Văn 12 nghị luận ý kiến về bài thơ Việt Bắc

nguyenchamy7@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng mười 2019
1
0
1
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

viết dàn ý:
Bàn về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ mang vẻ đẹp truyền thống của thi ca”. Ý kiến khác lại cho rằng: “ Bài thơ mang hơi thở của thời đại cách mạng”. Từ những hiểu biết của mình về đoạn thơ sau, anh/chị hãy bình luận hai ý kiến trên.
'ta về mình có nhớ ta...
... thủy chung'
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
viết dàn ý:
Bàn về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ mang vẻ đẹp truyền thống của thi ca”. Ý kiến khác lại cho rằng: “ Bài thơ mang hơi thở của thời đại cách mạng”. Từ những hiểu biết của mình về đoạn thơ sau, anh/chị hãy bình luận hai ý kiến trên.
'ta về mình có nhớ ta...
... thủy chung'
Sau này bạn hãy đưa cả đoạn trích để được hỗ trợ nhanh hơn nhé
"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung."
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai ý kiến, đoạn trích
Thân bài:
1. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm
- Tố Hữu: tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002) quê ở Thừa Thiên Huế
- Ông là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại. Tố Hữu đến với thơ và Cách mạng cùng một lúc -> chặng đường thơ luôn song hành, gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường Cách mạng
-Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, đó là nguyên nhân của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Thơ ông đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và hình thức thể hiện
- Hoàn cảnh sáng tác: Việt Bắc là căn cứ địa vững chắc của Cách mạng Việt Nam từ những năm 40 tới khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và mộ thời kì mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10 - 1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ "Việt Bắc".
- "Việt Bắc" là đỉnh cao thơ Tố Hữu, một trong những thành công xuất sắc của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp
2. Giải thích ý kiến
- “Bài thơ mang vẻ đẹp truyền thống của thi ca”: Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ "Việt Bắc" nói chung và đoạn trích nói riêng đậm đà tính dân tộc, Tố Hữu đã kế thừa được những tinh hoa của thi ca truyền thống, hơn thế nữ, ông còn sáng tạo và vận dụng linh hoạt phát huy được nhiều thế mạnh, đồng thời đưa nó lên một tầm cao mới
- “Bài thơ mang hơi thở của thời đại cách mạng”: bài thơ cho thấy hiện thực của đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lí cách mạng
[tex]\Rightarrow[/tex]Cả hai ý kiến đều đúng, thơ Tố Hữu vừa có vẻ đẹp truyền thống của thi ca vừa mang hơi thở của thời đại cách mạng, hai khía cạnh hòa quyện, gắn bó với nhau, khuynh hướng hiện đại và tính truyền thống kết hợp và làm phong phú hơn cho nhau
3. Chứng minh
"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung."
- Dùng lời của người ở lại để ướm hỏi “Ta về mình có nhớ ta”. Thực ra câu hỏi chỉ là cái cớ để bộc lộ cảm xúc. Đây là câu hỏi đầu tiên từ phía người đi, một câu hỏi ngọt ngào, phảng phất hương vị của tình yêu. Có thể thấy người ra đi hỏi mà không chờ lời đáp, không có sự băn khoăng, trăn trở, hỏi chỉ để bộc lộ nỗi bồi hồi xao xuyến phút chia xa. Và có lẽ cũng vì thế nên ngay câu sau câu hỏi đã là lời khẳng định: ta về, ta nhớ những hoa cùng người
- Xưng hô: ta (người đi) – mình (người ở lại)
- Người ra đi khẳng định : nhớ về “hoa”: kết tinh vẻ đẹp của thiên nhiên, “người”: con người. “hoa” có thể hiểu theo nghĩa cụ thể với “hoa chuối đỏ tươi” hay “hoa mơ nở trắng rừng”.... nhưng cũng có thể hiểu “hoa” là hình ảnh hoán dụ cho vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, hai đối tượng ấy không hề thực sự tách rời mà luôn hòa quyện, gắn bó, đan xen
- Bức tranh thiên nhiên trong nỗi nhớ: không theo quy luật
+ Các câu 6 nói về thiên nhiên, câu 8 nói về con người: đan xen, hòa quyện
+ Mùa động: rừng xanh – hoa chuối – đỏ tươi: màu đỏ tươi nổi bật trên nền rừng xanh -> ấm áp, xua tan lạnh lẽo mùa đông. Miêu tả mùa đông vừa mở rộng không gian nghệ thuật mênh mông vừa đưa không gian ấy lên chiều cao ngút ngàn. Trên nên xanh thăm thẳm, hùng vĩ của rừng đại ngàn là sắc đỏ tươi của hoa chuối nổi bật, vừa tạo cảm giác chói chang, ấm áp, mỗi bông hoa như một ngọn lửa thắp sáng và xua tan đi cái lạnh lẽo của núi rừng. Sự phôis hợp khéo léo giữa ánh sáng và màu sắc khiến bức tranh mùa đông càng trở nên rực rỡ
+ Mùa xuân: mơ nở trắng rừng -> tinh khiết -> không gian lãng mạn, thơ mộng, huyền ảo. Thiên nhiên mùa xuân được miêu tả trong những gam màu dịu mát, trẻ trung. Phép đảo ngữ trong cụm từ “trắng rừng” đem lại ấn tượng về những khu rừng Việt Bắc mênh mông, trắng xoa sắc hoa mơ. Đọng từ “nở” cho thấy sức sống sinh sôi, nảy nở của núi rừng mùa xuân.
+ Mùa hè: có âm thanh của tiếng ve râm ran, inh ỏi “rừng phách đổ vàng”: sự chuyển màu rất nhanh, đột ngột, cả không gian ngập tràn màu vàng, ánh vàng rực rỡ. Tiếng ve vang lên báo hiệu mùa hè đã tơus gợi ra cái náo nức của thời gian qua một tín hiệu rộn rã của khôngn gian. Động từ “đổ” miêu tả sự chuyển màu đột ngột, nhanh chóng của bức tranh thiên nhiên, đưa đến cảm giác ngỡ ngàng, choáng ngợp trong lòng người. Câu thơ đem đến cho chúng một tương quan kì diệu khiến cảnh vật như có linh hồn và sự giao cảm
+ Mùa thu: “trăng rọi”, màu vàng dịu nhẹ, yên ả -> Một không gian tràn ngập ánh trăng trở nên huyền ảo, yên ả, thơ mộng (hình ảnh quen thuộc trong thơ). Mùa thu kết thúc đoạn tứ bình cũng là thời điểm kết thúc cuộc kháng chiến gian nan, oanh liệt, thời điểm chia li giữa Việt Bắc và những người kháng chiến. Bức tranh mùa thu được pgacs họa trong gam màu dịu mát của ánh trăng thanh bình. “rọi” là động từ miêu tả nguồn ánh sáng tập trung soi chiếu xuống một điểm hẹp trong không gian. Cách dùng từ này không chỉ giúp nhà thơ miêu tả chính xác ánh trăng lọt qua vòm cây, kẽ lá mà còn thể hiện tinh tế những cảm xúc của người
[tex]\rightarrow[/tex] Kết thúc ở mùa thu bởi mùa thu gắn liền với mặt trận cách mạng, chiến thắng
[tex]\Rightarrow[/tex] Bức tranh thiên nhiên rất đẹp, rực rỡ sắc màu, tràn đầy sức sống, mang đặc trưng của thiên nhiên Việt Bắc, thiên nhiên động (không tĩnh), ấm áp nghĩa tình, đã đẹp lại càng đẹp hơn bởi có hình ảnh con người
- Hình ảnh con người Việt Bắc
+ Người lên nương rẫy : hình ảnh đẹp, khỏe khoắn, chăm chỉ. Trên nền thiên nhien khoáng đạt, con người xuất hiện càng làm tăng thêm vẻ đẹp ấm áp, thơ mộng cho mùa đông Việt Bắc. Người dân Việt Bắc hiện ra với nét vẽ đơn sơ mà đầy ấn tượng của bút pháp chấm phá trong hội họa. Với con dao đi rừng lấp lóa gài ngang lưng, với vóc dáng trên đèo cao đầy nắng, tầm vóc con người như lớn lao, mạnh mẽ, rắn rỏi hơn
+ Người đan nón: chuốt từng sợi tỉ mỉ, khéo léo. Động tác “chuốt từng sợi giang” cho thấy rõ hơn vẻ đẹp của những người lao động cần mẫn, tinh tế và khéo léo nơi núi rừng -> nét đáng yêu, đáng nhớ của Việt Bắc
+ Cô gái hái măng một mình: một mình những không cô đơn mà vẫn tìm được niềm vui trong lao động bởi họ phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến. “em gái” là cách gọi thân thương trìu mến trong quan hệ gia đình, động tác hái măng gợi dáng vẻ cắm cúi, thầm lặng khiến cô gái càng nhỏ bé hơn giữa mênh mông rừng núi. Cảnh phảng phất buồn nhưng vẫn đẹp, một vẻ đẹp tĩnh lặng và trong sáng
+ Tiêng hát ân tình, thủy chung. Âm thanh của tiếng hát rộn vang trong đêm trăng cũng cho thấy đó là tiếng hát của đám đông, của tập thể, của người ở lại đang trào dâng nỗi nhớ nhung, lưu luyến. Miêu tả tiếng hát gợi ân tình của người ở lại, nhắc gượi sự thủy chung có lẽ là dụng ý của tác giả khiến kết đoạn tứ bình hàm chứa một tâm nguyện đinh ninh: những thay đổi trong cuộc sống hòa bình sẽ không bao giờ có thể thay đổi lòng dạ con người
[tex]\rightarrow[/tex] Tóm lại, con người luôn xuất hiện trong tư thế lao động sản xuất, là những con người lao động chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, phục vụ cách mạng, kháng chiến, nét đẹp nhất ở họ là tình nghĩa thủy chung
[tex]\Rightarrow[/tex] Đoạn thơ cũng thể hiện quan niệm tiến bộ của Tố Hữu về thiên nhiên và con người
4. Đánh giá
- Đoạn trích nói về niềm hoài niệm một Việt Bắc gian khó và nghĩa tình trong kháng chiến. Tính truyền thống trong hình thức nghệ thuật của đoạn trích thể hiện ở cấu tứ của thơ: đó là lối cấu tứ theo hình thức đối đáp của ca dao (đối đáp giữa người đi và kẻ ở). Nó là hình thức của kiểu đối đáp giao duên truyền thống, tuy nhiên trên cái nên truyền thống quen thuộc ấy, đoạn thơ vẫn truyền tải được một vấn đề tư tưởng lớn lao, đó là vấn đề ân nghĩa thủy chung của cách mạng với nhân dân
- Về ngôn ngữ thơ, Tố Hữu chú trọng sử dụng những từ ngữ gần với lời ăn, tiếng nói của nhân dân, những từ ngữ giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại những kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ và dạt dào tình nghĩa. Ngôn ngữ thơ trong đoạn trích rất giàu hình ảnh và giàu nhạc điệu....
Kết bài: Tổng kết lại vấn đề, khẳng định tính đúng đắn của 2 ý kiến, vị trí của tác phẩm và tác giả trong nền văn học Việt Nam.

Nếu còn thắc mắc hay gặp vấn đề chưa hiểu hãy trao đổi thêm nhé
Chúc bạn học tốt!
 
Top Bottom