Sinh 8 Tại sao chỉ có con người mới có cằm còn các loài vật khác thì không?

Hồng Vânn

Học sinh gương mẫu
Thành viên
8 Tháng mười một 2018
1,148
3,415
441
Thanh Hóa
Sao Hoả
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chúng ta ai cũng sở hữu một cái cằm có người cằm to, người cằm chẻ, người cằm vuông, người cằm nhọn.
Tuy nhiên, bạn có biết con người chúng ta chính là loài duy nhất trên đời này sở hữu một chiếc cằm đúng nghĩa? Và đặc biệt, sau nhiều năm các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ chiếc cằm của chúng ta... có tác dụng gì.

Thế nào là một cái "cằm"?

Rõ ràng khỉ, và các loài linh trưởng đều có cằm - có phải bạn đang thắc mắc như vậy không? Tuy nhiên theo đúng định nghĩa, chỉ có chúng ta - con người - mới có cằm mà thôi.
Nói đơn giản, cằm là phần xương nhô ra nằm phía dưới hàm dưới của con người, và không có bất kì loài động vật nào khác sở hữu bộ phận này.

2-1454832263912.jpg

Xương cằm của con người hiện đại.
Ví dụ như ở hai loài linh trưởng tinh tinh và khỉ, hàm của chúng lát vào phía trong chứ không hề nhô ra. Hay thậm chí ngay cả người họ hàng gần nhất của chúng ta, người Neanderthals cũng không có cằm.

Đây cũng là đặc điểm mà các nhà khoa học sử dụng để phân biệt hộp sọ của con người hiện đại với tổ tiên của chúng ta cũng như với các loài động vật khác.

3-1454832263918.jpg


Tuy nhiên trong nhiều thập kỷ, trong rất nhiều năm, các nhà khoa học đã phải rất đau đầu vì cái cằm của chúng ta thực sự... không có tác dụng gì cả. Vậy vì sao lại có sự tồn tại của cằm?

Giả thuyết về nguồn gốc của cằm

Nguồn gốc và tác dụng của chiếc cằm đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Trong đó, có tới 3 luồng ý kiến khác nhau.
Giả thuyết đầu điên đưa ra lý do rằng cằm được phát triển nhằm giúp chúng ta nhai thức ăn. Giả thuyết này phát triển từ ý tưởng rằng con người, trong quá trình phát triển từ vượn, đã cần đến một phần xương bổ sung để đáp ứng nhu cầu "nhai" thức ăn cứng.
4-1454832263920.jpg


Tuy nhiên nếu so sánh hàm của loài vượn cổ với hàm răng người hiện đại, điều này trở nên hoàn toàn vô lý. Nguyên nhân là bởi khi nhai, hàm của chúng ta bị kéo cách xa nhau, điều này khiến xương hàm yếu đi.
Và nếu theo như lập luận trên, chúng ta sẽ cần thêm xương ở phần bên trong của hàm chứ không phải ở dưới như cằm.
Ngoài ra, phần xương cằm không hề có tác dụng giúp ta tăng "sức nhai". Hơn nữa, đồ ăn của con người hiện đại thường mềm hơn do đã được chế biến. Vì vậy, cằm không thể là bộ phận tiến hóa nhằm phục vụ cho việc nhai.

5-1454832263922.jpg


Giả thuyết thứ hai cho rằng cằm giúp chúng ta nói. Theo đó, lưỡi của con người cần "tiếp viện" từ phần xương phía dưới để phát âm và đó cũng là lý do các động vật khác không có được ngôn ngữ như chúng ta.
Tuy nhiên bản thân việc nói cũng không tiêu tốn nhiều "nguồn lực". Và cũng như việc nhai, phần xương thêm vào sẽ có ích hơn nếu nằm bên trong hàm và gần với lưỡi.

1-1454832263882.jpg


Giả thuyết thứ ba đưa ra ý kiến rằng cằm trên thực tế không có chức năng vật lý nào cả mà được phát triển như một yếu tố để chọn lọc bạn tình. Cũng giống như khuôn mặt lớn ở loài đười ươi hay gạc ở con hươu đực- nó là đặc điểm để thu hút và lựa chọn bạn đời.
Nhưng một lần nữa, giả thuyết này lại gặp vấn đề do đối với các loài động vật khác, đặc điểm chọn lọc bạn tình chỉ xuất hiện ở một giới nhất định. Với con người thì cả hai giới tính nam và nữ đều có cằm.

63752-1454833273342.jpg


Nếu chỉ là để thu hút bạn tình, cằm sẽ chỉ xuất hiện ở một trong hai giới tính mà thôi

Và nguyên nhân thực là?

Có thể nói, tác dụng của chiếc cằm hiện vẫn chưa có lời giải thích phù hợp. Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ khác, rằng cằm không phải là một bộ phận "có ý nghĩa" có thể sẽ dễ dàng hơn để hiểu lý do hình thành của bộ phận này.
Vào năm 1979, nhà sinh vật học Stephen J. Gould và Richard Lewontin đưa ra một ý tưởng rằng, cằm đơn giản chỉ là những gì còn sót lại sau quá trình tiến hóa.

8-1454832263928.jpg


Cụ thể, so với ngày trước, con người tiêu thụ nhiều hơn thức ăn được nấu chín và vì thế không còn cần đến một bộ hàm to khỏe như trước nữa. Dần dần các yếu tố trên khuôn mặt của loài người thay đổi: hàm trở nên nhỏ lại, cầu lông mày không còn đậm và có sự hình thành của những điểm rỗng bên dưới xương gò má.
Theo nhà nghiên cứu Nathan Holton tại ĐH Iowa (Mỹ), cằm chính là sản phẩm thừa ra của quá trình này. Và đây hiện đang được cho là giả thuyết hợp lý nhất.

10-1454832263890.jpg


Trong khi con người sở hữu nhiều đặc điểm "chung" với các loài động vật khác thì cằm có thể được cho là bộ phận đặc biệt có 1-0-2 của chúng ta.
Nghiên cứu chiếc cằm độc nhất này cũng là một cách giúp con người hiểu hơn về quá trình tiến hóa, xác định nguồn gốc và thậm chí cả tương lai của giống loài mình.
Nguồn: BBC
 

Nguyễn Đình Hào

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng mười 2019
16
9
6
20
Hà Tĩnh
thpt phan đình phùng
xin phép nêu lên ý kiến cá nhân của tớ
thứ nhất cằm chính là sự thích nghi của việc nhai – chúng làm giảm những áp lực khi hàm thực hiện hành động nghiền.
Người khác thì gợi ý cằm là thích nghi của việc nói chuyện.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ :)
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
xin phép nêu lên ý kiến cá nhân của tớ
thứ nhất cằm chính là sự thích nghi của việc nhai – chúng làm giảm những áp lực khi hàm thực hiện hành động nghiền.
Người khác thì gợi ý cằm là thích nghi của việc nói chuyện.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ :)
Bài viết này phân tích chưa sâu lắm, và chị vẫn chưa tư duy được cằm hỗ trợ hình thành ngôn ngữ, nói như thế nào cả. Nếu em đưa tay sờ mạnh vào lớp thịt phía, dịch bên trong cằm sẽ thấy mềm, nhũn xuống. Có thể yếu tố này kết hợp với lưỡi, cấu trúc khoang họng giúp phát ra giọng nói

Cơ bản là chị thấy nó có yếu tố thẩm mĩ nữa.
Nếu có hại thì sẽ bị loại bỏ
Nếu không có lợi thì vẫn sẽ được giữ lại vì không ảnh hưởng gì đến chức năng toàn bộ :)
 
Top Bottom