Văn 8 Ôn tập

Trường với Trâm

Học sinh
Thành viên
11 Tháng mười 2018
132
105
46
18
Bình Thuận
Trường THCS Tân Hà

minhthu2k5

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng năm 2018
1,070
1,095
201
Quảng Nam
Hogwarts
- Ngắm trăng
Từ xưa đến nay trăng luôn nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân. Hình ảnh trăng đi vào trong thơ với biết vao vẻ đẹp riêng của nó, sắc thái đặc trưng của nó mà không mấy ai có thể lột tả hết được. Ta gặp một vầng trăng thương nhớ cô hương trong thơ Lí Bạch, ánh trăng hoang dại trong bài cảnh ngày khuya… Và giờ đây ta lại gặp trăng trong thơ của vị cha già kính yêu của dân tộc, bài “ngắm trăng”.
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Bài thơ rút trong tập “Nhật kí trong tù”. Tập nhật kí được được viết bằng thơ Hán trong hoàn cảnh Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tù một cách vô cớ. bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong tù, qua đó nói lên tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Người.

Dẫu đang sống trong cảnh tù đày nhưng Bác vẫn có tâm trạng để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên, đó là một thái độ rất lạc quan yêu đời mà chúng ta khâm phục nơi Người. Đang sống trong tù, cũng là một hiện thực “không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy bối rối lòng, vô cùng xúc động khi vầng trăng xuất hiện trước của ngục đêm nay. Ánh trăng mang đến cho thi nhân bao cảm xúc bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của các khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượt và hoa nhưng tâm hồn vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác băn khoăn mà cũng bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh. Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, hoa để thưởng trăng?
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Sự tự ý thức được về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng khác, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tát cả niềm yêu thương, với tâm thế “vượt ngục” đích thực? song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần của người tù có bản lĩnh phi thường như Bác.
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…
Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thứ thái. Song sắt nhà tù Quảng Tây không thể nào ngắn cách được người tù và vầng trăng. Máu và bạo lực không thể nào đánh bật được chân lí, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri ân, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói lên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:
“Người ngắn trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Ta thấy: “nhân, nguyệt” rồi lại “nguyệt, nhân” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù ở giữa chắn trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu. “tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. tư thế ấy chính là phong thái ung dung tự tại, lạc quan, yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những phút giây thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Đọc bài thơ tứ tuyệt này ta thưởng thức được một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa nên thơ ca dân tộc, những bài ca nói thi phẩm nói về trăng. Nhưng đồng thời cũng phát huy, sáng tạo tài năng để viết lên một bài thơ tuy giản dị nhưng cũng đầy lớp nghĩa có giá trị.

Bài thơ “ngắm trăng” cảu Bác thực sự để lại ấn tượng rất nhiều trong tâm trí người đọc. ta bắt gặp một tâm hồn luôn lạc quan yêu đời, niềm tin, tình yêu thiên nhiên mãnh liệt nơi con người Bác. Qua đó thêm yêu quý, tran trọng và mến phục Người hơn.
- Đi đường

"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:
"Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.
1. Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là:
"Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác".
Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là gươm kề tận cổ, súng kề tai - Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trâng trối - Tố Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết:
"Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".
Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu:
"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi...".
(Người đi tìm hình của nước)
Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế.
2. Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt:
"Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là vô giá đối với bất cứ ai.
3. "Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ thượng",... Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:
"Núi cao gặp hổ mà vô sự,
Đường phẳng gặp người bị tổng lao".
"Xử thế từ xưa không phải dễ,
Mà nay, xứ thế khó khăn hơn".
(Đường đời hiểm trở)
Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình.
 
Top Bottom