Đề tuyển sinh vào 10 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) năm học 2019 - 2020 - Đề điều kiện

bạchlinh0912

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
852
738
189
Bình Thuận
THCS Nguyễn Huê
Câu 1
a.'' Cô có cái nhìn sao mà xa xăm.''
b. Mắt tôi
c. Phép nối( còn) , phép lặp ( tôi)

Câu 2 :Thành ngữ là
c. Nói như dùi đục chấm mắm cái : nói không khéo léo, thô kệch, thiếu tế nhị
d.Màn trời chiếu đất : tả cảnh sống không nhà không cửa, phải chịu cảnh dãi dầu mưa nắng
e. Chó treo mèo đậy : phải biết cẩn thận, biết cách cất giữ đồ ăn thức uống trước những loài vật nuôi trong nhà.
Phần II
Câu 1
: ngoài những kiến thức sách vở, họ còn phải thành thạo các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống để phát triển toàn diện, họ cần phải được trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất và những đạo đức tốt đẹp.
Câu 3
Học tập là quá trình tìm hiểu, khám phá, chiếm lĩnh những chân trời tri thức. Tri thức ấy không chỉ là những kiến thức khoa học kĩ thuật mà còn là những tri thức văn hóa xã hội đã tồn tại hàng nghìn năm trên những quốc gia khác nhau, là tri thức để con người có thể chung sống cùng nhau trong hòa bình, tiến bộ, văn minh. Với kho tàng tri thức kì vĩ và không ngừng tăng lên theo cấp số nhân của loài người, biển học quả thực là mênh mông. Việc học không chỉ trong mười hai năm đèn sách mà còn kéo dài cả cuộc đời, việc học có thể liên tục hoặc gián đoạn tùy cá nhân, tùy hoàn cảnh. Tuy nhiên, điều mà việc học hướng tới chính là phục vụ cuộc sống, giúp con người thành đạt, hạnh phúc, được là mình và khẳng định chính mình. Cũng như UNESCO đã khẳng định về mục đích của việc học: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Như vậy, gieo trồng học tập để thu hoạch kiến thức chỉ là mục đích gần nhất của việc học, quan trọng hơn là dùng những kiến thức ấy để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn để lao động, sản xuất, cống hiến hiệu quả. Những tri thức ấy cũng cần được áp dụng trong đối nhân xử thế mỗi ngày để con người có thể “chung sống” với nhau trong yêu thương, đùm bọc. Có làm được ba điều ấy ta mới có thể khẳng định bản thân mình giữa hơn bảy tỉ người trên hành tinh.
Trong quá trình học tập ấy, “sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là những vùng biển gần bờ”. “Vùng biển gần bờ” là vùng biển gần với đất liền, an toàn hơn và cũng nghèo nàn tài nguyên hơn so với những vùng biển xa bờ. Tri thức sách vở cũng vậy, đó chỉ là một phần nhỏ bé và dễ nhận ra trong biển tri thức giàu có, trù phú và không phải lúc nào cũng dễ nhận ra. Nếu chỉ quẩn quanh trong vùng biển gần bờ sẽ không thể thấy hết được vẻ đẹp bao la của biển cả mênh mông, không thể lĩnh hội nhiều kiến thức không có trong sách vở, những bài học của cuộc đời phức tạp và biết bao nhiêu cơ hội ẩn chứa phía xa. Muốn thấu hiểu cuộc sống, vươn đến đỉnh cao chúng ta phải đi xa để nhìn rộng hơn. Kiến thức không chỉ nằm im ngay ngắn trên trang sách mà nó vô cùng sống động, linh hoạt, biến hóa và giàu có trong cuộc sống thực tế. Bởi vậy, học cần được hiểu theo nghĩa rộng và bám sát với thực tế cuộc sống.
Phần III
câu 1

Đây là một câu thơ nhưng chứa đựng một triết lý sâu xa. Tác giả câu thơ cho rằng mọi triết lý, luận thuyết dù thế nào đi nữa cũng không thể phản ảnh tuyệt đối đúng được hiện thực khách quan, hiểu đúng hoàn toàn được bản chất của sự sống trên thế giới này.
Có thể các nhà triết học phương tây và các nhà khoa học thực nghiệm không thể đồng ý với ý kiến này. Vì họ ra sức kiếm tìm để hiểu bản chất của sự sống, của thế giới để làm chủ thế giới...
Nhưng nền triết học phương đông không giống với phương tây. Trong khi vẫn xây dựng các học thuyết, lý luận, phương pháp để tìm hiểu và đi đến sự nhận biết thế giới khách quan, bản thể của sự sống nhưng các nhà triết học phương đông không coi lý luận và phương pháp đó là gương soi phản chiếu đúng bản thể sự vật. Lấy ví dụ như đạo Phật coi các luận thuyết (Pháp) chỉ là phương tiện chỉ đường, còn để đạt được chân lý, người hành giả phải tự mình thực hành và chỉ có thông qua thực hành ở chính họ mới có thể tìm ra được đường đi đúng cho chính bản thân, đi đến ánh sáng của chân lý (khách quan).
Không phải vô lý mà Đức Phật Thích Ca sau 45 năm thuyết pháp không ngừng nghỉ, trước khi nhập diệt lại nói với đệ tử rằng: cả đời ta, Như lai chưa hề nói một câu nào! Ý nói là các pháp hữu vi đều vô thường, không phải là bất biến, người ta chỉ nên coi Pháp (lý thuyết) là phương tiện chỉ đường, không được trói buộc mình vào giáo lý lý thuyết một cách chết cứng xám sịt. Có nhận thức được như vậy chúng ta mới không đi đến các trạng thái cực đoan: hoặc phủ định sạch trơn các lý luận, lý thuyết, hoặc cứng nhắc giáo điều và bảo thủ. Có như vậy chúng ta mới có được một cuộc sống sáng tạo đẹp đẽ như cây đời mãi xanh tươi!
 
Last edited by a moderator:

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Câu 1
a.'' Cô có cái nhìn sao mà xa xăm.''
b. Mắt tôi
c. Phép nối( còn) , phép lặp ( tôi)
a. Lời dẫn trực tiếp: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".
b. Thành phần khởi ngữ: Còn mắt tôi.
c. Ở đây người ta chỉ yêu cầu tìm 2 phép liên kết, song ở đoạn này có tới 3 phép liên kết nên mình sẽ ghi hết cho bạn nào cần tham khảo.
- Phép nối: Còn
- Phép lặp: tôi
- Phép liên tưởng: bím tóc, cái cổ, mắt (tôi).
Câu 2 :Thành ngữ là
c. Nói như dùi đục chấm mắm cái : nói không khéo léo, thô kệch, thiếu tế nhị
d.Màn trời chiếu đất : tả cảnh sống không nhà không cửa, phải chịu cảnh dãi dầu mưa nắng
e. Chó treo mèo đậy : phải biết cẩn thận, biết cách cất giữ đồ ăn thức uống trước những loài vật nuôi trong nhà.
Phần II
Câu 1
: ngoài những kiến thức sách vở, họ còn phải thành thạo các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống để phát triển toàn diện, họ cần phải được trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất và những đạo đức tốt đẹp.
Câu 3
Học tập là quá trình tìm hiểu, khám phá, chiếm lĩnh những chân trời tri thức. Tri thức ấy không chỉ là những kiến thức khoa học kĩ thuật mà còn là những tri thức văn hóa xã hội đã tồn tại hàng nghìn năm trên những quốc gia khác nhau, là tri thức để con người có thể chung sống cùng nhau trong hòa bình, tiến bộ, văn minh. Với kho tàng tri thức kì vĩ và không ngừng tăng lên theo cấp số nhân của loài người, biển học quả thực là mênh mông. Việc học không chỉ trong mười hai năm đèn sách mà còn kéo dài cả cuộc đời, việc học có thể liên tục hoặc gián đoạn tùy cá nhân, tùy hoàn cảnh. Tuy nhiên, điều mà việc học hướng tới chính là phục vụ cuộc sống, giúp con người thành đạt, hạnh phúc, được là mình và khẳng định chính mình. Cũng như UNESCO đã khẳng định về mục đích của việc học: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Như vậy, gieo trồng học tập để thu hoạch kiến thức chỉ là mục đích gần nhất của việc học, quan trọng hơn là dùng những kiến thức ấy để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn để lao động, sản xuất, cống hiến hiệu quả. Những tri thức ấy cũng cần được áp dụng trong đối nhân xử thế mỗi ngày để con người có thể “chung sống” với nhau trong yêu thương, đùm bọc. Có làm được ba điều ấy ta mới có thể khẳng định bản thân mình giữa hơn bảy tỉ người trên hành tinh.
Trong quá trình học tập ấy, “sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là những vùng biển gần bờ”. “Vùng biển gần bờ” là vùng biển gần với đất liền, an toàn hơn và cũng nghèo nàn tài nguyên hơn so với những vùng biển xa bờ. Tri thức sách vở cũng vậy, đó chỉ là một phần nhỏ bé và dễ nhận ra trong biển tri thức giàu có, trù phú và không phải lúc nào cũng dễ nhận ra. Nếu chỉ quẩn quanh trong vùng biển gần bờ sẽ không thể thấy hết được vẻ đẹp bao la của biển cả mênh mông, không thể lĩnh hội nhiều kiến thức không có trong sách vở, những bài học của cuộc đời phức tạp và biết bao nhiêu cơ hội ẩn chứa phía xa. Muốn thấu hiểu cuộc sống, vươn đến đỉnh cao chúng ta phải đi xa để nhìn rộng hơn. Kiến thức không chỉ nằm im ngay ngắn trên trang sách mà nó vô cùng sống động, linh hoạt, biến hóa và giàu có trong cuộc sống thực tế. Bởi vậy, học cần được hiểu theo nghĩa rộng và bám sát với thực tế cuộc sống.
Phần III
câu 1

Đây là một câu thơ nhưng chứa đựng một triết lý sâu xa. Tác giả câu thơ cho rằng mọi triết lý, luận thuyết dù thế nào đi nữa cũng không thể phản ảnh tuyệt đối đúng được hiện thực khách quan, hiểu đúng hoàn toàn được bản chất của sự sống trên thế giới này.
Có thể các nhà triết học phương tây và các nhà khoa học thực nghiệm không thể đồng ý với ý kiến này. Vì họ ra sức kiếm tìm để hiểu bản chất của sự sống, của thế giới để làm chủ thế giới...
Nhưng nền triết học phương đông không giống với phương tây. Trong khi vẫn xây dựng các học thuyết, lý luận, phương pháp để tìm hiểu và đi đến sự nhận biết thế giới khách quan, bản thể của sự sống nhưng các nhà triết học phương đông không coi lý luận và phương pháp đó là gương soi phản chiếu đúng bản thể sự vật. Lấy ví dụ như đạo Phật coi các luận thuyết (Pháp) chỉ là phương tiện chỉ đường, còn để đạt được chân lý, người hành giả phải tự mình thực hành và chỉ có thông qua thực hành ở chính họ mới có thể tìm ra được đường đi đúng cho chính bản thân, đi đến ánh sáng của chân lý (khách quan).
Không phải vô lý mà Đức Phật Thích Ca sau 45 năm thuyết pháp không ngừng nghỉ, trước khi nhập diệt lại nói với đệ tử rằng: cả đời ta, Như lai chưa hề nói một câu nào! Ý nói là các pháp hữu vi đều vô thường, không phải là bất biến, người ta chỉ nên coi Pháp (lý thuyết) là phương tiện chỉ đường, không được trói buộc mình vào giáo lý lý thuyết một cách chết cứng xám sịt. Có nhận thức được như vậy chúng ta mới không đi đến các trạng thái cực đoan: hoặc phủ định sạch trơn các lý luận, lý thuyết, hoặc cứng nhắc giáo điều và bảo thủ. Có như vậy chúng ta mới có được một cuộc sống sáng tạo đẹp đẽ như cây đời mãi xanh tươi!
Cho mình hỏi bạn đã đọc kĩ yêu cầu của đề chưa nhỉ?
 

bạchlinh0912

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
852
738
189
Bình Thuận
THCS Nguyễn Huê
Câu 2 :Thành ngữ là
c. Nói như dùi đục chấm mắm cái : nói không khéo léo, thô kệch, thiếu tế nhị
d.Màn trời chiếu đất : tả cảnh sống không nhà không cửa, phải chịu cảnh dãi dầu mưa nắng
e. Chó treo mèo đậy : phải biết cẩn thận, biết cách cất giữ đồ ăn thức uống trước những loài vật nuôi trong nhà.
Phần II
Câu 1
: ngoài những kiến thức sách vở, họ còn phải thành thạo các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống để phát triển toàn diện, họ cần phải được trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất và những đạo đức tốt đẹp.
Câu 3
Học tập là quá trình tìm hiểu, khám phá, chiếm lĩnh những chân trời tri thức. Tri thức ấy không chỉ là những kiến thức khoa học kĩ thuật mà còn là những tri thức văn hóa xã hội đã tồn tại hàng nghìn năm trên những quốc gia khác nhau, là tri thức để con người có thể chung sống cùng nhau trong hòa bình, tiến bộ, văn minh. Với kho tàng tri thức kì vĩ và không ngừng tăng lên theo cấp số nhân của loài người, biển học quả thực là mênh mông. Việc học không chỉ trong mười hai năm đèn sách mà còn kéo dài cả cuộc đời, việc học có thể liên tục hoặc gián đoạn tùy cá nhân, tùy hoàn cảnh. Tuy nhiên, điều mà việc học hướng tới chính là phục vụ cuộc sống, giúp con người thành đạt, hạnh phúc, được là mình và khẳng định chính mình. Cũng như UNESCO đã khẳng định về mục đích của việc học: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Như vậy, gieo trồng học tập để thu hoạch kiến thức chỉ là mục đích gần nhất của việc học, quan trọng hơn là dùng những kiến thức ấy để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn để lao động, sản xuất, cống hiến hiệu quả. Những tri thức ấy cũng cần được áp dụng trong đối nhân xử thế mỗi ngày để con người có thể “chung sống” với nhau trong yêu thương, đùm bọc. Có làm được ba điều ấy ta mới có thể khẳng định bản thân mình giữa hơn bảy tỉ người trên hành tinh.
Trong quá trình học tập ấy, “sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là những vùng biển gần bờ”. “Vùng biển gần bờ” là vùng biển gần với đất liền, an toàn hơn và cũng nghèo nàn tài nguyên hơn so với những vùng biển xa bờ. Tri thức sách vở cũng vậy, đó chỉ là một phần nhỏ bé và dễ nhận ra trong biển tri thức giàu có, trù phú và không phải lúc nào cũng dễ nhận ra. Nếu chỉ quẩn quanh trong vùng biển gần bờ sẽ không thể thấy hết được vẻ đẹp bao la của biển cả mênh mông, không thể lĩnh hội nhiều kiến thức không có trong sách vở, những bài học của cuộc đời phức tạp và biết bao nhiêu cơ hội ẩn chứa phía xa. Muốn thấu hiểu cuộc sống, vươn đến đỉnh cao chúng ta phải đi xa để nhìn rộng hơn. Kiến thức không chỉ nằm im ngay ngắn trên trang sách mà nó vô cùng sống động, linh hoạt, biến hóa và giàu có trong cuộc sống thực tế. Bởi vậy, học cần được hiểu theo nghĩa rộng và bám sát với thực tế cuộc sống.
Phần III
câu 1

Đây là một câu thơ nhưng chứa đựng một triết lý sâu xa. Tác giả câu thơ cho rằng mọi triết lý, luận thuyết dù thế nào đi nữa cũng không thể phản ảnh tuyệt đối đúng được hiện thực khách quan, hiểu đúng hoàn toàn được bản chất của sự sống trên thế giới này.
Có thể các nhà triết học phương tây và các nhà khoa học thực nghiệm không thể đồng ý với ý kiến này. Vì họ ra sức kiếm tìm để hiểu bản chất của sự sống, của thế giới để làm chủ thế giới...
Nhưng nền triết học phương đông không giống với phương tây. Trong khi vẫn xây dựng các học thuyết, lý luận, phương pháp để tìm hiểu và đi đến sự nhận biết thế giới khách quan, bản thể của sự sống nhưng các nhà triết học phương đông không coi lý luận và phương pháp đó là gương soi phản chiếu đúng bản thể sự vật. Lấy ví dụ như đạo Phật coi các luận thuyết (Pháp) chỉ là phương tiện chỉ đường, còn để đạt được chân lý, người hành giả phải tự mình thực hành và chỉ có thông qua thực hành ở chính họ mới có thể tìm ra được đường đi đúng cho chính bản thân, đi đến ánh sáng của chân lý (khách quan).
Không phải vô lý mà Đức Phật Thích Ca sau 45 năm thuyết pháp không ngừng nghỉ, trước khi nhập diệt lại nói với đệ tử rằng: cả đời ta, Như lai chưa hề nói một câu nào! Ý nói là các pháp hữu vi đều vô thường, không phải là bất biến, người ta chỉ nên coi Pháp (lý thuyết) là phương tiện chỉ đường, không được trói buộc mình vào giáo lý lý thuyết một cách chết cứng xám sịt. Có nhận thức được như vậy chúng ta mới không đi đến các trạng thái cực đoan: hoặc phủ định sạch trơn các lý luận, lý thuyết, hoặc cứng nhắc giáo điều và bảo thủ. Có như vậy chúng ta mới có được một cuộc sống sáng tạo đẹp đẽ như cây đời mãi xanh tươi!

Sửa phần 3 câu 1
Màu xám... Trước hết ta phải biết được màu xám từ đâu mà ra.. Giữa 2 màu đen và trắng thì màu xám thể hiện độ đậm nhạt của 2 màu đen và trắng.. Nếu màu sáng cứ sáng nữa thì nó sẽ là màu trắng còn tối lại thì đó là màu đen... Giữa trắng và đen tượng trưng cho lí thuyết đúng hoặc sai... Màu xám là một màu ở vị trí giữa tức chưa kiểm nghiệm được đúng hay sai.. Nói cách khác hiểu theo nghĩa bóng, lí thuyết có đúng có sai... Chưa được kiểm nghiệm thì ta ko thể nào biết được nó đúng hay sai cả vì vậy mà mọi lí thuyết đều màu xám.. Cây đời mãi mãi xanh tươi tức là đời sống là hình ảnh sinh động rõ nét và thực tế.. Những kinh nghiệm đời sống được đúc kết là những gì chính xác nhất, mãi mãi xanh tươi, luôn tồn tại phù hợp...

Nguồn google
 
Last edited:
  • Like
Reactions: dangtiendung1201

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Sửa phần 3 câu 1
Màu xám... Trước hết ta phải biết được màu xám từ đâu mà ra.. Giữa 2 màu đen và trắng thì màu xám thể hiện độ đậm nhạt của 2 màu đen và trắng.. Nếu màu sáng cứ sáng nữa thì nó sẽ là màu trắng còn tối lại thì đó là màu đen... Giữa trắng và đen tượng trưng cho lí thuyết đúng hoặc sai... Màu xám là một màu ở vị trí giữa tức chưa kiểm nghiệm được đúng hay sai.. Nói cách khác hiểu theo nghĩa bóng, lí thuyết có đúng có sai... Chưa được kiểm nghiệm thì ta ko thể nào biết được nó đúng hay sai cả vì vậy mà mọi lí thuyết đều màu xám.. Cây đời mãi mãi xanh tươi tức là đời sống là hình ảnh sinh động rõ nét và thực tế.. Những kinh nghiệm đời sống được đúc kết là những gì chính xác nhất, mãi mãi xanh tươi, luôn tồn tại phù hợp...
Thứ nhất, về mặt hình thức bạn chưa đáp ứng được như đề bài yêu cầu. Hoặc bạn có thể viết dàn bài sơ lược.
Thứ hai, về mặt nội dung cũng rất sơ sài và chưa đảm bảo đủ ý, ở bài làm còn chưa có ''những gợi ý trong bài đọc hiểu và những trải nghiệm của bản thân'', cần phải thêm dẫn chứng để làm sáng tỏ và lập luận thuyết phục hơn.
Thứ ba, cũng là điều cuối cùng mình muốn nói, tốt hơn hết là bạn nên làm dựa vào khả năng của bạn thân, điều đó đáng quý hơn so với việc copy một cách sai lệch từ nguồn ngoài :) Nếu có copy, phiền bạn ghi nguồn cho, đó là hành động tôn trọng bản quyền tác giả (dựa theo khoản 3 điều 2 Nội quy riêng của box Văn)
Thân ái!
 
Last edited:

bạchlinh0912

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
852
738
189
Bình Thuận
THCS Nguyễn Huê
Phần II
câu 2
Những thông điệp được tác giả gửi gắm trong đoạn trích:
- Ngoài kiến thức sách vở chúng ta cần phải thành thạo các kĩ năng sống, kĩ năng sã hội
- Cần gắn bó và hòa đồng với tập thể của mình hơn và thương yêu nhau hơn
Phần III
câu 1
- Lý thuyết màu xám : có nghĩa là màu đen tối mờ mờ ảo ảo .
- Còn cây đời thì có màu xanh tươi mát
- Ý nghĩa: Đó là nguỵ biện thôi. Bởi con người ta không thể sống bằng lý thuyết mà là thực tế đủ các màu: xanh đỏ tím vàng và xám đen.
- Quan điểm đúng đắn: Phải biết cái lý thuyết chán ngắt đó vào một cuộc sống thật ở bên ngoài.
=> Mọi lý thuyết đều màu xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi ý nói việc học hành rất cực khổ, nhưng kết quả của nó rất có ích lợi vì đem kiến thức mà mình đã học được để phục vụ cho đời, làm cho cuộc đời mãi mãi tốt tươi. Câu này ý nghĩa giống như câu: việc học như cái cây rễ tuy đắng nhưng trái nó ngọt.

Câu 2
Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề
+ Giới thiệu ý kiến của cổ nhân: “Thi trung hữu họa”
Thân bài:
*Giải thích
Cắt nghĩa ý kiến:
– Thi: thơ. Thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm.
– Thi trung hữu họa: Trong thơ có hoạ (có tranh, có cảnh).
=> Ý kiến trên của người xưa nói đến đặc trưng của thơ trữ tình là giàu hình ảnh -> Ý kiến của cổ nhân hoàn toàn đúng đắn và xác đáng.
* Lí giải:
Thi trung hữu họa bởi vì: Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, thơ ca cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thơ ca phản ánh cuộc sống qua hệ thống ngôn từ giàu hình ảnh. Không ở thể loại văn học nào ta bắt gặp nhiều hình ảnh, biểu tượng (hình ảnh có ngụ ý), hình tượng (hình ảnh có ngụ ý xuyên suốt tác phẩm) nổi bật như thơ ca. Hình ảnh trong thơ là sự khách thể hóa những rung cảm nội tâm bởi thế giới tinh thần vốn vô hình nên nhất thiết phải dựa vào những điểm tựa tạo hình cụ thể để hữu hình hóa. Hình ảnh trong thơ nổi bật vì còn mang màu sắc của cảm xúc mãnh liệt và trí tưởng tượng phong phú.
* Chứng minh qua hai đoạn thơ
a. Trong đoạn thơ Truyện Kiều:
- Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã vẽ nên khung cảnh tuyệt diệu của mùa xuân để lưu truyền cho muôn đời
- 2 câu đầu:
+ Hình ảnh “con én đưa thoi” gợi ra các cách hiểu khác nhau, có thể hiểu là những cánh cò chao liệng trên bầu trời như thoi đưa, bởi chim én là tín hiệu của mùa xuân. Hay ta còn có thể hiểu là thời gian trôi rất nhanh chẳng khác nào thoi đưa. Nếu hiểu theo cách hai thì câu thơ không chỉ đơn thuần là câu thơ tả cảnh mà ngầm chứa trong đó bước đi vội vàng của thời gian.
+ Cách hiểu này dường như rất lô gích với câu thơ tiếp theo: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”. Nhà thơ Nguyễn Du đã đưa ra những con số rất cụ thể. Mùa xuân có chín mươi ngày thì đã trôi đi quá nửa (đã ngoài sáu mươi). Câu thơ ẩn chứa sự nuối tiếc khôn nguôi của con người trước sự chảy trôi của thời gian.
- 2 câu sau: miêu tả thời gian thì hai câu sau nhà thơ tập trung miêu tả cảnh sắc:
+ “Cỏ non xanh tận chân trời", ông đã đem đến cho người đọc cảm nhận về hình ảnh, màu sắc, đường nét, sức sống của cỏ... Tất cả đều hài hòa, lắng đọng trong chiều sâu câu thơ 6 chữ tạo nên nét xuân riêng rất Nguyễn Du.
+ Miêu tả những bông hoa lê trắng trong, tinh khiết, nhà thơ không viết là “điểm trắng” mà sử dụng đảo ngữ “trắng điểm" khiến cho màu trắng càng được nhấn mạnh. Chỉ “một vài bông hoa” nhưng cũng đủ làm nên thần thái của bức tranh xuân.
b. Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả;
+ Hình ảnh vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng
+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh”
+ Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời
+ Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả
+ Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng”
→ Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng.
* Đánh giá, nâng cao vấn đề
– Khẳng định câu nói của cổ nhân là hoàn toàn đúng với thơ ca và được minh chứng rõ qua hai đoạn thơ trong Truyện KiềuMùa xuân nho nhỏ.
– Hai đoạn thơ đều giàu chất họa, thể hiện tài năng của hai nhà thơ trong việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật.
– Bài học cho người nghệ sĩ và người tiếp nhận.
Kết bài :
+ Khẳng định lại ý nghĩa của câu nói
+ Khẳng định giá trị của hai bài thơ.

Nguồn google
 
  • Like
Reactions: vbach430
Top Bottom