Ai có dàn ý cho mình với

N

nhungpro_196

Ở Việt Nam, mai vàng là một loài cây cảnh rất phổ biến ở từ miền Trung trở vào. Nó được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồng chậu, bonsai. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền vì đây là một loài hoa chưng tết chủ đạo. Cây mai ngày tết được xem như là vật mang lại may mắn cho năm mới nên người ta rất kị nếu chưng cành mai mà đúng mùng một không nở hoặc héo rũ.

Việc miền Bắc chơi đào, trong miền Nam chơi mai trong dịp Tết được giải thích là sau khi mở rộng bờ cõi về phương Nam vốn có khí hậu nóng hơn không thích hợp với việc trồng đào, mỗi khi Tết đến, những người đi mở đất nhớ đến cành đào ngoài Bắc nhưng không thể có được đã chọn mai (một cây hoa rất phổ biến ở trong Nam, đẹp, nhiều hoa lại nở đúng mùa Tết) để thay thế.

Tại Việt Nam loài mai vàng phổ biến nhất là mai vàng năm cánh (danh pháp khoa học: Ochna integerrima). Loài này phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhiều loài hoa này, ở cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn [1].

Loài mai vàng mọc hoang dã trong rừng có từ 5 đến 9 cánh, song đôi khi lên đến 12 - 18 cánh, gọi là "mai núi" (Ochna integerrima (lour.)Merr.). Ở Tây Nguyên và Campuchia, mai núi phân bố khá rộng khắp. Ngoài ra, còn có loài mai rừng với thân màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là "mai chủy". Một loài mai vàng khác mọc ở triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là "mai động". Loài mai này có thân suông, tròn, hoa trổ chi chít trên cành. Nếu chúng có hoa với năm cánh nhỏ thì gọi là "mai sẻ". Mai động hay mai sẻ phân bố rải rác ở các tỉnh miền trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh...[1]. Xét về góc độ sai hoa, ngoài mai sẻ, còn phải nhắc đến "mai chùm gởi". Loài này có thân cứng, trên cành mọc lên những khối u, chung quanh khối u đâm ra rất nhiều tược non và từ đó nụ hoa mọc ra khá dầy, hoa nở san sát vào nhau tạo thành bó. Người ta còn gọi loài này là "mai tỳ bà" hay "mai vương"[1]. Thông thường, mai vàng có mùi hương rất khó nhận ra, song ở Việt Nam có loài mai vàng năm cánh hương thơm lại đậm hơn những loài mai khác nên được gọi là "mai hương". Nó còn tên khác là "mai thơm" (thường được trồng ở Bến Tre) hay "mai ngự" (mọc khá nhiều ở Huế)"[1]. Riêng loài mai có cánh hoa lớn hơn kích cỡ bình thường được gọi là "mai châu" (đọc trại từ "trâu" thành "châu"). Loài có nụ hoa nhỏ, cánh dài và nhọn, được gọi là "mai cánh nhọn"[1]. Có loài mai vàng 5 cánh bình thường, nhưng cành nhánh mềm mại, rũ xuống như cây liễu nên được gọi là "mai liễu". Ở khu rừng Cà Ná có loài cây mai thân nhỏ èo uột, cành rất giòn, lá hình bầu dục, trơn và có răng cưa mịn gọi là "mai rừng Cà Ná". Ngoài ra, còn có loài mai thân rất nặng (gấp rưởi thân cây mai bình thường) gọi là "mai đá" hay "mai Vĩnh Hảo". Loài này thân cứng, cành giòn, lá nhỏ, hoa to và phẳng, lâu tàn.
 
H

hermione_gryffindor

Thuyết minh về hoa đào thì

Nói đến hoa ngày Tết, đầu tiên ai cũng phải nghĩ đến mai và đào. Nếu như Tết ở Hà Nội được biểu trưng bằng cành đào Nhật Tân thì Tết Sài Gòn là những cây mai vàng rực. Dân Sài Gòn thích mai lắm. Nhất định phải có mai trong nhà thì mới gọi là Tết. Nhà nào thích thì có hẳn gốc mai to với 5-6 loại hoa ghép vào đó. Hoa đủ màu, nào là màu vàng, cam, kem, trắng… rồi nhiều cánh nữa, có loại 5 cánh, 10 cánh, 24 cánh, 80 cánh… cả 120 cánh nữa. ( Có lần tôi đã ngồi tỉ mẩn hy sinh hẳn một bông hoa vặt ra và đếm xem có đủ 120 cánh như quảng cáo không, nhưng mà đếm đến hơn 100 thì thua, đành phải tin vậy [:-apple] ). Nhà nào đơn giản hơn thì chỉ chưng một cành mai vàng nhưng nhất định phải có. Họ cho rằng hoa mai đẹp, một vẻ đẹp rực rỡ, tươi vui và gần như nó ăn vào máu rồi: hoa mai gắn liền với Tết.
Nhưng riêng tôi, tôi lại có cảm tình với đào hơn dù lớn lên ở Sài Gòn. Tôi cảm nhận ở cành đào một vẻ gì đó đằm thắm, nhẹ nhàng và cổ kính như mang trong nó chút hồn của Hà Nội vậy. Một chút hoài cổ. [:I]
Còn nhiều nữa những loại hoa mà các bạn có thể lựa chọn để mang lại nét xuân riêng cho ngôi nhà hay căn phòng của mình. Tôi thích hoa lắm, và cũng thích làm một chút gọi là “nghệ thuật” với hoa : nào là “dẫn thủy nhập môn” với những cánh hồng nhẹ nhàng trôi trên mặt nước, nào là nghệ thuật Ikebana của Nhật Bản với những cành khô vươn lên đang đâm chồi nảy lộc tượng trưng cho sức sống của mùa xuân… Nhưng dù cho có làm gì đi nữa, tôi không bao giờ quên một lọ hoa violet. Chỉ cần một cái lọ pha lê và những cành violet cắm tự nhiên, không tỉa tót, không kiểu cọ, với tôi, thế là đủ.
Mẹ tôi bảo ở Hà Nội hoa violet chẳng phải là hoa quý, người ta chỉ dùng để cắm phụ cho những hoa khác thôi, giống như là baby vậy, và người ta cũng không thích dùng trong dịp Tết nữa vì màu tím thường buồn. Kệ, hai chị em tôi đều thích và từ khoảng 4-5 năm nay ( lúc tôi cảm thấy mình đủ lớn để có thể mua một thứ gì đó mà không phải hỏi ý kiến bố mẹ [:-chef] ), năm nào nhà tôi cũng có một lọ hoa violet. Tôi yêu cái loài hoa bình dị này, yêu cái màu tím của nó - dịu dàng và sâu lắng, yêu cái dáng mỏng manh và thanh thoát. Bạn có bao giờ để ý không, hoa violet càng nở lại càng tím sẫm. Tưởng là mong manh thế nhưng mà không đâu, nếu bạn biết chăm sóc, hoa có thể tươi được cả tuần. Chợt liên tưởng đến hình ảnh một người con gái rất bình dị, mộc mạc với một tấm lòng thủy chung son sắt nhưng cũng mong manh như một loài hoa.
 
H

hermione_gryffindor

Đào đỏ, mai vàng là hoa ngày tết. Màu đỏ thắm tươi biểu tượng cho sự vui mừng và niềm tin thắng lợi; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho vua chúa. Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành. Thổ nằm ở vị trí trung tâm, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.
Nói đến hoa Mai, không biết từ lịch sử nào trong nhân gian Mai được chia thành mấy loại như Hà Hoa mai (cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn lấy nhụy) nh Đàn Hương mai (mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm), Ban Khấu mai (cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác), Cẩu Đăng mai (hoa nhỏ không có hương thơm),….
Tuy nhiên, theo phong tục thông thường, người chơi mai, mua mai chỉ chú đến hai loạị là Mai Tứ Quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ hương thơm.
Khi chọn mua một cành mai về trưng trong ba ngày Tết, người ta cũng thường để ý đến những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng… . Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Một nhành mai cũng cần có các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẩm, lá non vừa nhú.
Ngoài ra những người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi. Thí dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm đương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông…v.v. Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu, họ còn biết lam sao để một cành mai nở đúng vào dịp Tết.
Do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.
Ngoài những cành mai bình thường bày bán trong các chợ tết, các chủ nhân các gốc lão mai thường bỏ công sức ra chăm sóc cây mai sao để có được những cành mai thật đẹp, theo yêu cầu thị hiếu của các bậc danh nho. Tất nhiên các gốc mai nầy giá đáng cả triệu.
Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Âm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.
Ngoài các loại mai vàng kể trên, ở Nam bộ, còn một loại mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai mà đó là cây Mù u. “Nhánh mù u con bướm vàng không đậu, vì xa em mà thành điệu nhớ não lòng” Mù u bông trắng, năm cánh, lá mù u to bản dày kích thước chừng bàn tay người lớn. Thân mu u là thân mộc, mù u có trái tròn không ăn được, hột mù u ép làm dầu thắp đèn, nhiều khói ít sáng.
Nhắc đến cây đào, cây mai là nhắc đến ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc đến bành dày bánh chưng, cây nêu tràng pháo, thịt mỡ dưa hành …., nhắc đến mùa xuân, niềm tin và hạnh phúc.
 
Top Bottom