Văn 7 Nêu cảm nghĩ về câu ca dao

Thảo Nguyễn ^ ^

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng sáu 2019
466
811
96
Hải Phòng
Trường THCS Nam Sơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn giúp mình với:
Chọn một bài ca dao em thích và nêu cảm nghĩ.
(Trong văn bản Những câu hát về tình yêu quê hương,đất nước,con người
và văn bản Ca dao,dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình)
Mình cảm ơn nha!:Tuzki32:Tuzki33
 

Ngô Bắpie

Học sinh
Thành viên
5 Tháng chín 2019
138
84
36
15
Bình Định
Truờng Trung học cơ sở Nhơn Hoà
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Đây là câu ca dao vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Câu ca đơn giản và vô cùng dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc và thấm thía. Bài ca dao nói đến công ơn to lớn của cha mẹ và giáo dục đạo lí làm con. Nhân dân ta đã ví công lao của cha mẹ với những hình ảnh hùng vĩ, to lớn. Công cha sừng sững như Thái Sơn – ngọn núi lớn. Hình ảnh so sánh mạnh mẽ và hùng vĩ, vững chãi. Tục ngữ đã có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. Người cha là chỗ dựa vững chắc cho những đứa con. Hình ảnh so sánh mang đầy ý nghĩa. Ngọn núi Thái Sơn biểu tượng cho sự vững chãi của người cha. Và càng thú vị hơn khi tìm hiểu ý nghĩa của cặp “Công cha – nghĩa mẹ”. Cha có công nuôi dưỡng giáo dục, mẹ là người mang nặng đẻ đau và sinh thành ra ta. Công cha lớn bao nhiêu thì nghĩa mẹ vô tận bấy nhiêu. Bên cạnh người cha vững chãi như Thái Sơn là mẹ hiền với bao yêu thương. “Nước trong nguồn” vừa trong lành, mát rượi vừa không bao giờ vơi cạn. Hai hình ảnh tạo nên những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa. So sánh giản dị, đời thường mà sao sâu sắc đến vậy. Hai hình ảnh so sánh vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện được tính chất của “công cha – nghĩa mẹ”. Cha là núi Thái Sơn bởi chja là người che chở, là chỗ dựa và cũng là đỉnh cao để con hướng tới. Còn mẹ luôn dịu dàng, chăm sóc, yêu thương. Tình thương của mẹ là dòng sữa ngọt lành nuôi ta lớn lên, là lời ru ngọt ngào đưa ta vào những giấc ngủ êm đềm, là những bữa cơm ngon, làn gió mát. Tình thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ, chỉ có thể so sánh với những gì vĩ đại nhất của thế giới này. Cha nẹ cho ta cuộc sống, dạy ta cách sống và là chốn bình yên nhất để ta hướng đến mỗi khi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đè nặng lên vai. Mái nhà thân yêu, nơi có mẹ có cha ta chính là bến đỗ bình yên và an toàn trong cuộc đời mỗi con người. Nhà thơ Nga Êxênin đã từng viết về mẹ như thế:
Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước
Vì thế mỗi chúng ta phải biết thương yêu, quý trọng cha mẹ, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều phải biết nghe lời cha mẹ, phải sống cho trọn đạo hiếu. Cha ông đã từng nói:
Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ, trăm đường con hư
Bài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.
Loigiaihay.com
 

hatsune miku##

Miss Cặp đôi ăn ý|Tài năng được yêu thích nhất
Thành viên
30 Tháng tám 2017
2,423
4,422
583
22
Vĩnh Phúc
Dược
Các bạn giúp mình với:
Chọn một bài ca dao em thích và nêu cảm nghĩ.
(Trong văn bản Những câu hát về tình yêu quê hương,đất nước,con người
và văn bản Ca dao,dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình)
Mình cảm ơn nha!:Tuzki32:Tuzki33
Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.

Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.

Nguồn : hocmai
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Các bạn giúp mình với:
Chọn một bài ca dao em thích và nêu cảm nghĩ.
(Trong văn bản Những câu hát về tình yêu quê hương,đất nước,con người
và văn bản Ca dao,dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình)
Mình cảm ơn nha!:Tuzki32:Tuzki33
Mình giúp bạn hai câu ca dao là "Bầu ơi thương lấy bí cùng\ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn." và "Một cây làm chẳng nên non\ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
1) Mở bài:
- Từ xưa tới nay, dân tộc Việt Nam luôn sống theo đạo lý yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa những người trong một quê hương đất nước,...Để nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã răn dạy trong câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

II) Thân bài:
-Lđ: Giải thích:
  • Bầu và bí là hai loài khác giống nhưng cùng sống trong 1 phạm vi không gian. Tuy khác giống nhưng chúng luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
  • Chúng là hình ảnh ẩn dụ chỉ những con người khác nhau, những tầng lớp khác nhau, dân tộc khác nhau nhưng cùng chung sống trong một quê hương, đất nước.

=> Mượn hình ảnh bầu bí, cha ông ta đã khuyên con người cùng sống trong một quê hương đất nước phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

-Lđ 2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Vậy vì sao chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau?
  • Đây là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta, luôn được kế thừa và phát huy.
  • Là lối sống đẹp, lối sống có văn hóa, thể hiện tình yêu thương giống nòi.
  • Là thước đó để đánh giá phẩm chất, nhân cách,..
  • Trong c/s có rất nhiều người gặp bất hạnh, cần sự giúp đỡ để họ có thể tiến lên phía trước, vượt qua mọi khó khăn.
  • Là cơ sở để xây dựng 1 xã hội văn minh.
  • Nếu người trong 1 quê hương, đất nước ko biết yêu thương thì họ sẽ trở nên thờ ơ, lạnh nhạt, có thái độ sống vô cảm, ko đc mọi người yêu quý.

+ Chứng minh:
  • Phong trào khuyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, trẻ em nhiễm chất độc màu da cam,..
  • Các chương trình" Trái tim cho em", "lục lạc vàng",..
  • Phong trào xây dựng nhà tình thương,....
- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lối sống đẹp,..
+ Phê phán những kẻ sống thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác,..Đây là lối sống ích kỷ.
-Lđ4: Bài học nhận thức:
+ Vậy chúng ta cần phải sống ntn?

  • Sống cần có tình yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ với người khác,..
  • Đứng trước nỗi đau của người khác đừng vô cảm, ích kỷ, hẹp hòi,..
  • Là học sinh cần thể hiện tình yêu thương bằng cách giúp đỡ bạn bè, mua tăm ủng hộ người mù,...
3) Kết bài:
- Bài học sâu sắc + Khẳng định lại vấn đề.

1) Mở bài:
- Từ xưa tới nay, dân tộc Việt Nam luôn sống trong tình đoàn kết, chung sức đồng lòng đã tạo nên sức mạnh vượt qua mọi khó khắn, thử thách. Để nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã gửi gắmtrong câu ca dao:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

II) Thân bài:
-Lđ1: Giải thích:
  • "Một cây" chỉ số ít không làm nên rừng núi.
  • "Ba cây" chỉ số nhiều. "Chụm lại" chỉ sự đoàn kết, nương tựa lẫn nhau tạo nên rừng núi.
  • "Một cây" là h/ả ẩn dụ để chỉ sự riêng lẻ không làm nên việc lớn. "Ba cây" là hình ảnh ẩn dụ chỉ nhiều người đoán kết tạo nên sức mạnh cùng vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
=> Câu ca dao đã khẳng định đoàn kết, hợp tác,.. sẽ tạo nên sức mạnh giúp chúng ta đi đến thành công.

-Lđ 2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Vậy vì sao chúng ta phải đòn kết, nương tụa vào nhau?
  • Đây là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta, luôn được kế thừa và phát huy.
  • Trong c/s có nhiều việc lớn, bản thân một người không thể làm được, cần có sức mạnh của nhiều người hợp lại.
  • Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh vô địch, nguồn động lực tinh thần giúp con người vuowtrj qua tất cả những khó khăn, thử thách, đi đến thành công.
  • Hình thành những phẩm chất tốt đẹp như: sự nhường nhịn, hia sẻ, hợp tác, ddooongf lòng,.. Mối quan hệ giữa người với người càng thêm gắn bó thân thiết.
  • Nếu không biết đoàn kết sẽ dẫn đến mâu thuẫn, chia rẽ, bất hòa, dẫn đến thất bại.

+ Chứng minh:
  • Dân tộc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến, có sự đoàn kết của 54 dân tộc anh em đã dành thắng lợi.
  • Trong 1 công ty, nếu mọi người không cùng đoàn kết, thống nhất một ý kiến sẽ không đồng nhất, dẫn đến thất bại.
- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lối sống đẹp là đoàn kết, hợp tác, nương tựa nhau,..
+ Phê phán những kẻ sống ích kỷ, hẹp hòi, không biết suy nghĩ cho tập thể. Đây là thái dộ sống đáng lên án.
-Lđ4: Bài học nhận thức:
+ Vậy chúng ta cần phải sống ntn?

  • Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của sự đoàn kết, hợp tác,...
  • Sống cần có tinh thần đoàn kết, có thế mới tạo nên sức mạnh
  • Sống đừng hẹp hòi, mâu thuẫn dẫn đến bất hòa,..
  • Là học sinh phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ bạn bè,...
3) Kết bài:
- Bài học sâu sắc + Khẳng định lại vấn đề.
 
  • Like
Reactions: Thảo Nguyễn ^ ^

Nguyễn Lê Hoài Thương

Học sinh
Thành viên
27 Tháng chín 2019
58
19
21
16
Ninh Bình
Trường trung Học Cơ Sở Sơn lai
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Đây là câu ca dao vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Câu ca đơn giản và vô cùng dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc và thấm thía. Bài ca dao nói đến công ơn to lớn của cha mẹ và giáo dục đạo lí làm con. Nhân dân ta đã ví công lao của cha mẹ với những hình ảnh hùng vĩ, to lớn. Công cha sừng sững như Thái Sơn – ngọn núi lớn. Hình ảnh so sánh mạnh mẽ và hùng vĩ, vững chãi. Tục ngữ đã có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. Người cha là chỗ dựa vững chắc cho những đứa con. Hình ảnh so sánh mang đầy ý nghĩa. Ngọn núi Thái Sơn biểu tượng cho sự vững chãi của người cha. Và càng thú vị hơn khi tìm hiểu ý nghĩa của cặp “Công cha – nghĩa mẹ”. Cha có công nuôi dưỡng giáo dục, mẹ là người mang nặng đẻ đau và sinh thành ra ta. Công cha lớn bao nhiêu thì nghĩa mẹ vô tận bấy nhiêu. Bên cạnh người cha vững chãi như Thái Sơn là mẹ hiền với bao yêu thương. “Nước trong nguồn” vừa trong lành, mát rượi vừa không bao giờ vơi cạn. Hai hình ảnh tạo nên những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa. So sánh giản dị, đời thường mà sao sâu sắc đến vậy. Hai hình ảnh so sánh vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện được tính chất của “công cha – nghĩa mẹ”. Cha là núi Thái Sơn bởi chja là người che chở, là chỗ dựa và cũng là đỉnh cao để con hướng tới. Còn mẹ luôn dịu dàng, chăm sóc, yêu thương. Tình thương của mẹ là dòng sữa ngọt lành nuôi ta lớn lên, là lời ru ngọt ngào đưa ta vào những giấc ngủ êm đềm, là những bữa cơm ngon, làn gió mát. Tình thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ, chỉ có thể so sánh với những gì vĩ đại nhất của thế giới này. Cha nẹ cho ta cuộc sống, dạy ta cách sống và là chốn bình yên nhất để ta hướng đến mỗi khi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đè nặng lên vai. Mái nhà thân yêu, nơi có mẹ có cha ta chính là bến đỗ bình yên và an toàn trong cuộc đời mỗi con người.
Vì thế mỗi chúng ta phải biết thương yêu, quý trọng cha mẹ, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều phải biết nghe lời cha mẹ, phải sống cho trọn đạo hiếu. Cha ông đã từng nói:
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư
Bài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.

tải xuống (1).jpg

Nguồn: thuvienvanmau
 
Last edited by a moderator:

nguyenvandung7579@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng ba 2019
321
930
96
Hải Dương
THCS Bình Minh
Ca dao,dân ca là tiếng hát tâm tình cuẩ người lao động,diễn tả đời sống nội tâm của con người.Trong số những bài ca dao về chủ để tình yêu quê hương đất nước con người,em thích nhất bài ca dao : Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông Thân em như trẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọ nắng hồng ban mai. Hai câu ca dao mở đầu đã miêu tả cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát :'Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát / Đứng bên tê đồng ngó bên tê đồng bát ngát mênh mông'.Bằng việc sử dugj thể thơ lục bát biến thể kết hợp nhịp thơ 4/4/4,sử dụng các biện pháp tu từ như điệp từ,đảo ngữ và phép đối xứng 'đứng bên ni đồng - đứng bên tê đòng;mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông' đã giúp đã giúp ng đọc hình dung ra cánh đồng mênh mông,rộng lớn,bát ngát.Những từ láy cho thấy vẻ đẹp,sự trù phú của cánh đòng quê hương.Nếu 2 câu thơ đầu tác giả miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng thì 2 câu thơ sau tác giả miêu tả vẻ đẹp của người lao động:'Thân em ... bam mai'.Việc sử dụng cụm từ thương thay cho thấy thái độ của cô gái.Cô gái đã ví mình như trẽn lúa đòng đòng . Lúa đòng đòng đang thì con gái trẻ trung tràn đầy sức sống. Giua cánh đồng lúa rộng mênh mông,cô gái là nhân vật trung tâm tuy nhỏ bé nhưng là chủ thể làm ra cánh đồng lúa đó.Dưới cánh đồng lúa cô gái hiện lên với ẻ đẹp trẻ trung phơi phới tràn đầy sức sống.Qua bài ca dao tác giả muốn thể hiện thái đọ ngợi ca trân trọng của quê hương đất nước và vẻ đẹp của con người Việt Nam

Nguồn: loigiaihay
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom