có nó, cuôc sông ko cón niềm vui, nền văn minh nhân loại cg~ sẽ ko còn. Chúng ta hãy làm theo lơi khuyên của M. Go-ro-ki: Hãy đọc sách...

------------------------

Hay

Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người. nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau.
từ một cậu bé mồ côi, thất học, Alecxây Pêscôp đã vươn lên trở thành M.Gooki – nha văn nổi tiếng thế giới, nhà văn bậc thầy của giai cấp vô sản, con người được nhân dân thế giới kính trọng vì một vốn hiểu biết văn hoá vừa rộng lớn vừa sâu sắc. Nhờ đâu? Nhờ một nghị lực sống phi thường đã tìm gặp một thứ tài sản phi thường : sách. Nói đến M.Gooki, không thể không nói đến tự học, do đó không thể không nói đến sách. Chính ông đã nói đến tác động tuyệt diệu của sách đối với mình trong một lời phát biểu dản dị:
“Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
Câu nói ấy hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lý, một lời khuyên.
từ lâu con người đã biết sự kì diệu của sách. Sách, đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Thật không thể hình dung một nền văn minh mà không có sách. từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ in, chưa có máy in, chưa có cà giấy bút nũa, thì nhân loại đã nghĩ đến sách rồi, đã có những hình thức dầu tiên của sách rồi. Sách là cái cần có để con người lưư trữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ,những quan niệm, những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau.
Sách, đó là kho tàn chứa đựng những hiễu biết về con người đã được khám phá, chon lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng
Tiên tiếnnhất của các thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm tha thiết nhất của con người. Chỉ có những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói lên, cần truyền lại, mới đi vào sách.
Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người ngày nay vẫn không hề giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu,…cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng những máy in điện tử hiện đại. Một người sống ở một làng hẻo lánh ở châu Á cũng có thể đọc được của một người viết từ một đất nước xa xôi ở châu Mĩ. Thật có thể nói rằng: có sách, các thế kỉ và các dân tộc xích lại gần nhau.
Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tân với nhựng qui luật của nó, hiểu dươc trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nuơc khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những dặc diểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khác vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con người, qua các thời kì khác nhau, ở nhữg dân tọc khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ.
Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giuúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nổi khổ của con người và phải làm gì dể sống cho đúng và để đi tới một cuộc đời thực sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.
Đã từng có những cuốn sách không chỉ “mở rộng những chân trời mới” cho một người, trăm người, triệu người, mà còn cho cả nhân loại. Những trangsách của Brunô, Galile về Trái Đất và Thái Dương hệ đãa mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục các vì sao trên thiên hà. Những trang sách của Đac- uyn về các giống loài không chỉ giúp con nguời hiểu rõ về các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người. Sách của Điđơrô, Môngtexkiơ rồi của Mác, Ăngghen… thực sự đã giúp con người triển khai những cuộc cách mạng to lớn. Đọc Bandắc ta hiểu về thế giới tư bản với sức mạnh lạnh lùng của đồng tiền, đọc thơ Tago, thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu dời sống và tâm hồn của cả những dân tộc. Đọc sách viết về Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát… ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và mơ ước những gì…Thật không sao kể hết “những chân trời” mà những trang sách đã mở rộng ra trước mắt ta. Có thể nói một cách tóm gọn tắt rằng:lợi ích của sách là vô tận. Ta đồng ý với lời nhận xét của M.Gokki cũng là tiếp nhận lời khuyên bảo hàm chứa trong câu nói ấy: Hãy đọc sách, cố gắng dọc sách càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, chẳng lẽ đó là một lời khuyên vô điều kiện? Ngẫm cho kĩ, ta vẫn thấy một khoảng trống cần cân nhắc trong lời khuyên ấy. vì sao? Vì không phải mọi quyển sách điều là “nguồn kiến thức”, là nơi dẫn chúng ta đi vào con đường đúng đắng.
thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh chính xác quy luật tự nhiên và của đời sống xã hội. Chúng giúp con người hiểu rõ về số phận để có ý thức có ý thức đúng về nghĩa vụ của mình trong đời sống. Một cuốn sách tốt phải khiến cho mọi người thêm tự hào về mình, thêm vững tin ở cuộc sống để chiến đấu cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Nó phải khiến cho tâm hồn con ngườ trở nên phong phú hơn, độ lương hơn, trong sáng hơn.
Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách xuyên tạc đời sống đưa đến cho người dọc những kiến thức giả trá về thế giới xung quanh. Chúng đề cao dân tọc này mà bôi nhoạ dân tộc kia, chùng gâythù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh.
Đọc những cuốn sách như thế, người đọc không những không tăng thêm hiểu biết mà còn trở nên *** nát, ngu muội hơn. Đọc những cuốn sách như thế, tâm hồn người dọc không những không hề mở rộng mà còn thêm khô cằn.
Sách tốt được coi như là một thứ thuốc bồi dưỡng cực kì công hiệu. Ngược lại, sách xấu như là một thứ thuốc cực kì nguy hiểm.
Không còn sách, nền văn minh nhân loại cũng sẽ không còn. Vì thế: “hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” như M.Gooki đã nói
 
Top Bottom