Văn 12 Dành cho Hs lớp 12 ôn thi THPT QG 2019: Con sông Đà + nhận xét về sự khác biệt trong cách nhìn

Dawn Nguyễn

Học sinh
Thành viên
21 Tháng sáu 2018
59
34
26
22
Gia Lai
THPT Quang Trung An Khê
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

_____________________
Đề :
Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã miêu tả hình tượng con sông Đà qua những phân cảnh khác nhau, có khi thì:
“Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy…”
Có lúc lại: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mấy trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân…”
(“Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2016)
Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp của dòng sông ở hai đoạn văn trên, từ đó làm nổi bật sự khác biệt trong cách nhìn của tác giả.
Hướng dẫn giải đề chi tiết:
Mở bài:
-Dẫn nhập, giới thiệu tác giả, tác phẩm ;
-Nêu luận đề:
+Vẻ đẹp của hình tượng con sông Đà hung bạo và trữ tình qua hai lần miêu tả ;
+Nhận xét sự khác biệt về cách nhìn, miêu tả của tác giả Nguyễn Tuân ;
-Trích dẫn đầy đủ 2 trích đoạn (ở đề bài) ;
____________________________
Tham khảo bài tập viết mở bài của bạn Hồ Thị Thu Thảo lớp 12C offline
(Hs Trường THPT Quang Trung , Gia Lai )
Chúc các bạn Hs lớp 12 học và viết văn ngày càng tiến bộ !
61269844_2030689993901282_2929829610461855744_n.jpg
60889182_2030690023901279_5809752697376604160_n.jpg
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
ĐỀ BÀI:
Cảm nhận về hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân qua hai đoạn văn sau:
- “Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh ba não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái”.
- “Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ”.

BÀI VĂN MẪU
Cuộc sống lao động luôn là mảnh đất màu mỡ để các cây bút đào xới, ấp ủ những hạt mầm xanh non. Trong giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã có nhiều nhà văn hướng bút khám phá vấn đề này, tiêu biểu là Nguyễn Khải (với hình tượng nhân vật Đào trong “Mùa lạc”), Đào Vũ (với hình tượng nhân vật lão Am trong “Cái sân gạch”), đặc biệt là Nguyễn Tuân (với hình tượng người lái đò trong “Người lái đò Sông Đà). Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” được in trong tập “Sông Đà” (1960), tác phẩm là kết quả của chuyến “xê dịch” thay đổi chỗ để tìm cảm giác mới lạ, tìm kiếm “chất vàng” của màu sắc núi sông cùng với “thứ vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn những người chiến đấu và lao động trên miền núi sông hùng vĩ mà thơ mộng này. Hình tượng ông lái đò trên Sông Đà trong bài tùy bút này mang vẻ đẹp chung của người lao động Tây Bắc trong công cuộc cải tạo thiên nhiên và xây dựng cuộc sống ở miền núi cao Tây Bắc. Trong đoạn văn miêu tả cảnh ông lái đò gồng mình chiến đấu với thạch trận sông Đà và đoạn văn miêu tả tâm trạng ông đò sau cuộc chiến, ta thấy được những nét đẹp khác nhau tồn tại trong con người anh dũng này.
“Phong cách” là một trong những yếu tố riêng biệt của nhà văn. Tuy nhiên, mấy ai dám chắc rằng trên hành trình viết văn mình sẽ giữ vững cái “phong cách” ấy như lúc bắt đầu, không hề thay đổi? Có lẽ là không! Đôi khi hoàn cảnh xã hội cùng khát khao làm mới chính bản thân mình buộc nhà văn phải thay đổi những điều vốn đã in hằn vào tim người đọc. Ngay cả Nguyễn Tuân, một nhà văn lớn của văn học đương đại Việt Nam cũng đã từng thay đổi phong cách. Nếu trước Cách mạng tháng Tám, thế giới nhân vật mà Nguyễn Tuân ưa thích hầu hết là những con người thuộc về cái thời vang bóng, hoặc sống trong thực tại cũng bơ vơ lạc lõng như những kẻ “sinh nhầm thế kỉ”. Với ông, đó là những người tài, những nghệ sĩ, xứng đáng để ông hạ bút tô vẽ. Nhưng sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân lại tiếp cận thế giới thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, tiếp cận con người thiên về phương diện tài hoa nghệ sĩ. Nhân vật chính của ông trong giai đoạn này là tập thể nhân dân đaị chúng: chị dân quân, anh bộ đội, ông lái đò…Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, những con người ấy không chỉ là người lao động, chiến đấu mà còn là người nghệ sĩ tài hoa, được mô tả cụ thể trong khung cảnh phù hợp với tính cách tài hoa nghệ sĩ ấy. Ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” được Nguyễn Tuân đặt trong miền không gian hùng vĩ, sông nước thác ghềnh trắc trở, hiểm ngụy Từ đây Nguyễn Tuân làm bật lên được chí khí, sức mạnh và vẻ đẹp nghệ sĩ của con người tuyệt vời này.
Con Sông Đà trong trang văn của Nguyễn Tuân chính là phông nền, là không gian nghệ thuật cho sự xuất hiện hình tượng người lái đò. Ông lái đò được Nguyễn Tuân miêu tả trong cuộc thủy chiến ác liệt. Thoạt nhìn, đây là cuộc chiến đấu không cân sức bởi một bên là thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, một bên là con người đơn độc, bé nhỏ giữa thiên nhiên. Ở hai đoạn văn trên, nhà văn đã khắc họa thật rõ nét hình ảnh người lao động Tây Bắc với hai nét đẹp: dũng cảm, mưu trí và nghệ sĩ, tài hoa. Với sự tự do phóng túng trong phóng cách, Nguyễn Tuân đã gây được sự hấp dẫn của những trang văn viết về thiên nhiên Sông Đà và con người Tây Bắc. Điều này không phải bất cứ nhà văn nào cũng làm được.
Đoạn văn thứ nhất tái hiện lại khoảnh khắc đối mặt chống trả lại với trùng vi thạch trận thứ nhất của ông lái đò. Trước đó, trong một lần trò chuyện, nhà văn đã gợi tả ngoại hình của ông lái đò trên sông, đó là một người có “cái đầu bạc gần bảy mươi tuổi. Cái đầu quắc thước ấy đặt trên một thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng chất mun”. Đôi cánh tay “trẻ tráng quá”, rắn rỏi, mạnh mẽ sau những lần vượt thác nước và thạch trận Sông Đà. Sau khi qua những đoạn sông có đá bờ sông chẹt lòng sông đá, có sóng nước gùn ghè, những cái hút nước ghê rợn… thì chiếc thuyền đuôi én sáu bơi chèo bắt đầu hùng dũng tiến vào thạch trận đã dàn bày sẵn. Nguyễn Tuân gợi tả cái thế đứng của ông đò trên chiếc thuyền, tay chân linh hoạt phối hợp nhịp nhàng cùng quyết tâm hạ gục cái thạch trận hiểm trở đó: “Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”. Phải là một người nhiều kinh nghiệm, bản lĩnh và thông minh mới có thể tự bảo vệ mình và con thuyền để sóng không tấn công trực diện. Bằng nghệ thuật nhân hóa, Nguyễn Tuân biến sóng nước ở đây thành thứ “kẻ thù số một” đang “hò la vang dậy” âm mưu “bẻ gãy cán chèo võ khí” trên cánh tay ông lái đò. Nhà văn so sánh sóng nước với “quân liều mạng” khi chúng đang giở những thế võ thuật của con người như: “đá trái”, “thúc gối” vào những bộ phận của con thuyền đuôi én này. Dữ dằn hơn là sóng nước “đội cả thuyền lên” đe dọa người lái đò. Bằng ngôn từ nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã làm cho cuộc chiến đấu trở nên sinh động hơn, so sánh cuộc vượt thác của ông lái đò như một trận đô vật giữa con người với thiên nhiên. Câu văn nhiều tiết tấu: “Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt” gợi tả không khí của cuộc thủy chiến có âm thanh náo nhiệt, tưng bừng (“thanh la não bạt”, “trận nước vang trời”), con người đang giành lấy sự sống từ thiên nhiên hùng vĩ, dữ dằn.
Trong cuộc chiến ấy, ông lái đò bị thương: “Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Cuộc chiến không cân sức thì con người bị thương là chuyện thường tình. Tuy nhiên, người lái đò ông bị sóng nước hạ gục, không bị hủy diệt bởi con người tuy nhỏ bé giữa đất trời nhưng con người có khả năng cải tạo, thay đổi mọi thứ. Sức mạnh của thiên nhiên là vô biên, còn sự nỗ lực của con người là vô hạn. Trong tình thế đó, người lái đò “cố nén vết thương”. Hành động nhanh gọn và thông mình: “hai chân vẫn kẹp lấy cuống lái” giữ mình không bị hất văng xuống dòng sông. Dù bị đau “mặt méo bệch đi” nhưng ông đò không hề buông lơi tay chèo. Dũng khí mạnh mẽ lẫn khát vọng chiến thắng thiên nhiên khiến khí thế của ông vẫn trọn vẹn như lúc mới bắt đầu cuộc chiến. Thác nước đang lên tiếng khiêu khích ông lái đò, mỉa mai ông lái đò, nhưng phong độ trong ông không hề tuột dốc. Trái lại: “trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái”. Trùng vây thạch trận thứ nhất buộc ông lái đò phải dốc sức rất nhiều, ông bị thương, nhưng tâm thế chiến đấu của ông vẫn luôn sẵn sàng, mạnh mẽ tiến về phía trước. Vậy là ông đã hạ gục một trùng vây thạch trận, chiến thắng của ông thật ngoạn mục. Ở đoạn văn này, ông lái đò mang nét đẹp hùng dũng, mạnh khỏe, gân guốc. Sóng to gió lớn cũng chẳng thể nào khuất phục được ông.
Nhưng người lái đò đâu chỉ hiện lên với vẻ đẹp kiêu dũng hào hùng tựa như một người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang? Ở đoạn văn thứ hai, Nguyễn Tuân đã vẽ ra một nét đẹp khác của ông lái đò. Trong miền không gian nghệ thuật lãng mạn, dịu êm, con Sông Đà trữ tình yên ả sau cuộc thủy chiến, ông lái đò hiện lên như một nghệ sĩ lãng du ngắm nhìn sông nước, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên trù phú, tốt tươi. Đi qua ghềnh thác, dòng sông này mềm mại hẳn đi: “Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh”, “Sông nước lại thanh bình”. Những câu văn với nhịp điệu chậm rãi, nhẹ nhàng, hình ảnh rất đỗi trữ tình gợi tả nét đẹp của một miền sông nước mơ màng như giấc mộng. Trước cảnh tượng xinh đẹp, thi vị ấy, “Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ”. Từ láy “xèo xèo” diễn tả mức độ nhanh chóng, nhưng gian khổ hiểm nguy đã qua thoáng chốc tan nhanh trong tâm trí ông lái đò để rồi ông và những người trên chiếc thuyền đuôi én sáu bơi chèo này chẳng “bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn”. Ông lái đò nhìn chiến thắng vừa qua bằng cái nhìn bình dị, không màng kể đến chiến công, không xem đó là một cuộc chiến vĩ đại để tự ca ngợi chính mình. Rõ ràng tâm hồn người lao động chân chất, hồn hậu là thế! Chiến thắng đã qua chính nhờ vào sự am hiểu về “binh pháp của thần sông thần đá”, nhờ trí thông minh của ông lái đò lẫn kinh nghiệm đò gian sông nước: “nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở. Sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến tất cả những cái châm than chấm câu và những đoạn xuống dòng”. Thật tài hoa!
Nhà văn đã gợi tả cảnh yên ả của thiên nhiên và an bình của lòng người sau khi vượt thác. Cảnh nhà đò “đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh”, về “hầm cá hang cá” gợi không khí ấm áp của một gia đình trên miền sông nước hùng vĩ mà thơ mộng này. Người đọc bỗng thấy lòng mình ấm áp hẳn lên khi nghĩ về cảnh tượng ấy. Sự lạc quan, vui tươi của ông lái đò khiến người đọc phải trầm trồ thán phục. Đoạn văn tái hiện lại nét đẹp lãng tử, nghệ sĩ của ông lái đò, từ đó khắc họa một nét mới độc đáo cho hình tượng người lao động Tây Bắc trong công cuộc xây dựng vùng miền, xây dựng xã hội Chủ nghĩa.
Bằng tình yêu thiên nhiên thiết tha và tấm lòng quý trọng phẩm chất tốt đẹp, cần cù, hiên ngang, vẻ đẹp nghệ sĩ của người lao động, Nguyễn Tuân đã gợi tả hình tượng người lái đò Sông Đà mang những dáng dấp khác nhau. Trước hết đó là một người trí dũng song toàn, anh hùng đối mặt với sóng thác hiểm nguy (đoạn văn thứ nhất). Nhưng đó còn là một người nghệ sĩ sông nước, một tâm hồn phóng khoáng, thi vị, yêu Sông Đà, yêu miền núi sông đất Việt trù phú tốt tươi (đoạn văn thứ hai), Vẫn là những câu văn dài hơi, song nhịp điệu câu văn của đoạn văn thứ nhất có vẻ như gân guốc, gấp rút, mạnh dạn hơn; còn nhịp điệu các câu văn trong đoạn văn thứ hai lại yên ả hơn, với những thanh bằng dày đặc tạo không khí yên ả của vùng sông nước Tây Bắc. Sông Đà là “chất vàng” của thiên nhiên Tây Bắc. Còn ông lái đò là “vàng mười” đã được dòng sông này thử thách mà chói ngời phẩm chất cao quý, đáng trân trọng. Có lẽ vì những điều này mà tác phẩm của Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc niềm tự hào của một dân tộc không chỉ có chính nghĩa và khí phách anh hùng, mà còn có tư thế sang trọng và vẻ đẹp của những người sinh ra trên đất nước vốn có truyền thống lao động, truyền thống yêu nước.
Ôi Sông Đà, “áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải. Áng tóc trên mảng đầu Tây Bắc” đã không ít lần thử thách, đe dọa con người, kể cả gây hại cho con người. Nhưng con sông ấy cũng thật hiền hòa êm dịu làm sao. Và người lái đò cũng thế, tuy ngoài mặt là đối thủ của Sông Đà nhưng thực chất ông xem con sông là người bạn, một thứ lửa thử thách tâm hồn ông. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” vẫn chảy trong lòng người đọc. Hình ảnh ông lái đò vẫn đủ sức lay động lòng người, từ đó có ý thức hơn về vấn đề xây dựng, cải tạo thiên nhiên, làm giàu cho quê hương xứ sở…
NGUỒN: Hoàng khánh duy
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo
Top Bottom