Ai có bài hình nào hay gửi cho mình nhé :D

K

kyoletgo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tình hình là đang ngồi nhà chờ công tác gần 1 tháng nữa :( rảnh rỗi sinh nông nổi :D
Tự nhiên máu làm hình lớp 9 (món sở trường ngày xưa :)) ) nên mình đăng topic xin các bạn mấy bài để giải chơi. Ai có bài nào hay gửi tại đây hoặc gửi theo chữ kí nhé :)
Cảm ơn đã đọc tin. @};-
Xin lỗi nếu làm mất thời gian :-SS
_______
ps: thời gian trả bài muộn nhất 1 ngày, sớm nhất ngay lập tức :p
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenbahiep1

Bài 1

cho tam giác MEN vuông tại E, O là trung điểm của MN. lấy D trên MN (D khác M,N,O)
gọi I, J lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác MED, NED.
a, CMR: OI // NE
B, cMR: 4 điểm I, J, O, D cùng nằm trên 1 đường tròn
c, CMR: ED là phân gíac của góc MEN khi và chỉ khi OI=OJ


Bài 2

Cho đường trỏn (O;R) va điểm M ở ngoài đưởng tròn sao cho OM=2R.Từ M vẽ hai tiếp tuyến MA va MB với (O)

1.Chứng minh MAOB nội tiếp và MO vuông góc AB
2.Chứng minh tam giác AMB đểu và tính MA theo R.
3.Qua điểm C thuộc cung nhỏ AB vẽ tiếp tuyến cắt MA,MB lần lược tại E,F.OF cắt AB tai K,OE cắt AB tại H.Chứng minh EK vuông góc OF.
4.Chứng minh EF=2HK

Bài 3

Cho cho tam giác ABC ([TEX]\widehat{A} > 90^o[/TEX]) Vẽ đường tròn tâm (O) đường kính AB và (O') đường kính AC. AB cắt (O') tại D, AC cắt (O) tại E.
a) chứng minh B,C,D,E cùng thuộc một đường tròn.
b) F là giao của (O) và (O'),(F khác A)
chứng minh B,F,C thẳng hàng
c) H là giao của AB và EF. Chứng minh BH.AD=AH.BD
 
N

nguyenbahiep1

Nếu bạn làm được các bài này thì bạn đang góp phần làm số lượng câu hỏi của diễn đàn giảm đi đó

nếu bạn còn muốn nhiều đề hơn nữa hay về giao diện của diễn đàn ấn vào chữ còn ''145.... câu hỏi cần sự trợ giúp của bạn'' rồi kéo xuống mục hình lớp 9 , chọn bài nào chưa được giải rồi giải hết . có tầm 200 bài gì đó thôi, tính từ khi diễn đàn mới bắt đầu hoạt động
 
K

kyoletgo

Thaks ^^!
Mình lười lắm nên cũng k muốn đọc mấy bài cũ để lọc ra, mà nhiều khi người gửi cũng ko còn quan tâm tới topic nữa rồi. Thế nên mình lập topic này, trước hết là để thỏa mãn sở thích của mình, sau là muốn giúp những bạn nào đang có lăn tăn về hình học. Nhắc lại là đây là vì sở thích của mình nên mình sẽ ko cám ơn bất kì ai gửi bài, và bài đáp của mình có đc cám ơn hay ko mình cũng ko quan tâm.
Nếu bạn cần gấp thì tốt nhất là nên vẽ sẵn hình, và tốt nhất là nên gửi từng bài, thks :)
Còn về bài của bạn mình đã xem rồi, có lẽ bạn k cần lời giải chi tiết nên mình cũng xin tóm tắt thôi.

Bài 1:
a) tự làm
b) góc IJD =góc DNE ( nửa cung ED )
góc DIJ = góc DME (nửa cung ED)
~> IDJ vuông ~> I J O D thuộc đường tròn đuờng kính IJ
c)góc DEN = góc IJO ( 2 cạnh vuông góc)
~>ED phân giác \Leftrightarrow góc DEN = IJO = 45 độ \Leftrightarrow IJO vuông cân ~> đpcm

Bài 2:
bài này có câu c đáng chú ý
C đối xứng B qua OF ~> OCK = OBK
~> góc OCK = góc OBK = góc OAK
~> AOKC nội tiếp ~> K thuộc đường tròn đường kính OE ~> đpcm

Bài 3 ko có câu nào khó, chỉ có c) là đòi ngồi tính thôi. Nếu bạn nào cần lời giải chi tiết thì để lại lời nhắn.
 
C

cheyses98

1.
Cho tgABC các góc B, C nhọn. Hai đường cao BE, CF cắt tại H. CMR
a, CM: tgAEF đồng dạng ABC(thế thui )
b, BH.BE+CH.CF=BC^2(làm cả ĐẠI được không )
2. Cho tg ABC, góc A=2B, gọi BC=a, AC=b, AB=c.
CM: a^2=b^2+bc
 
Last edited by a moderator:
K

kyoletgo

@Cheyses98: lần sau bạn cứ để nguyên đề nhé, để nhỡ mình làm ko đc thì đó cũng là 1 gợi ý cho câu sau :) (bạn mở ngoặc đã làm bên cạnh là đc ^^)

1. nối AH cắt BC tại I
BH.BE = BI.BC
CH.CF = CI.CB
cộng 2 vế ~> đpcm

2. vì ở box hình nên mình sẽ giải theo kiểu hình học chứ k phải lượng giác.
Kéo dài CA, lấy D sao cho AD = AB.
~> ABD cân tại A.
góc CAB = 2 góc CBA
góc CAB = 2 góc CDB (góc ngoài tg)
~> CAB đồng dạng CBD
~> CA.CD = CB^2
~> b(b+c) = a^2 ~> đpcm
 
C

cheyses98

@Cheyses98: lần sau bạn cứ để nguyên đề nhé, để nhỡ mình làm ko đc thì đó cũng là 1 gợi ý cho câu sau :) (bạn mở ngoặc đã làm bên cạnh là đc ^^)

1. nối AH cắt BC tại I
BH.BE = BI.BC
CH.CF = CI.CB

cộng 2 vế ~> đpcm

2. vì ở box hình nên mình sẽ giải theo kiểu hình học chứ k phải lượng giác.
Kéo dài CA, lấy D sao cho AD = AB.
~> ABD cân tại A.
góc CAB = 2 góc CBA
góc CAB = 2 góc CDB (góc ngoài tg)
~> CAB đồng dạng CBD
~> CA.CD = CB^2
~> b(b+c) = a^2 ~> đpcm

Cái đoạn đó em không hỉu lém Bac có thể giải thich rõ không
 
N

nguyenbahiep1

Bài 1
Cho (O) đường kính AB, trên AB lấy E. Qua E vẽ CD
latex.php
AB. Trên BE lấy F, vẽ các dây CM và DN đi qua F. C/m CDMN là hình thang cân


Bài 2

Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên trong đường tròn. Vẽ dây BC vuông góc với OA. Vẽ dây EF bất kì đi qua A và không vuông góc với OA. Hãy so sánh độ dài hai dây BC và EF

Bài3
cho (O:r).Xét hình thang ABCD ngoại tiếp đường tròn nói trên, trong đó BC //AD : góc BAD = a ; góc adc =b với a \leq90', b \leq90'.
a/cmr : (1/OA^2)+(1/OB^2)=(1/OC^2)+(1/OD^2)
a/Tính sABCD theo r, a ,b . Với các góc a, b bằng bao nhiêu thì hình thang ABCD có diện tích nhỏ nhất, tính Smin theo r.

Bài 4


a/Cho tam giác ABC nhọn .Các dường cao AA',BB',CC' cắt nhau tại H.
CM : SA'B'C'/SABC = 1 - cos^2A- cos^2B- cos^2C.

b/Cho tam giác có số đo 1 góc = trung bình cộng của số đo 2 góc còn lại và độ dài các cạnh lần lượt lầ,b,c thoả mãn : căn bậc hai của (a+b-c) = căn a + cănb +cănc.
Cmr: nó là tam giác đều.???????

Bài 5

cho tam giác ABC nhọn có DB=DC (Dthuộc BC) trên AD lấy M.gọi I,K lần lượt là trung điểm cúa MB,MC và P,Q là giao điểm tương ứng của các tia DI,DK với các cạnh AB,AC.
Cm: PQ // IK.

Bài 6

cho tam giác ABC cân tại A.đường cao AH = 10 cm.đường cao BK = 12 cm .Giải tam giác ABC
 
K

kyoletgo

Bài 1
Cho (O) đường kính AB, trên AB lấy E. Qua E vẽ CD
latex.php
AB. Trên BE lấy F, vẽ các dây CM và DN đi qua F. C/m CDMN là hình thang cân


Bài 2

Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên trong đường tròn. Vẽ dây BC vuông góc với OA. Vẽ dây EF bất kì đi qua A và không vuông góc với OA. Hãy so sánh độ dài hai dây BC và EF

Bài3
cho (O:r).Xét hình thang ABCD ngoại tiếp đường tròn nói trên, trong đó BC //AD : góc BAD = a ; góc adc =b với a \leq90', b \leq90'.
a/cmr : (1/OA^2)+(1/OB^2)=(1/OC^2)+(1/OD^2)
a/Tính sABCD theo r, a ,b . Với các góc a, b bằng bao nhiêu thì hình thang ABCD có diện tích nhỏ nhất, tính Smin theo r.

Bài 4


a/Cho tam giác ABC nhọn .Các dường cao AA',BB',CC' cắt nhau tại H.
CM : SA'B'C'/SABC = 1 - cos^2A- cos^2B- cos^2C.

b/Cho tam giác có số đo 1 góc = trung bình cộng của số đo 2 góc còn lại và độ dài các cạnh lần lượt lầ,b,c thoả mãn : căn bậc hai của (a+b-c) = căn a + cănb +cănc.
Cmr: nó là tam giác đều.???????

Bài 5

cho tam giác ABC nhọn có DB=DC (Dthuộc BC) trên AD lấy M.gọi I,K lần lượt là trung điểm cúa MB,MC và P,Q là giao điểm tương ứng của các tia DI,DK với các cạnh AB,AC.
Cm: PQ // IK.

Bài 6

cho tam giác ABC cân tại A.đường cao AH = 10 cm.đường cao BK = 12 cm .Giải tam giác ABC

1,6 bỏ qua
bài 2 thì chú ý AE.AF = AB.AC ~> EF dài hơn

bài 5:
BM cắt AC tại B'
CM cắt AB tại C'
vẽ hbh BMCN
QK/KD = B'M/MB = B'M/CN = AM/AN
PI/ID = C'M/MC = C'M/BN = AM/AN
~> QK/KD = PI/ID ~> IK // PQ

bài 4 câu b hình như sai đề?

bài 3:
vẽ đường kình EF vuông góc AD, BC
OI vuông góc BA (I thuộc BA)
AIO đồng dạng OIB (gg) ~> AOB vuông tại O
~> OA.OB = AB.OI = AB.r
~> 1/OA^2 + 1/ OB^2 = 1/r^2
~> đpcm
câu sau tự làm :">
 
Last edited by a moderator:
E

emgaiaothuat

Giải hộ mình câu này nhé thank trước

cho tam giác vuông ABC vuông tại A

AH là đường cao . Từ H kẻ HE và HD vuông với AC và BA . Gọi F là điểm đối xứng với E qua A. và K là điểm đối xứng với B quá A. M là trung điểm AH

câu a chứng mình DHAE là hình chữ nhật (câu này mình làm được rồi )

câu b chứng mình FAHD là hình bình hành ( câu này mình làm được rồi)

câu c chứng minh MC vuông với KH

Bạn làm giúp mình câu C

hình vẽ

 
K

kyoletgo

hạ KI vuông góc BC (I thuộc BC) ~> AH là đường trung bình của BKI ~> BH=HI
dễ dàng chứng minh được KBI đồng dạng với CAH (gg)
~> KBH đồng dạng CAM (cgc)
~> góc K = góc C
gọi Q là giao điểm MC và HK ~> KAQC nội tiếp
~> góc KQC = góc KAC
~> đpcm
 
N

nguyenbahiep1

K

kyoletgo

để ý BI = 2BH, AH = 2AM
mà KBI đồng dạng CAH ~> BK/AC = BI/AH = BH/AM
lại có góc KBH = góc CAM ~> ...
nói nôm na là 2 tam giác đồng dạng thì một nửa của nó cũng đồng dạng
 
P

policehweb

Cho [TEX]\triangle ABC[/TEX], AH đường cao, AM trung tuyến. Đường thẳng d đi qua H.
Đường tròn đường kính AB cắt d tại E, đường tròn đường kính AC cắt d tại F sao cho E nằm giữa H và F. N là trung điểm EF. CM:AN[TEX]\bot[/TEX]MN.
 
K

kyoletgo

Hướng giải: cm ANM đồng dạng AEB

Có góc AFE = góc ACB
góc AEF = góc ABC (cùng bù AEH)
~> AEF đồng dạng ABC (gg)
để ý AN và AM là 2 trung tuyến 2 tam giác đồng dạng
~> AN/AM = AE/AB (1)
và góc NAE = góc MAB(2)
cộng góc MAE vào 2 vế (2) được góc NAM = góc EAB (3)
từ (1) và (3) dễ ~> tam giác NAM đồng dạng EAB ~> góc ANM = góc AEB = 90
~> đpcm
 
Last edited by a moderator:
C

cheyses98

Cho (I) nội tiếp tam giác ABC vuông tại A tiếp xúc với BC tại D . CMR diện tích tam giác ABC = BD.DC
 
K

kyoletgo

gọi (I) tiếp xúc AB tại E, tiếp xúc AC tại F
Có BD.DC = BE.FC
Dễ thấy AEIF là hình vuông
\RightarrowBD.DC = (AB-r)(AC-r) = 2S.ABC + r^2 - r.(AB +AC) (1)
có r.(AB+AC) = r (r+EB+r+FC) = r^2 + r^2 + r.EB + r.FC (2)

Để ý là r.EB = S.BEID và r.FC = S.DCFI
\Rightarrow r^2 + r.EB + r.FC = S.ABC (3)
Từ (1),(2),(3) \Rightarrow BD.DC = S.ABC

______________________________
Mai đi nhận công tác rồi, thks mọi người. Close topic, hê hê
 
T

thiennu274

Mình có bài này, nhìn hoài không ra. Bạn giúp mình nhe!!! ;)
Cho tam giac ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O), H là trực tâm. I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Cm:
a) AI là tia phân giác [TEX]\hat{OAH}[/TEX]
b) Giả sử [tex] \hat{BAC} =60^o[/tex]. Cm: IO=IH
 
Top Bottom