Văn 12 giới thiệu các tác giả

windsky318

Học sinh mới
Thành viên
3 Tháng năm 2019
42
13
6
21
Thái Bình
trường học
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Giới thiệu sang tác văn học của tác giả
A,quang dũng
B, nguyễn khoa điềm
2. tbay cảm nhận về đvan bản dưới đây
A, tây tiến đoàn binh không mọc tóc
……………………………………………………..
Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh
B,mk đi có nhớ những ngày
……………………………………….
Tân trào hồng thái mái đình cây đa
C, đất là nơi a đến trg
………………………………..
Đnc là nơi dân mk đoàn tụ
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
1.Giới thiệu sang tác văn học của tác giả
A,quang dũng
B, nguyễn khoa điềm
2. tbay cảm nhận về đvan bản dưới đây
A, tây tiến đoàn binh không mọc tóc
……………………………………………………..
Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh
B,mk đi có nhớ những ngày
……………………………………….
Tân trào hồng thái mái đình cây đa
C, đất là nơi a đến trg
………………………………..
Đnc là nơi dân mk đoàn tụ
Sau này bạn đăng từng bài một để được hỗ trợ nhanh hơn nhé
Bài 1:
a) Quang Dũng
- Quang Dũng (1921-1988): tên khai sinh là Bùi Đình Diệm (tên gọi khác là Dậu)
- Quê quán: làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
- Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Với tư cách là một nhà thơ, thơ ông hồn nhiên, phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa
- Trước năm 1945, ông học trung học ở Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông gia nhập quân đội, sau năm 1954, làm biên tập viên ở Nhà xuất bản Văn học
- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
b. Nguyễn Khoa Điềm
- Sinh năm 1943 trong một gia đình trí thức cách mạng ở thôn ưu điểm xã Phong Hòa huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước con người Việt Nam
- Năm 1964, sau khi tốt nghiệp trường đại học Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Khoa Điềm về miền Nam tham gia cuộc chiến đấu chống Đế quốc Mỹ hoạt động ở chiến khu Trị - Thiên rồi vào nội thành Huế tham gia xây dựng cơ sở cách mạng và viết báo, làm thơ. Sau năm 1975, vừa sáng tác và hoạt động văn nghệ, ông vừa đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước
- Năm 2000, ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật

Bài 2:
a.
Hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến
- "Đoàn binh": đoàn binh mà không phải đoàn quân khiến âm hưởng câu thơ mạnh hơn, đồng thời cho thấy sự sẵn sàng chiến đấu của người lính
*) Ngoại hình
- Người lính có vẻ ngoài rất khác lạ: đầu trọc, da xanh
+ Những cơn sốt rét rừng khiến tóc bị rụng, da bị xanh nhưng tác giả lại không nói vậy, để từ đó cho ta thấy tư thế của người lính không còn bị động mà đã trở thành chủ động. Đó là cách nói bốc tếu, ngang tàn đầy chất lính
+ " Xanh màu lá" - dữ oai hùm: mang chí khí rất hào hùng phong độ quả cảm, ốm nhưng không yếu làm kẻ thù khiếp sợ
- "Mắt trừng" là mắt mở to thể hiện sự giận dữ về phía kẻ thù của những người lính
*) Vẻ đẹp của người lính
- "gửi mộng" - qua biên giới -> giết giặc -> bảo vệ độc lập tự do
- "Mơ Hà Nội": mơ về quê hương với những người thân của mình
-> Người lính Tây Tiến biết kết hợp giữa cái chung và cái riêng, khát vọng độc lập cho dân tộc và tình yêu hạnh phúc cá nhân. Giấc mơ tiếp thêm sức mạnh tinh thần nghị lực của người lính chiến đấu
*) Vẻ đẹp lí tưởng
- Từ Hán Việt (biên cương, mồ viễn xứ, chiến trường) gợi sự cổ kính, trang trọng, trang nghiêm, nâng những nấm mồ vùi vội trở thành những mồ chí tôn nghiêm
- Nhìn những nấm mồ một cách bình thản bởi đã xác định được mục đích lý tưởng sống: sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân cho dân tộc, "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh"
*) Sự hi sinh của chiến sĩ Tây Tiến
- "Áo bào" là tấm chiến bào của các vị tướng thời xưa. Người lính Tây Tiến khi hi sinh một manh chiếu bó thây cũng không có nhưng với cảm hứng ngợi ca, trân trọng, tác giả nâng những tấm áo sờn vai, bạc màu trở thành những tấm chiến bào sang trọng
+ Câu thơ cực tả những thiếu thốn, khó khăn, đồng thời gợi sự thương cảm, xót xa
+ "Về đất" là cách nói giảm nói tránh làm vơi nhẹ thương đau và gợi sự hòa nhập, trở về, đồng thời cũng tôn vinh cái chết bất tử
- "sông Mã gầm" là biện pháp nhân hóa thể hiện nỗi uất hận, khơi gợi ý chí chiến đấu
- "Khúc độc hành" gợi không khí chiến trận thuở xưa
=> Tóm lại, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật hiện thực và lãng mạn xây dựng nên tượng đài nghệ thuật bi tráng bất tử

b.
"Mình đi ,mình có nhớ mình
Tân Trào ,Hồng Thái ,mái đình ,cây đa ?"

- Trong câu thơ sáu chữ, từ "mình" được nhắc lại tới 3 lần. Từ "mình" thứ nhất và thứ hai được hiểu là người cán bộ về xuôi, còn từ thứ 3 là một từ đa nghĩa. Đó có thể là người dân nơi núi rừng Việt Bắc, là câu hỏi mà người ở lại hỏi người ra đi: liệu về xuôi có nhớ tới người nơi đây không?; cũng có thể hiểu đó chính là các cán bộ, là câu hỏi họ có nhớ về chính bản thân những ngày ở đây, cùng sinh hoạt, cùng chiến đấu hay không?
- Các địa danh trong câu thơ 8 chữ là những địa danh quen thuộc, nơi ghi dấu ấn đáng nhớ của cách mạng. Khi nhắc về, câu thơ lại gợi ra những kỉ niệm, ân tình, ân nghĩa sâu nặng nhất và khắc hoạ cả tâm trạng xúc động của con người khi phải li biệt

Còn phần c mình chỉ nêu nội dung chính thôi nhé
c. Tư tưởng "đất nước của nhân dân"
 
Top Bottom