Ai cho mình hỏi chỗ này với...

K

kts_bom_75

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ở bài giảng bài "Tiệm cận đứng và khoảng cách"-"tiệm cận đường cong".Thầy Phương nói là "khi nghiệm của tử cũng là nghiệm của mẫu thì chúng triệt tiêu nhau nên ko có tiệm cận đứng"!Còn bên lời giải bài 3(BTVN) lại lấy nghiệm của tử làm nghiệm của mẫu(=3) thì lại có 1 tiệm cận đứng duy nhất!!!bạn nào hiểu chỗ đó chỉ giúp mình với!!!:|
 
K

kazan221

có lẽ bạn hiểu chưa kĩ ... khi 2 nghiệm đó triệt tiêu nhau rồi sinh ra không có tiệm cận đứng thì có nghĩa là tử = 0 và mẫu = 0 có số nghiệm hoàn toàn bằng nhau hoặc số nghiệm của tử = 0 nhiều hơn số nghiệm của mẫu = 0 ... ví dụ như .. [tex]\frac{(x^2+1)(x-2)(x-3)}{(x-2)(x-3)(x^2+4)}[/tex] khi nó bị triệt tiêu có nghĩa là biểu thức trên trở thành [tex]\frac{x^2+1}{x^2+4}[/tex]... tất nhiên đồ thị hàm số này không có tiệm cận đứng .............. nhưng xét những trường hợp mà có số nghiệm của mẫu =0 nhiều hơn số nghiệm của tử = 0 thì lại khác ..... ví dụ như [tex]\frac{(x-4)}{(x-4)(x-5)}[/tex] tử và mẫu đều có nghiệm là 4 nhưng khi bị tiệt triêu thì đồ thị hàm số này vẫn có 1 tiệm cận đứg........................
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom