ạ lam` ho^ em bai` van nay` voj'

H

hero720

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Viết 1 bức thư để tham gia cuộc thi viết thư do Liên minh bưu chính Quốc Tế(UPU) tổ chức với đề tài: em hãy giới thiệu địa lý tự nhiên, lịch sử dân tộc,phong tục tập quán,cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam :khi (15)::khi (15):
 
D

donghxh

Văn hóa Việt Nam, hay nói riêng là văn hóa của dân tộc Kinh mà đã có nguồn gốc tại miền bắc Việt Nam, là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở trong khu vực Thái Bình Dương. Mặc dù như vậy, nhưng qua ảnh hưởng lớn của Trung Hoa, văn hóa Việt Nam đã lập ra rất nhiều đặc điểm khá giống với những dân tộc của các nước Đông Á, và khác những nước ở khu Thái Bình Dương (như là Campuchia, Lào và Thái Lan) những nơi vốn đã chịu một phần lớn ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

Mặc dù ảnh hưởng Trung Hoa được coi là ảnh hưởng lớn nhất của văn hóa ngoại lai trên nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, dân tộc Kinh vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, mà cho tới ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong đời sống của người Việt.

Có nhiều nhà viết sử cho rằng là trước khi chịu ảnh hưởngcủa văn hóa Trung Hoa, Văn hóa Đông Sơn có gốc ở miền bắc Việt Nam (mà cũng đã phát triển mạnh ở những nước khác ở khu Thái Bình Dương) là phần đầu của lịch sử Việt Nam.

Có thể nói chung văn hóa của Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa nhiều những văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt. Ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa, văn hóa của người Việt còn chịu sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và có các văn hóa riêng biệt của một bộ phận dân tộc thiểu số tại Việt Nam .
Văn hóa Việt Nam đặc biệt là văn hóa miền Bắc rất đa dạng. Nó được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử. Các phong tục như tục nhuộm răng, ăn trầu, các lễ hội như: lễ hội Chùa Hương, giỗ tổ Hùng Vương, hội Lim, hội xuống đồng của người Tày. Ở các dân tộc miền núi có ngày hội tình yêu, đến mỗi dịp Xuân về những đôi trai gái tập trung lại họ chơi các trò chơi như ném Còn, hát Đối...
[sửa] Tổ chức cộng đồng

Cộng đồng người Việt được tổ chức theo các đơn vị cơ bản là làng. Làng là một tổ chức khá khép kín. Làng thường có đình làng là nơi thờ cúng các vị thành hoàng và hội họp dân làng, nơi tổ chức các lễ hội quan trọng. Làng được bao bọc bởi lũy tre và có cổng, trong làng còn có cây đa, có thể có chùa. Những người đứng đầu làng được mọi người tôn kính, thường là những người già cả, người có tiền được gọi là các trưởng làng. Làng thường có những luật lệ riêng, được gọi là các hương ước. Làng biểu hiện tất cả những nét tốt đẹp cũng như những hiện tượng tiêu cực của văn hóa Việt Nam thời phong kiến.

Đơn vị xã hội nhỏ hơn làng là các gia đình. Khác với người phương Tây, gia đình ở Việt Nam được hiểu là một gia đình lớn, gồm có nhiều thế hệ có quan hệ máu mủ ruột thịt cùng chung sống. Gia đình được tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ, người dưới phải có hiếu và kính trọng người trên, người trên có nghĩa vụ phải chăm lo dạy dỗ con cháu nên người.
[sửa] Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

Vì nền tảng văn hóa là nền sản xuất nông nghiệp nên người Việt có quan niệm ứng xử hài hòa với thiên nhiên. Kinh thành Huế được xây dựng theo quan niệm hòa hợp với cảnh quan xung quanh.

Người Việt có hiểu biết lớn về thiên nhiên, đặc biệt là về điều kiện tự nhiên thích hợp cho nông nghiệp. Người Việt có nhiều kinh nghiệm trong việc chống chọi với thiên nhiên để phát triển nông nghiệp.

Trong quan niệm về kiến trúc, xây nhà, dựng cửa: người Việt biết chọn hướng nhà, chọn đất, tránh hướng gió độc, đón lấy hướng mặt trời, hay xây dựng nhà cửa gần sông suối để tiện nước sinh hoạt ("nhất cận thị, nhị cận giang"), trồng trọt. Một điểm đăc biệt trong kiến trúc nhà cửa là các kiến trúc đều thuận theo thuật phong thủy. Đó là sự hài hòa giữa thế đất, thế núi, nguồn nước... Điều này thể hiện rất rõ trong kiến trúc thành quách như thành Thăng Long, thành nhà Hồ, kinh thành Huế... hay trong thuyết tam tài của người dân: "thiên - địa - nhân".
[sửa] Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Người Việt Nam ngay từ nhỏ đã được dạy dỗ theo các chuẩn mực đạo đức của dân tộc và của đạo Khổng, trong đó chú trọng việc tu thân dưỡng tính, lấy chữ Nhân làm trọng, kính trên nhường dưới, luôn rèn luyện để có thể cống hiến thật nhiều cho đất nước và chăm lo cho gia đình.

Người Việt Nam có tinh thần "tôn sư trọng đạo", xem cha mẹ là những người có công sinh thành ra mình, còn thầy cô có công dưỡng dục mình nên người: Mùng một Tết cha, mùng hai Tết chú, mồng ba Tết thầy. Những nghề nghiệp được tôn phong bằng chữ "sư" (thầy) là những nghề nghiệp được mọi người tôn kính như: võ sư, thầy thuốc...Việt Nam có Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11).

Việt Nam thời phong kiến có quan điểm trọng nam khinh nữ. Phụ nữ phải thực hiện tam tòng tứ đức. Ngày nay, vị thế người phụ nữ ở Việt Nam đã được cải thiện, nhưng tư tưởng trên vẫn còn tồn tại
Trang phục
Áo dài ngũ thân

Trang phục Việt Nam rất đa dạng. Ở thời phong kiến, người ta có những quy định rất khắt khe về cách ăn mặc. Dân thường không được phép mặc đồ nhuộm bất kì màu nào khác ngoài những màu đen, nâu hay trắng. Quần áo của người dân hầu hết rất là tầm thường và đơn sơ, để hợp với than phạn của mình trong xã hội (ngoài những dịp lễ quan trọng hoạc đám cưới...).

Một trong những y phục cổ xưa nhất được người phụ nữ bình dân mặc cho đến đầu thế kỉ XX là bộ "Áo tứ thân". Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là "Áo tứ thân" có thể đã ra đời từ thế kỷ 12.

Vào thế kỷ 18, người bình dân ở hết 3 miền Việt Nam đã bắt đầu mặc bộ đồ pijama đơn sơ (có thể có nguồn gốc ở miền Nam), được gọi là áo cánh ở miền Bắc và Áo bà ba ở miền nam. Khăn trùm đầu của họ là một mảnh vải đơn giản quấn quanh đầu và đồ đi dưới chân chỉ là một đôi guốc. Trong những dịp trọng đại, đàn ông mặc hai thứ đồ truyền thống là áo dài có xẻ hai bên, và một khăn xếp, thường có màu đen hay xám và được làm bằng vải bông hay tơ tằm.

Trang phục của cung đình khác biệt hẳn so với trang phục đơn sơ của nông dân, khá phức tạp, có tới ba chục kiểu áo khác nhau để hợp với từng dịp và nghi lễ. Chỉ riêng nhà vua được quyền mặc đồ màu vàng, quan lại mặc đồ đỏ hay màu tía. Phức tạp hơn nữa là mỗi triều đại có thể chuộng ác kiểu trang phục cung đình khác triều đại trước đó. Chính vì vậy, trang phục ở trong cung đình nhiều lúc thay đổi với mỗi triều đại.

Trang phục truyền thống Việt Nam mà được ưa chuộng nhất ngày nay là chiếc "Áo Dài", thường được mặc trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi,tang tế v.v. Trang phục này có nguồn gốc từ [[thế kỷ 18]. Từ lúc đó, Áo dài đã trải qua nhiều sự phát triển, cải tiến. Bộ áo dài nguyên thủy là áo ngũ thân rất rộng và không bó vào người như Áo dài hiện nay. Cũng có người cho rằng Áo tứ thân mới là Áo dài đầu tiên, đã được biến thành Áo ngũ thân và cuối cùng mới thành chiếc Áo dài hôm nay.

Áo dài trắng đã trở thành trang phục bắt buộc tại nhiều trường phổ thông ở Việt Nam. Các giáo viên nữ mặc Áo Dài mỗi buổi lên lớp. Một số nữ nhân viên văn phòng như tiếp tân, thư ký, hướng dẫn viên du lịch cũng mặc Áo dài khi làm việc. Và theo đánh giá của một tờ báo ở Nhật thì dường như chỉ có dáng của người con gái Việt Nam là mặc áo dài đẹp nhất. Vì sự phổ biến của nó, áo dài đã trở thành biểu tượng quốc gia, đại diện cho các giá trị văn hóa Việt Nam.

Trong đời sống thường nhật ngày nay, trang phục đã theo phong cách phương tây. Những bộ quần áo truyền thống chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt. Phụ nữ có thể không mặc váy và cả hai giới hiếm khi mặc các loại quần soóc.
 
Top Bottom