PHÒNG GD DUY TIÊN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 24 TUẦN
Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến Môn: Ngữ văn 8
Năm học: 20010- 2011
Phần I: Trắc nghiệm: 2 điểm
Chọn đáp án mà em cho là đúng nhất .
1. Tập thơ Nhật kí trong tù được Bác sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.
B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).
C. Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ.
2. Văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn được sáng tác vào năm nào?
A. Năm 958 C. Năm 1745
B. Năm 1010 D. Năm 1818
3. Những lợi thế của thành Đại La được Lí Công Uẩn nhắc tới trong văn bản “Chiếu dời đô” là gì?
A. Ở vào nơi trung tâm của trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.
B. Đã đúng ngôi nam, bắc, đông, tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.
C. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.
D. Cả A,B,C
4. Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong văn bản “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi?
A. Nhân nghĩa là sống có đạo đức và giàu tình thương.
B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no,
C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.
D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
5. Trong văn bản “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn đã vận dụng sáng tạo kết cấu chung của thể hịch như thế nào?
A. Không nêu phần đặt vấn đề chung.
B. Không nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách.
C. Không nêu giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu.
D. Cả A, B, C đều sai.
6. Câu nào dưới đây không dùng để kể hoặc thông báo?
A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. (Hồ Chí Minh)
B. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới. (Tế Hanh)
C. Lão muốn ngài nhắc hộ bó củi lên cho lão. (Tôn-xtôi)
D. Trong tù không rượu, cũng không hoa. (Hồ Chí Minh)
7. Nhận định nào đúng nhất ý nghĩa của câu “Người ta đua nhau lối học hình thức cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” ?
A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn.
B. Phê phán lối học thụ động, bắt chước.
C. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi.
D. Cả A,B,C đều sai.
8. Ý nghĩa của câu chủ đề trong đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm là gì?
A. Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm.
B. Thể hiện một phần của nội dung luận điểm.
C. Trình bày luận điểm sinh động, Hấp dẫn.
D. Cả A, B, C đều sai.
Phần II. Tự luận: 8 điểm
Câu 1: (2 điểm) Hãy xác định kiểu câu của những câu trong đoạn trích dưới đây?
(1) Một người thở dài.(2) Người khác khẽ thì thầm hỏi:
-(3) Ai đấy nhỉ?... (4) Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?
- (5) Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
- (6) Quái nhỉ?
(7) Im một lúc, có người lại cười lên rung rúc:
-(8 Hay là vợ anh cu Tràng?(9) Ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trong chị ta thèn thẹn, hay đáo để.
- (10) Ôi chao!(11) Giời đất này còn rước cái của nợ đời về.(12) Biết có nuôi nổi nhau sống qua nổi cái thì này không?
(Vợ nhặt- Kim Lân)
Câu 2: (1 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về 2 câu cuối trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.
Câu 3: (5 điểm)
Văn bản “ Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Em hãy viết bài giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung nhận xét trên.
PHÒNG GD DUY TIÊN ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 24 TUẦN
Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến Môn: Ngữ văn 8
Năm học: 20010- 2011
Phần I. Trắc nghiệm: 2 điểm
Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 đ
Câu1: B Câu3: D Câu5: A Câu7: C
Câu2: B Câu4: B Câu6: C Câu 8: A
Phần II. Tự luận: 8 điểm
Câu 1: 2 đ
Câu nghi vấn Câu cảm thán Câu trần thuật Câu phủ định
3, 4, 6, 8, 12. 10, 11. 1, 2, 7, 9 5
- Trả lời đúng câu nghi vấn: 0,75đ
- Trả lời đúng câu cảm thán: 0,5đ
- Trả lời đúng câu trần thuật: 0,5đ
- Trả lời đúng câu phủ định: 0,25đ
(Hoặc mỗi câu trả lời sai trừ 0.25 đ)
Câu 2: 1đ
Trình bày cảm nhận của HS cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Nghệ thuật đối, nhân hoá.
- Cả Bác và vầng trăng đều chủ động tìm đến giao hoà cùng nhau, “ngắm” nhau say đắm
- Trăng và Bác hết sức gắn bó, thân thiết; trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu.
- Thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu trăng của Bác. Sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ đó là tinh thần thép, sự tự tại nội tâm, phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
Câu 3: 5đ
* Thể loại: Văn thuyết minh và văn nghị luận
* Nội dung: - Thuyết minh về tác giả và hoàn cảnh sáng tác
- Chứng minh làm sáng tỏ nội dung bao trùm lên đoạn trích là lòng tự hào dân tộc.
a. Mở bài : 0,5đ
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và đoạn trích Nước Đại Việt ta
- Nêu nội dung chính và trích dẫn luận đề
- Suy nghĩ của người viết
b. Thân bài: 4đ
* Giới thiệu cụ thể về tác giả: 1đ
- Nguyễn Trãi (1380- 1442) , là người từng sát cánh cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh, là người có công to lớn nhưng sau bị chết oan uổng.
- Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc, nhà thơ lớn của dân tộc đồng thời là danh nhân văn hoá thế giới.
* Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: 1đ
- Đoạn trích Nước Đại Việt ta được trích từ tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
- Bài cáo này do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh vừa kết thúc (năm 1428) để tuyên bố chiến thắng.
* Chứng minh nội dung: Văn bản “ Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. 2đ
- Tự hào về dân tộc đã có một nền văn hiến, một truyền thống văn hoá tốt đẹp, lâu đời.
- Tự hào về một đất nước có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng.
- Tự hào về một dân tộc có truyền thống lịch sử vẻ vang.
- Tự hào về một dân tộc luôn có người tài giởi, thao lược.
- Tự hào về một đất nước có nhiều chiến công vang lừng đã lưu danh sử sách.
( HS phải đưa ra những dẫn chứng, phân tích để thấy được những nội dung trên)
c. Kết bài: 0,5đ
- Con người Nguyễn Trãi. Khẳng định tính đúng dắn của luận đề.
- Cảm nghĩ của HS
* Yêu cầu hình thức:
- Trình bày sạch đẹp, dẫn dắt vấn đề lôgic, khoa học, lập luận chặt chẽ.
- Không sai lỗi chính tả.
- Bố cục đầy đủ 3 phần.
Tuỳ vào lỗi trừ không quá 1,5đ
***********Nguồn: violet*******