Thứ nhất: về khái niệm Cảm hứng sử thi.
Nhìn vào hình thức khái niệm cũng thấy được đó là một khái niệm hợp thành từ hai khái niệm: Cảm hứng (ở đây được hiểu là Cảm hứng nghệ thuật, là nội dung nội dung tình cảm chủ đạo của tác phẩm, thể hiện những trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà trong tác phẩm) và Sử thi (một thể loại văn học dân gian còn được gọi là Anh hùng ca, trường ca...là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự dân gian, với một số đặc trưng cơ bản là: đề cập đến những vấn đề lớn lao của cộng đồng, xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng là kết tinh sức mạnh vật chất và tinh thần của cộng đồng trong cảm hứng ngợi ca...).
Vậy khái niệm Cảm hứng sử thi được hiểu là những tình cảm, cảm xúc tự hào, ngợi ca của tác giả về những vấn đề lớn lao quyết định vận mệnh chung của cộng đồng.
Đây là Cảm hứng chi phối mạnh mẽ đến các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ trong thời kì kháng chiến, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mĩ (vì hơn lúc nào hết, các nhà văn ý thức rõ về sự tồn vong của dân tộc trong cuộc đấu tranh quyết liệt đánh bại kẻ thù xâm lược).
(st)