Văn 8 Thuyết minh

Hainguyentp

Học sinh
Thành viên
24 Tháng chín 2017
179
30
26
20
Hưng Yên

Đặng Thư

Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng năm 2017
1,288
1,446
249
19
2. Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về chiếc xe đạp.
I. Mở bài: giới thiệu về chiếc xe đạp
Xe đạp là một vật dụng rất cần thiết và có ích đối với mọi người trong cuộc sống của chúng ta. Từ thời xưa, thì xe là một vận chuyển hàng hóa và dung để đi rất hữu ích.
II. Thân bài: thuyết minh về chiếc xe đạp
1. Lịch sử, nguồn gốc chiếc xe đạp:

- Năm 1790, Châu Âu là nơi chiếc xe dạp đầu tiên xuất hiện. ban đầu thì xe làm bằng gỗ nhưng bánh trước không đổi hướng được.
- Năm 1813, một Nam Tước người Đức làm cho xe có thể đổi hướng được.
- Năm 1869, có một sự thay đổi từ khung xe bằng gỗ được thay bằng thép.
- Cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ.
- Năm 1880, người sáng chế ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su là Đân-lớp, một học sinh nước Anh.
- Năm 1890, một người Anh và một người Pháp nghĩ ra cách có thể làm cho bánh xe tháo ra và lắp vào được như ban đầu.
- Năm 1920,có một đột biến vượt bật, người ta dùng hợp kim để làm khung xe.
- Năm 1973, chiếc xe đạp địa hình được chế tạo ở Mĩ.
2. Cấu tạo chính của chiếc xe đạp: gồm 6 bộ phận chính.
- Hệ thống truyền lực
- Hệ thống chuyển động
- Hệ thống lái
- Hệ thống phanh
- Khung chịu lực
- Yên xe
3. Công dụng của chiếc xe đạp:
- Xe đạp là một phương tiện rất thuận tiện để sử dụng trên một đoạn đường ngắn
- Sử dụng xe đạp không gây ô nhiễm môi trường
- Đi xe đạp giúp tập luyện thể dục thể thao
- Ngày xưa, xe đạp dung để vận chuyển lương thực, thực phẩm trong chiến tranh.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc xe đạp
- Xe đạp là một vật rất hữu ích cho cuộc sống và môi trường
- Chúng ta sử dụng xe đạp để bảo vẹ môi trường

Nguồn: internet
 

Hainguyentp

Học sinh
Thành viên
24 Tháng chín 2017
179
30
26
20
Hưng Yên
I. Mở bài: giới thiệu về chiếc xe đạp
Xe đạp là một vật dụng rất cần thiết và có ích đối với mọi người trong cuộc sống của chúng ta. Từ thời xưa, thì xe là một vận chuyển hàng hóa và dung để đi rất hữu ích.
II. Thân bài: thuyết minh về chiếc xe đạp
1. Lịch sử, nguồn gốc chiếc xe đạp:

- Năm 1790, Châu Âu là nơi chiếc xe dạp đầu tiên xuất hiện. ban đầu thì xe làm bằng gỗ nhưng bánh trước không đổi hướng được.
- Năm 1813, một Nam Tước người Đức làm cho xe có thể đổi hướng được.
- Năm 1869, có một sự thay đổi từ khung xe bằng gỗ được thay bằng thép.
- Cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ.
- Năm 1880, người sáng chế ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su là Đân-lớp, một học sinh nước Anh.
- Năm 1890, một người Anh và một người Pháp nghĩ ra cách có thể làm cho bánh xe tháo ra và lắp vào được như ban đầu.
- Năm 1920,có một đột biến vượt bật, người ta dùng hợp kim để làm khung xe.
- Năm 1973, chiếc xe đạp địa hình được chế tạo ở Mĩ.
2. Cấu tạo chính của chiếc xe đạp: gồm 6 bộ phận chính.
- Hệ thống truyền lực
- Hệ thống chuyển động
- Hệ thống lái
- Hệ thống phanh
- Khung chịu lực
- Yên xe
3. Công dụng của chiếc xe đạp:
- Xe đạp là một phương tiện rất thuận tiện để sử dụng trên một đoạn đường ngắn
- Sử dụng xe đạp không gây ô nhiễm môi trường
- Đi xe đạp giúp tập luyện thể dục thể thao
- Ngày xưa, xe đạp dung để vận chuyển lương thực, thực phẩm trong chiến tranh.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc xe đạp
- Xe đạp là một vật rất hữu ích cho cuộc sống và môi trường
- Chúng ta sử dụng xe đạp để bảo vẹ môi trường

Nguồn: internet
bạn làm luôn câu 1 hộ mình đi
 

Đặng Thư

Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng năm 2017
1,288
1,446
249
19
1. Trình bày cấu tạo của chiếc xe đạp( có thể chia bộ phận theo chức năng của các bộ phận hoặc liệt keecacs bộ phận).
Câu 1 bạn dựa theo dàn ý này để làm nhé!
Mở bài

  • Hiện nay, xe đạp là phương tiện giao thông vừa dễ đi lại vừa góp phần bảo vệ môi trường.
  • Xe đạp có mặt ở tất cả các nước trên thế giới nhưng nó là phương tiện đi lại chủ yếu ở các nước chưa phát triển.
  • Chúng ta cùng tìm hiểu để biết xe đạp có từ bao giờ? Cấu tạo của nó ra sao? Nó có tác dụng gì trong cuộc sông của con người?
Thân bài

Nguồn gốc, xuất xứ

  • Năm 1790, chiếc xe dạp đầu tiên xuất hiện ở châu Âu. Xe làm bằng gỗ nhưng bánh trước không đổi hướng được.
  • Năm 1813, một Nam Tước người Đức làm cho xe có thể đổi hướng được.
  • Năm 1869, khung xe bằng gỗ được thay bằng thép.
  • Cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ.
  • Năm 1880, người sáng chế ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su là Đân-lớp, một học sinh nước Anh. Phát minh của Đân-lớp đã được đăng kí sáng chế trong năm 1880. Sau đó, có chiếc săm cũng bằng cao su được bơm căng hơi đặt nằm trong lốp.
  • Năm 1890, một người Anh và một người Pháp nghĩ ra cách có thể làm cho bánh xe tháo ra, lắp vào được.
  • Năm 1920, người ta dùng hợp kim để làm khung xe. Nhờ vậy, trọng lượng của xe giảm được rất nhiều.
  • Năm 1973, ở Calipornia (Mĩ), chiếc xe đạp địa hình được chế tạo.
Cấu tạo: Xe đạp gồm nhiều bộ phận

  • Các bộ phận chính:
  • Hệ thông truyền động: khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, xích, đĩa, ổ líp, hai trục, bánh trước, bánh sau,…
  • Hệ thống điều khiển: ghi đông + bộ phanh (thắng xe):
+ Khi đi xe, hai tay cầm ghi đông, người ta có thể xoay sang phải hoặc trái theo ý muốn. Bánh xe trước sẽ quay theo hướng xoay của ghi đông.

+ Bộ phanh gồm tay phanh, dây phanh và má phanh. Khi đang đi, muôh dừng xe lại ta bóp chặt tay phanh. Dây phanh sẽ kéo má phanh bám chặt hai bên vành xe. Bánh xe không quay được, xe sẽ dừng lại.

  • Hệ thông chuyên chở: yên xe (người đi xe ngồi), giỏ đựng đồ (lắp phía trước ghi đông), giá chở hàng (đặt trên khung xe, phía trước yên ngồi, và đặt phía sau yên xe trốn gác
  • Các bộ phận phụ:
  • Chuông: dùng để bấm tao ra âm thanh kính… coong… kính coong… báo cho người đi đường biết mà tránh.
  • Chắn xích: dùng che bên ngoài xích, giúp khi đi xe, quần không bị bẩn do xích cọ xát vào và quần không bị kẹt vào giữa xích và đĩa.
  • Chắn bùn: dùng để che phía trên hai bánh xe khi bánh xe quay, bùn đất không bắn lên người đi xe.
  • Chân chống: Dùng để chôĩig cho xe đứng khi cần thiết.
Kết bài

  • Xe đạp là phương tiện đi lại thuận tiện, giá thành rẻ.
  • Xe đạp góp phần giảm bớt ô nhiễm môi trường.
  • Xe đạp thồ góp phần quan trọng trong cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp. Đó là phương tiện thuận lợi cho việc chở súng đạn, lương thực phục vụ cuộc kháng chiến
  • Ngày nay, chiếc xe đạp thồ đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Nguồn: internet
 

Linh Mao

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng mười một 2017
9
7
6
21
Nam Định
THCS Yên Bằng
I. Mở bài

– Xe đạp là phương tiện giao thông tiện lợi, vừa giúp bảo vệ môi trường.

– Xe đạp xuất hiện nhiều nơi trên thế giới và giúp di chuyển dễ dàng.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

Năm 1790, chiếc xe dạp đầu tiên xuất hiện châu Âu làm bằng gỗ.

Năm 1973, ở Mỹ chiếc xe đạp địa hình đầu tiên đã được chế tạo.

2.Cấu tạo

Xe đạp gồm có các bộ phận chính:

– Hệ thống truyền động: khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, xích, đĩa, ổ líp, bánh trước, bánh sau,…

– Hệ thống điều khiển: ghi đông + bộ phanh.

+ Khi đi xe, hai tay cầm ghi đông, điều khiển có thể xoay sang phải hoặc trái theo ý muốn.

+ Bộ phanh: tay phanh, dây phanh và má phanh. Dừng xe lại ta bóp chặt tay phanh. Dây phanh sẽ kéo má phanh bám chặt hai bên vành xe. Bánh xe không quay xe sẽ dừng lại.

– Hệ thống chuyên chở: yên xe, giỏ đựng đồ, giá chở hàng

– Các bộ phận phụ: chuông, chắn bùn, chân chống,…

III. Kết bài

– Xe đạp sử dụng như là phương tiện đi lại giá thành rẻ.

– Xe đạp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

Bài văn tham khảo

Xe đạp gần gũi quen thuộc và là phương tiện giao thông cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển… thuận tiện cho việc di chuyển trong quãng đường ngắn.

Cấu tạo của xe đạp gồm hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở.Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, dây xích, đĩa ổ líp,…. Khi đi người ta ngồi lên yên xe, tay cầm ghi đông, chân đạp bàn đạp làm cho trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo theo dây xích, làm quay ổlíp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến vềphía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổlíp, sốrăng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần sốrăng cưa của ổ líp. Ổlíp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo.

Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm có thể xoay dễ dàng. Ghi đông vừa là tay lái, vừa để người đi xe nắm chắc giữ thăng bằng. Bộ phanh (thắng) gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh. Khi bóp tay phanh, má phanh ép vào hai bên vành xe, tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độchuyển động của bánh xe và xe sẽchạy chậm hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộphanh mà người đi xe đạp có thểchạy nhanh hay chậm tùy ý. Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, bộ phận đèo hàng hoặc giỏ đựng hàng. Yên xe lắp trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Giỏ đựng hàng gắn ở phía đầu xe, dựa trên trục bánh trước. Một số bộ phận phụ như cắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, bộ phận chắn xích, chuông,…

Xe đạp phương tiện giao thông tiện lợi trên quãng đường ngắn từ dăm cây sốđến vài chục cây sốnhư đi trong làng hay trong thành phốnhỏ. Xe đạp chuyển động bằng sức người nên không gây ô nhiễm môi trường. Người đi xe đạp chỉ cần sử dụng một lực nhỏ nhưng đi được một đoạn dường dài. Đi xe đạp cũng giúp vận động cơ thể tốt cho sức khỏe.

Trong kháng chiến chống Mĩ, chiếc xe đạp cùng lực lượng thanh niên xung phong vận chuyển lương thực, vũ khí trên tuyến đường Trường Sơn, góp phần quét sạch quân xâm lược Mĩ ra khỏi bờcõi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cuộc sống hiện đại chiếc xe đạp đang dần bị thay thế nhưng trong tương lại người dân sẽ sử dụng xe đạp lại nhiều để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, xe đạp vẫn mãi là phương tiện di chuyển an toàn, tiện lợi và dễ sử dụng nhất.
 
Top Bottom