Sinh 7 Đề cương Sinh học hk2

sóc con

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng tư 2019
52
528
81
Nghệ An
THCS Anh Sơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Đặc điểm đời sống chim bồ câu ?
2) Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống bay của chim bồ câu?
3) Đặc điểm đời sống của thỏ?
4) Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù của thỏ?
5) So sánh hệ tuần hoàn của cá, ếch, thằn lằn, chim, thỏ ?
6) Đặc điểm chung và vai trò của lớp thú?
7) Cấu tạo trong của thỏ?
Giúp mình với nha. Thank trước
 

Joli Talentueux

Học sinh gương mẫu
Thành viên
21 Tháng một 2019
917
2,509
306
17
Lào Cai
Lào Cai
Phường đen GHA
1) Đặc điểm đời sống chim bồ câu ?
2) Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống bay của chim bồ câu?
3) Đặc điểm đời sống của thỏ?
4) Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù của thỏ?
5) So sánh hệ tuần hoàn của cá, ếch, thằn lằn, chim, thỏ
6) Đặc điểm chung và vai trò của lớp thú?
7) Cấu tạo trong của thỏ?
Giúp mình với nha. Thank trước
Câu 1,3 mình không biết nha!!!:):):)
2. Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống bay của chim bồ câu

Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
4. Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù của thỏ
bai-1-2-3-trang-151-sgk-sinh-hoc-7_1_1415760602.png
5. So sánh hệ tuần hoàn của cá, ếch, thằn lằn, chim, thỏ

Hệ tuần hoàn của cá: Tim 2 ngăn, nối với các mao mạch tạo thành 1 vòng tuần hoàn kín.
Hệ tuần hoàn của ếch: Xuất hiện vòng tuần hoàn fổi, tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim ba ngăn ==> máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
Hệ tuần hoàn của thằn lằn thì tim có 3 ngăn, nhưng có thêm một vách hụt ngăn tâm thất tạm thời thành 2 nửa => máu đi nuôi cơ thể ít bị pha hơn
Hệ tuần hoàn của chim thì tim đã có 4 ngăn, gồm 2 nửa tách nhau hoàn toàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, không bị pha trộn.
Hệ tuần hoàn của thỏ giống như của chim, gồm tim 4 ngăn với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
6. Đặc điểm chung và vai trò của lớp thú
* Đặc điểm chung:
_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
* Vai trò:
_ Có vai trò cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, làm dược liệu, làm đồ mĩ nghệ, là đối tượng thí nghiệm sinh học và tiêu diệt các loài gặm nhấm co hại
_ Các biện pháp bảo vệ môi trường sống:
+ Bảo vệ các động vật hoang dã
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật
+ Tổ chức chăn nuôi các loài thú có giá trị kinh tế.
7. Cấu tạo trong của thỏ
1. Bộ xương
- Bộ xương thỏ gồm nhiều xương khớp với nhau tạo thành một bộ khung và các khoang. Bộ xương định hình, nâng đỡ, bảo vệ và giúp cơ thể vận động.
- Cơ thể vận động được là nhờ các cơ bám vào xương, các cơ này co dãn giúp con vật di chuyển dễ dàng.
II. CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG
1. Tiêu hóa
+ Răng cửa cong sắc như lưỡi bào và thường xuyên mọc dài, thiếu răng nanh, răng hàm kiểu nghiền
+ Ruột dài với manh tràng lớn (ruột tịt) là nơi tiêu hóa xenlulôzơ
2. Tuần hoàn và hô hấp
- Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn ở thỏ gồm tim 4 ngăn cùng với 2 hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đổi chất mạnh ở thỏ. Thỏ là động vật hằng nhiệt
- Hệ hô hấp
+ Hệ hô hấp gồm khí quản, phế quản và phổi. Phổi lớn gồm nhiều túi phổi (phế nang) với mạng mao mạch dày đặc bao quanh giúp sự trao đổi khí dễ dàng.
+ Sự thông khí ở phổi thực hiện được nhờ sự co dãn các cơ liên sườn và cơ hoành.
3. Bài tiết
Hệ bài tiết gồm đôi thận sau có cấu tạo tiến bộ nhất trong các động vật có xương sống.
III. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
ly-thuyet-trac-nghiem-cau-tao-trong-cua-tho-6.PNG

Ở thỏ, bán cầu não và tiểu não rất phát triển liên quan tới các cử động và phản xạ phức tạp.
 
Top Bottom