L
luongtienhiep


Đất nước- hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta vừa cao cả, trang trọng, vừa gần gũi, bình dị xiết bao. Hình tượng Đất nước đã khơi nguồn cho biết bao hồn thơ cất cánh. Văn học kháng chiến 1945-1975 không chỉ bắt được âm vang náo nức của thời đại mà còn khắc tạc nên tượng đài nghệ thuật đất nước thật nên thơ, cao đẹp. Từ chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm là tiếng ca sôi nổi nhiệt tình cất lên từ trái tim trẻ xuống đường tranh đấu, trong đó có những trang thơ khắc hình Đất nước là những nốt nhạc trong trẻo, xanh tươi nhất, làm rung động lòng người. 9 câu đầu của đoạn trích Đất nước đã cho người đọc thấy được cái nhìn mới mẻ của tác giả về cội nguồn của Đất nước:
“Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa . . .” mẹ thường hay kể.
Đất nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha me thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột đã thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất nước có từ ngày đó. . . ”
Những câu thơ mở đầu đoạn trích thật tự nhiên, sâu lắng, nói với ta bao điều giản dị, mà cũng rất thiêng liêng, thấm thía.
Một thế giới cổ tích, truyền thuyết xưa như ùa về, sống dậy trong tâm hồn người đọc nhiều dư âm.
Đó là câu chuyện “Trầu cau” với tình người nồng hậu, thủy chung, biểu tượng đạo lý sáng đẹp yêu thương của dân tộc ta (miếng trầu bà ăn), là sự tích Thánh Gióng – bản anh hùng ca tráng lê, tự hào, biểu tượng sức mạnh thần kì của nhân dân VN trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Hơi thở trải dài, trầm lắng ngân nga như tiếng lòng Đất nước, hòa quện trong thời gian nhuốm màu huyền thoại đã gợi dậy quá trình sinh thành và tồn tại của Đất nước
Nếu như trong truyện cổ tích, truyền thuyết xưa, nhân dân là những cô Tấm, Thạch Sanh . .. hay hóa thân trong vẻ đẹp của Thánh Gióng, Sọ Dừa, .. . thì trên trang thơ của NKĐ nhân dân hiện lên gần gũi, với hình dáng của bà, của mẹ, của “dân mình”
Và Đất nước cũng ko phải là 1 hình người khổng lồ xa lạ, hay 1 khái niệm trừu tượng xa xôi mà là những gì thân thiết trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người:
Đất nước hiện hình từ câu chuyện cổ tích của mẹ kể, miếng trầu của bà đến cái kèo, cái cột trong nhà, hạt gạo ta ăn hàng ngày. Đó là những vật thân quen, bình dị trong đsvc, là phong tục tập quán trong đstt của nhân dân: ăn trầu, trồng tre, búi tóc sau đầu, cách đặt tên người, . . . cho đến tình yêu của con người(cha mẹ thương nhau = gừng cay muối mặn) đều làm nên khuôn mặt dân tộc- 1 dân tộc nghĩa tình, đằm thắm như trong câu ca dao: Tay nâng chén muối, đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau
Chất dân gian, hồn dân tộc như thâm vào từng câu, từng chữ . Đất nước bắt nguồn từ những cái hàng ngày gần gũi, lại là những cái bền vững sâu xa, từ những phong tục tập quán không có tuổi, lại là sự nối tiếp thiêng liêng, ấm đượm từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó chính là chiều sâu VH-LS của ĐN thể hiện ngay trong cuộc sống gần gũi hàng ngày của nhân dân
Bằng những hình tượng cụ thể, sinh động giàu sức gợi, lối kể chuyện tâm tình, NKĐ đã đưa ra định nghĩa mới mẻ, độc đáo về Đất nước. Đặc biệt, 2 từ Đất Nước được tác giả viết hoa thể hiện sự thành kính, tự hào của mình
Những câu thơ mở đầu như khúc dạo thiết tha đưa người đọc vào thế giới nghệ thuật của đoạn thơ, vừa gần gũi, thân quen, vừa huyền ảo diệu kì.
Không chỉ dừng lại ở đó, ở những đoạn thơ sau, tác giả tiếp tục cảm nhận, luận giải và phát triển đất nước trên nhiều bình diện: VH,LS, địa lý, . . và đặc biệt là làm nổi bật lên tư tưởng cốt lõi của toàn đoạn trich- ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN.
“Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa . . .” mẹ thường hay kể.
Đất nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha me thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột đã thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất nước có từ ngày đó. . . ”
Những câu thơ mở đầu đoạn trích thật tự nhiên, sâu lắng, nói với ta bao điều giản dị, mà cũng rất thiêng liêng, thấm thía.
Một thế giới cổ tích, truyền thuyết xưa như ùa về, sống dậy trong tâm hồn người đọc nhiều dư âm.
Đó là câu chuyện “Trầu cau” với tình người nồng hậu, thủy chung, biểu tượng đạo lý sáng đẹp yêu thương của dân tộc ta (miếng trầu bà ăn), là sự tích Thánh Gióng – bản anh hùng ca tráng lê, tự hào, biểu tượng sức mạnh thần kì của nhân dân VN trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Hơi thở trải dài, trầm lắng ngân nga như tiếng lòng Đất nước, hòa quện trong thời gian nhuốm màu huyền thoại đã gợi dậy quá trình sinh thành và tồn tại của Đất nước
Nếu như trong truyện cổ tích, truyền thuyết xưa, nhân dân là những cô Tấm, Thạch Sanh . .. hay hóa thân trong vẻ đẹp của Thánh Gióng, Sọ Dừa, .. . thì trên trang thơ của NKĐ nhân dân hiện lên gần gũi, với hình dáng của bà, của mẹ, của “dân mình”
Và Đất nước cũng ko phải là 1 hình người khổng lồ xa lạ, hay 1 khái niệm trừu tượng xa xôi mà là những gì thân thiết trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người:
Đất nước hiện hình từ câu chuyện cổ tích của mẹ kể, miếng trầu của bà đến cái kèo, cái cột trong nhà, hạt gạo ta ăn hàng ngày. Đó là những vật thân quen, bình dị trong đsvc, là phong tục tập quán trong đstt của nhân dân: ăn trầu, trồng tre, búi tóc sau đầu, cách đặt tên người, . . . cho đến tình yêu của con người(cha mẹ thương nhau = gừng cay muối mặn) đều làm nên khuôn mặt dân tộc- 1 dân tộc nghĩa tình, đằm thắm như trong câu ca dao: Tay nâng chén muối, đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau
Chất dân gian, hồn dân tộc như thâm vào từng câu, từng chữ . Đất nước bắt nguồn từ những cái hàng ngày gần gũi, lại là những cái bền vững sâu xa, từ những phong tục tập quán không có tuổi, lại là sự nối tiếp thiêng liêng, ấm đượm từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó chính là chiều sâu VH-LS của ĐN thể hiện ngay trong cuộc sống gần gũi hàng ngày của nhân dân
Bằng những hình tượng cụ thể, sinh động giàu sức gợi, lối kể chuyện tâm tình, NKĐ đã đưa ra định nghĩa mới mẻ, độc đáo về Đất nước. Đặc biệt, 2 từ Đất Nước được tác giả viết hoa thể hiện sự thành kính, tự hào của mình
Những câu thơ mở đầu như khúc dạo thiết tha đưa người đọc vào thế giới nghệ thuật của đoạn thơ, vừa gần gũi, thân quen, vừa huyền ảo diệu kì.
Không chỉ dừng lại ở đó, ở những đoạn thơ sau, tác giả tiếp tục cảm nhận, luận giải và phát triển đất nước trên nhiều bình diện: VH,LS, địa lý, . . và đặc biệt là làm nổi bật lên tư tưởng cốt lõi của toàn đoạn trich- ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN.