Sử 8 nhật bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

huetran110

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng tám 2019
200
54
61
17
Hà Nội
trường THCS lươ
Last edited:

Khánh Ngô Nam

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng tám 2019
965
1,103
146
Phú Yên
THCS Tôn Đức Thắng
Nội dung:
Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cuộc cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực:
- Về kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ
+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.
- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.
- Về giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
- Về quân sự:
+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.
Kết quả:
Giúp cho đất nước Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu lên thành 1 trong các cường quốc của thế giới
 

huetran110

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng tám 2019
200
54
61
17
Hà Nội
trường THCS lươ
Nội dung:
Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cuộc cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực:
- Về kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ
+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.
- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.
- Về giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
- Về quân sự:
+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.
Kết quả:
Giúp cho đất nước Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu lên thành 1 trong các cường quốc của thế giới
cảm ơn bn nhiều nha, nhưng mà cái ý nhận xét về vua duy tân minh trị lm thế nào ạ??? ^^
 

anlong6@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng ba 2019
565
795
121
Nam Định
Trường học
nêu những nội dung cải cách và kết quả của những cải cách của vua duy tân minh trị . qua đó nhận xét về vua duy tân minh trị , các bn giúp mik vs , cảm ơn mn nhiều
Để tận dụng ưu thế trung tâm chính trị của Giang Hộ, triều đình đã đổi tên Giang Hộ thành Đông Kinh (, Tokyo, nghĩa là Thủ đô ở phía Đông) và đưa triều đình về đó.
Triều đình Minh Trị đưa ra khẩu hiệu "Phú quốc cường binh" (fukoku kyohei) nhằm khai thác tâm lý lo sợ Nhật Bản sẽ trở thành thuộc địa của phương Tây nếu không chịu canh tân. Trên cơ sở đó, họ đã thuyết phục được Thiên hoàng tuyên bố từ bỏ những tập tục có hại và sẵn sàng học hỏi phương Tây. Người Nhật trở nên nhiệt tình với bunmei kaika (văn minh khai hóa).
Để xóa quyền lực của các đại danh, triều đình đã thực hiện phế phiên, lập huyện, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời, họ tuyên bố "tứ dân bình đẳng", nghĩa là bốn tầng lớp gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân giờ đây không còn bị phân biệt. Điều này gây bất bình ở tầng lớp võ sĩ, nên triều đình Minh Trị phải vừa đàn áp vừa xoa dịu bằng cách bồi thường bằng tiền. Khoản tiền nhận được từ triều đình cộng với tri thức mà tầng lớp võ sĩ được trang bị đã biến tầng lớp võ sĩ thành giai cấp tư sản. Giai cấp võ sĩ quý tộc tư sản chủ trương xây dựng Nhật Bản theo con đường quân sự là nguyên nhân dẫn đến việc Nhật Bản sau này trở thành đế quốc phong kiến quân phiệt.
Triều đình còn ban bố quyền tự do buôn bán (kể cả ruộng đất) và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất (đồng Yên), xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là đường sắt) và phát triển chủ nghĩa tư bản đến tận các vùng nông thôn. Triều đình còn ra lệnh phế đao, không người dân tự ý mang đao kiếm.
Nhiều phái đoàn được cử sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính và về kỹ thuật. Toà án mới (kiểu phương Tây) được thành lập. Nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành trong đó có việc thành lập các trường Đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo chính quyền và kinh doanh. Cơ sở hạ tầng bắt đầu được quan tâm phát triển. Nhiều chuyên gia phương Tây được mời tới Nhật Bản để phổ biến kiến thức và kỹ thuật.
Về quân sự, quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Lục quân theo mô hình Lục quân Đức, Hải quân theo mô hình Hải quân Anh, các công xưởng và nhà máy vũ khí theo mô hình công binh Pháp, hệ thống hậu cần học hỏi rất nhiều từ Hoa Kỳ. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh và tăng cường mua và sản xuất vũ khí, đạn dược. Kèm theo đó là mời các giảng viên quân sự nước ngoài về để giảng dạy và đưa các sinh viên sĩ quan đến một số nước như Anh, Pháp học tập.
Về giáo dục, đưa những thành tựu khoa học khoa học-kỹ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học chuyển chủ yếu từ học thuộc Kinh Sử sang Khoa học-Kỹ nghệ-Thương mại. Mô hình tự trị-tự chủ Đại học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường. Chất lượng dạy học cũng như chương trình chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ và Phương Tây nhiều mặt. Điển hình như việc soạn sách: 80% sách vở và tài liệu chuyên ngành được biên soạn theo mẫu Phương Tây. Trong thời gian đầu cải cách Giáo dục, ước tính có tới 500 giảng viên nước ngoài trong số 15 Đại học đầu tiên của Nhật. Các giảng viên này được trả lương rất cao - 300 Yên/ tháng so với lương Công chức Nhật thời bấy giờ là 30 Yên/tháng và hỗ trợ tốt về ăn ở, đi lại nhằm mục đích để họ cống hiến hết mình, truyền bá các kinh nghiệm của bản thân. Giảng Viên Nhật có thể học hỏi phương pháp của các Giáo sư nước ngoài này. Những học sinh giỏi được cử sang du học ở nước ngoài.
Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành quy định Nhật Bản là một quốc gia quân chủ lập hiến.
Nguồn wikipedia
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
nêu những cải cách và kết quả của những cải cách của vua duy tân minh trị . qua đó nhận xét v vua duy tân minh trị , các bn giúp mik vs , cảm ơn mn nhiều
Các cải cách của Duy Tân Minh Trị:
  • Về chính trị: Tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân, ban hành hiến pháp mới (1889), chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
  • Về kinh tế: thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng....
  • Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược....
  • Về văn hóa giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, cử học sinh đi du học nước ngoài, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật vào giảng dạy.
Kết quả: đưa Nhật thoát khỏi thân phận 1 nước thuộc địa, sau đó trở thành 1 đế quốc Hùng mạnh ở Châu Á
Nhận xét: Đây là một vị vua sáng suốt, có công rất lớn đối với nước Nhật, khi mà ông đã tiến hành cuộc cải cách để đưa đất nước thoát khỏi thân phận thuộc địa, vươn lên trở thành một nước đế quốc hùng mạnh.... Bạn tham khảo trên các trang mạng viết về vị vua này để triển khai thêm nha
 

thuyaf1

Học sinh
Thành viên
4 Tháng tư 2019
114
64
46
Phú Yên
trường trung học cơ sở lương tấn thịnh
Duy tân minh trị
Nguyên nhân : các nước ở châu á hầu như đều trở thành thuộc địa . cuối tk XIX tư bản phương tây nhòm ngó can thiệp vào nhật bản chế độ pk khủng hoảng nghiêm trọng đặt ra vấn đè cải cách đất nước .
1/1868 thiên hoàng minh trị tiến hành cuộc cải cách duy tân
NỘI DUNG :
+ kinh tế : chính phủ thống nhất đơn vị tiền tệ đo lường của đất nước, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của địa chủ phong kiến
+ chính trị : sát lập quyền thống trị của quý tộc tư sản ban hành hiến pháp .
+ quân sự : tổ chức huấn luyện quân sự theo kiểu phương tây thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự phát triển ktế quốc phòng
+ giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc chú trong akhao học kĩ thuật cử hs ưu tú sang phương tây du học .
NHẬN XÉT : nhờ cuộc cải cách này , nhật bản đã có những chuyển biến mau lẹ , từ 1 nước nông ngiệp trở thành 1 nước công nghiệp . nhờ vậy đến cuối TK XIX đầu tk XX , nhật bản k những thoát khỏi nguy cơ chiến tranh mà còn phát triển lên thành 1 đế quốc hùng mạnh duy nhất châu á
 
Top Bottom