Toán 12 Đường tiệm cận và bài tập

Sweetdream2202

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
24 Tháng mười 2018
1,616
1,346
216
24
TP Hồ Chí Minh
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. tiệm cận ngang của đồ thị hàm số
- đường thẳng y=b được gọi là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số [tex]y=f(x)[/tex] nếu thỏa mãn một trong 2 điều kiện sau:
[tex]\underset{x\rightarrow -vc}{lim}f(x)=b;\underset{x\rightarrow +vc}{lim}f(x)=b[/tex]
L9IdCse.png

- để tìm tiệm cận ngang (nếu có): ta tính [tex]\underset{x\rightarrow -vc}{lim}f(x);\underset{x\rightarrow +vc}{lim}f(x)[/tex]
*Chú ý: + tiệm cận ngang có thể cắt đồ thị hàm số
+ hàm đa thức không có tiệm cận ngang
+ hàm số bất kì chỉ có tối đa 2 tiệm cận ngang
- ví dụ 1: tìm tiệm cận ngang của đồ thị hàm số (C) có phương trình: [tex]y=\frac{5x+1}{|x|-3}[/tex].
ta có: [tex]\underset{x\rightarrow -vc}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow -vc}{lim}\frac{5x+1}{|x|-3}=\underset{x\rightarrow -vc}{lim}\frac{5x+1}{-x-3}=-5[/tex]
[tex]\underset{x\rightarrow +vc}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow +vc}{lim}\frac{5x+1}{|x|-3}=\underset{x\rightarrow +vc}{lim}\frac{5x+1}{x-3}=5[/tex]
vậy, đồ thị có 2 tiệm cận ngang là [tex]y=5;=-5[/tex]
- ví dụ 2: tìm m để đồ thị hàm số (C) có phương trình [tex]y=\frac{4x-\sqrt{mx^2+1}}{x+1}[/tex] có 2 tiệm cận ngang.
[tex]\underset{x\rightarrow -vc}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow -vc}{lim}\frac{4x+\sqrt{mx^2+1}}{x+1}=\underset{x\rightarrow -vc}{lim}\frac{4+\sqrt{m+\frac{1}{x^2}}}{1+\frac{1}{x}}=4+\sqrt{m}[/tex]
[tex]\underset{x\rightarrow +vc}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow +vc}{lim}\frac{4x-\sqrt{mx^2+1}}{x+1}=\underset{x\rightarrow +vc}{lim}\frac{4-\sqrt{m+\frac{1}{x^2}}}{1+\frac{1}{x}}=4-\sqrt{m}[/tex]
để đồ thị hàm số có 2 tiệm cận ngang thì [tex]\left\{\begin{matrix} m\geq 0\\ 4-\sqrt{m}\neq 4+\sqrt{m} \end{matrix}\right. <=>m> 0[/tex]
vậy, khi m>0 thì đồ thị hàm số có 2 tiệm cận ngang.
2. tiệm cận đứng của đồ thị hàm số
- đường thẳng x=a được gọi là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số [tex]y=f(x)[/tex] nếu [tex]\underset{x\rightarrow a^+}{lim}f(x)=\pm vc[/tex] hoặc [tex]\underset{x\rightarrow a^-}{lim}f(x)=\pm vc[/tex]
9dkCVcr.png

- để tìm tiệm cận đứng của độ thị hàm số, ta tìm các giá trị x=a mà hàm số không xác định và tính các giới hạn khi [tex]x\rightarrow a[/tex], nếu kết quả là vô cực thì đó là tiệm cận đứng, nếu là giá trị hữu hạn thì không phải là tiệm cận đứng.
- ví dụ 3: tìm tiệm cận đúng của đồ thị hàm số (C) có phương trình [tex]y=\frac{x^2-5x+4}{x^2-16}[/tex].
hàm số không xác định tại [tex]x=\pm 4[/tex]. đến đây nhiều bạn sẽ vội kết luận đồ thị hàm số đã cho có 2 tiệm cận đứng và dẫn đến sai. hàm số có thể viết lại [tex]y=\frac{(x-1)(x-4)}{(x+4)(x-4)}=\frac{x-1}{x+4},x\neq 4[/tex]
[tex]\underset{x\rightarrow 4}{lim}f(x)=\frac{3}{8}[/tex]. như vậy, x=4 không là tiệm cận đứng
[tex]\underset{x\rightarrow -4^+}{lim}f(x)=-vc;\underset{x\rightarrow -4^-}{lim}f(x)=+vc[/tex]
vậy, đồ thị hàm số chỉ có 1 tiệm cận đứng duy nhất là x=-4.
ví dụ 4: cho hàm số f(x) có bảng biến thiên như hình bên, hỏi đồ thị hàm số f(x) và [tex]\frac{1}{f(x)-1}[/tex] có bao nhiêu tiệm cận đứng.
48a.png

tìm tiệm cận đứng của f(x).
dư vào bảng biến thiên, ta nhận thấy có 2 giá trị mà hàm số không xác đinh. tuy nhiên tại x=0 thì giới hạn bên trái và giới hạn bên phải đều tiến về giá trị hữu hạn nên x=0 không thể là tiệm cận đứng. và tại x=1 thì giới hạn bên phải dần tiến về âm vô cực, do đó suy ra x=1 là tiệm cận đứng của đò thị hàm số.
tìm tiệm cận đứng của [tex]\frac{1}{f(x)-1}[/tex].
có 4 giá trị làm cho hàm số không xác định là x=0, x=1, x=a>1 và x=b<0. ta đi tính giới hạn. khi x=0, x=1 thì mẫu khác 0 nên hiển nhiên đó không thể là tiệm cận đứng của đồ thì hàm số. tại giá trị x=a, x=b ( với a, b thỏa mãn f(a)=f(b)=1 ) thì mẫu bằng 0, tử khác 0 nên giới hạn dần về vô cực. do đó đồ thị có 2 tiệm cận đứng là x=a và x=b
 
Top Bottom