ai bít giúp tui vi đang cần gấp

H

haimy_bg

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mọi người ơi
có ai biết về các tác giả văn học ở Lạng Sơn hok?
và cho tui biết chi tiết về tác giả đấy nha (ngày tháng năm sinh, năm mất, quê quán)
thanks
:):):):):):):):):):):):):):):):-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
 
K

keosuabeo_93

* Tên khai sinh: Phan Văn Quế, sinh ngày 14.12.1945. Quê gốc: xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1996).

* Sinh ra và lớn lên ở miền đất dưới chân non Tản, yêu văn học từ thuở trường làng, Phan Quế học hết cấp ba rồi học Trường Sư phạm 10+2 ở Thái Bình. Tốt nghiệp sư phạm, Phan Quê lên dạy học ở Lạng Sơn từ năm 1966 đến 1969. Chính từ mảnh đất này, ông bắt đầu làm thơ. Say mê thơ, ông thôi dạy học chuyển sang làm biên tập, phóng viên ở Hội Văn nghệ Lạng Sơn. Chùm thơ "Câu Sli xanh" in chung với 3 tác giả khác trong tập "Đường qua kỷ niệm" gồm những bài thơ tươi mới của một tâm hồn trẻ trung mang đậm dấu ấn vùng đất Lạng Sơn thơ mộng và xinh đẹp. Duyên nợ văn chương bắt đầu từ đó, ông chuyển về công tác ở Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây, rồi về làm biên tập ở nhà xuất bản Công an, đến đầu năm 1996, ông là biên tập viên của tạp chí Văn hóa văn nghệ Công an thuộc Bộ Nội vụ.

* Tác phẩm đã xuất bản: Đường qua kỷ niệm (tập thơ in chung, 1975); Trái tim lang thang (tập thơ, 1994); Đôi chim màu lửa (truyện thiếu nhi, 1982); Hoàng tử ve (truyện thiếu nhi); Bùa mê (tiểu thuyết, 1989); Đời hoang dã (tiểu thuyết, 1990); Gió bụi (tiểu thuyết, 1990, tái bản 1995); Hội cô hồn (tiểu thuyết, 1990); ổ quỷ (tiểu thuyết, 1991); Trinh trắng (tiểu thuyết, 1992); Người đa tình (tiểu thuyết, 1992); Trầm luân (tiểu thuyết, 1993); Bến bờ hạnh phúc (tiểu thuyết, 1994); Nghiệp chướng (tiểu thuyết, 1992).

- Nhà thơ đã được nhận giải thưởng văn học: - Bài thơ "Tiễn bạn mùa thu". Tặng thưởng thơ hay báo Nhân Dân - Bài thơ Ông già ấy, giải thưởng của thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1989-1990) - Giải thưởng truyện và ký (chùm bài) viết về truyền thống công an nhân dân, Sở Công An Hà Nội trao tặng.
 
N

ngocthinhdan

Thế Lữ

Trong khi hầu hết những nhà thơ khác trong Phong trào Thơ Mới được coi chủ yếu là những tác giả văn chương thì Thế Lữ lại được tiếp cận cả ở khía cạnh con người xã hội - nghệ thuật, một nhân cách văn hóa.

Thế Lữ sinh ngày 6/10/1907 tại ấp Thái Hà, Hà Nội trong một gia đình viên chức nhỏ. Thuở nhỏ ở Lạng Sơn, sau đó về Hải Phòng học sơ học và thành chung. Năm 1929, học xong năm thứ ba bậc thành chung thì về Hà Nội thi đỗ dự thính vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học được một năm thì bỏ.

Khi còn ở tuổi mười tám đôi mươi, sống ở Hải Phòng, Thế Lữ đã viết truyện, làm thơ. Ông sắm vai kịch nói từ năm 1928. Năm 1932, Thế Lữ được mời làm báo Phong hóa, sau đó gia nhập Tự lực văn đoàn (TLVĐ), là người góp phần sáng lập phái này. Ông là nhà báo, người biên tập nòng cốt, mẫn cán của hai tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Khi gia nhập TLVĐ, Thế Lữ càng quan tâm đến nghệ thuật biểu diễn kịch nói nhiều hơn. Từ năm 1935, rõ nhất là từ năm 1937, ông chuyển hướng mạnh sang hoạt động biểu diễn kịch nói, mặc dù vẫn ở trong TLVĐ, đều đặn làm biên tập, viết báo, sáng tác và công bố tác phẩm văn chương.

Cuối năm 1938, ông kết hôn với người vợ sau là diễn viên Song Kim.

Thế Lữ sớm có tư tưởng tiến bộ. Năm 1928, khi 21 tuổi, ông tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Hải Phòng. Trước cách mạng tháng Tám, khi TLVĐ vừa ngừng hoạt động, Thế Lữ chỉ đạo đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở nhiều nơi dọc đất nước. Sau đó ông có mặt ở chiến khu Việt Bắc, tiếp tục tổ chức kịch đoàn, biểu diễn phục vụ kháng chiến.

Năm 1957, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam được thành lập, Thế Lữ được bầu làm chủ tịch, ông giữ cương vị này liên tục đến năm 1977. Cũng từ năm 1957, Thế Lữ là hội viên thế hệ sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.

Năm 1977, Thế Lữ nghỉ hưu.

Năm 1979, sau nhiều năm xa cách gia đình đầu tiên, Thế Lữ vào thành phố Hồ Chí Minh sống với người vợ đầu và các con.

Ngày 3 tháng 6 năm 1989, do tuổi già, Thế Lữ qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2001, Thế Lữ được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Thế Lữ là nhà thơ nổi tiếng, đã cùng Lưu Trọng Lư và một số người khác mở đầu Phong trào Thơ Mới (PTTM), trở nên nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ mới buổi đầu, đánh dấu bước ngoặt thay đổi về cơ bản diện mạo thi ca nước nhà từ thời kỳ trung đại sang thời kỳ hiện đại.

Thế Lữ là một thành viên chủ chốt, có tư tưởng và hành động nghệ thuật tiến bộ vào bậc nhất trong TLVĐ. Khác hẳn và có ưu điểm hơn hẳn mọi thành viên khác trong TLVĐ, Thế Lữ là một nghệ sĩ duy nhất tham gia sâu vào cả ba thể loại giường cột của văn học, nghệ thuật hiện đại khi ấy: thơ trữ tình, văn xuôi nghệ thuật và sân khấu kịch nói. Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu đáng nể.

Ngoài vị trí là nhà thơ tiêu biểu nhất của Thơ Mới buổi đầu, Thế Lữ còn là một nhà thơ duy nhất trong TLVĐ xây dựng được cho mình một sự nghiệp văn xuôi nghệ thuật nổi danh. Thế Lữ là một trong số ít những nhà văn đầu tiên góp phần lớn hiện đại hóa truyện truyền kỳ, mở đầu truyện huyễn tưởng hiện đại và cũng mở đầu truyện trinh thám ở Việt nam.

Cùng với Đoàn Phú Tứ, Thế Lữ là một trong hai người đầu tiên đưa hoạt động nghệ thuật biểu diễn kịch nói nước ta trở thành chuyên nghiệp và riêng Thế Lữ, ông là người đầu tiên và duy nhất cách tân nghệ thuật biểu diễn kịch nói, kịch thơ, góp phần lớn đưa hoạt động sân khấu của nước nhà trở nên hoàn chỉnh theo hướng chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Khi Thế Lữ mở đầu thơ mới, cũng là khi ông mở đầu một quan niệm nghệ thuật mới. Cái đẹp là hạt nhân của những quan niệm ấy.

Trong khi hầu hết những nhà thơ khác trong PTTM được coi chủ yếu là những tác giả văn chương thì Thế Lữ lại được tiếp cận cả ở khía cạnh người con người xã hội - nghệ thuật, một nhân cách văn hóa.

Là một nghệ sĩ đa tài, với bản lĩnh sáng tạo vững vàng, Thế Lữ sớm có tinh thần dân tộc và khát vọng xây dựng nền văn học, nghệ thuật nước nhà theo hướng hiện đại hóa. Cách mạng đã giúp ông xác định đúng đắn hơn, sâu sắc hơn vai trò, trách nhiệm lớn lao và vinh quang của người nghệ sĩ kiểu mới chân chính. Thế Lữ xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật xuất sắc khác, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn kịch nói, thi sĩ kiêm văn sĩ, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thế hệ sáng lập, đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Thế Lữ có vị trí quan trọng trong tiến trình văn học, nghệ thuật hiện đại Việt Nam.
 
Top Bottom