Văn 11 Thơ chẳng ai giống ai, chẳng ai mong muốn giống ai, và không có lối đi nào chung cho cả hai nhà thơ

Nguyễn Phạm Thanh Thảo

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng mười hai 2018
17
3
6
21
Vĩnh Phúc
Cao Đẳng Nghề Vĩnh Phúc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhà thơ Thanh Thảo từng viết :
"Thơ chẳng ai giống ai, Chẳng ai mong muốn giống ai, và không có lối đi nào chung cho cả hai nhà thơ cả .
Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Bằng những hiểu biết về thơ mới Việt Nam (1932- 1945) hãy làm sáng tỏ điều đó.
Mọi người giúp e lập dàn ý bài này vớiiii
 
Last edited by a moderator:

tuandat2k

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng chín 2013
185
160
71
23
TP Hồ Chí Minh
ĐHSG
giải thích:
Thơ chẳng ai giống ai, chẳng ai mong muốn giống ai, và không có lối đi chung nào cho hai nhà thơ cả: Thơ ca nói riêng, nghệ thuật nói chung là lĩnh vực của sự sáng tạo độc đáo, không thể trộn lẫn, không thể sao chép, không lặp lại ai và lặp lại chính mình.
==>Thanh Thảo khẳng định sáng tạo thơ ca là hành trình tìm tòi để xác lập lối đi riêng, khẳng định cá tính, phong cách nghệ thuật riêng độc đáo của người nghệ sĩ. Đó là bản chất của sáng tạo nghệ thuật gắn với ý thức và nỗ lực lao động nghệ thuật nghiêm túc của người nghệ sĩ chân chính.
Đúng đắn bởi vì:
- Nghệ thuật văn chương là lĩnh vực của cái độc đáo, "mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời" (Tô Hoài) mà các nhà văn, nhà thơ luôn là "thư ký trung thành của thời đại" (Banzac). Mỗi con người đều có những tính cách, suy nghĩ, nhân sinh quan, thế giới quan, cái tôi riêng biệt, cho nên, cùng 1 chủ đề, cùng 1 nội dung, cùng 1 thời kì nhưng mỗi tác phẩm đều có hương vị riêng và vị ngon riêng của nó. Tài năng của người nghệ sĩ phải là sự sáng tạo của riêng mình, không được lặp lại, vì phải viết, phải sáng tạo không ngừng theo lối đi của riêng mình để kiến tạo nên đứa con tinh thần của nhà văn, nhà thơ, nếu không, anh sẽ đi vào con đường mòn, anh sẽ chỉ lặp lại một cách vô bổ những tác phẩm đã có sẵn, khiến người đọc chán ngán. “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ”.
- Chức năng của thơ ca: Thơ là tiếng nói của tâm hồn, của sự đồng điệu, tri ân tri kỉ, là tình cảm mãnh liệt và tận đáy lòng, được lắng lọc qua xúc cảm thẩm mĩ, gắn với sự tự ý thức hay có lúc vô thức của mỗi nhà thơ về chính mình và cuộc đời. Qua từng trang thơ, dòng thơ với những thủ pháp nghệ thuật đặc biệt, với hình ảnh và câu tứ thật đặc sắc và giàu sức gợi cảm, người đọc được tiếp xúc trực tiếp với một cá tính, một cuộc đời, một tâm hồn… Thơ là gương mặt tâm hồn độc đáo, riêng biệt của từng nhà thơ.
- Có một lối đi riêng giúp cho cả người đọc, người viết và đồng nghiệp nói riêng và nền văn học ấy nói chung được mở mang thêm những tư tưởng và kiến thức mới lạ, có sự đồng điệu, đồng cảm và giao lưu nghệ thuật giữa nền văn học VN và nền văn học khác trên thế giới... (thơ Mới chịu ảnh hưởng từ thơ ca phương Tây, tiêu biểu cho những phong trào TM với những quan niệm mới lạ, riêng biệt như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ...

Bàn luận
- Khẳng định sự sáng tạo và quá trình lao động nghiêm túc của nhà văn trong việc sáng tác thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung.
- Muốn có lối đi riêng phải có cái tôi mạnh mẽ, có nhân sinh quan, thế giới quan rộng lớn, đi nhiều, biết nhiều, có tâm hồn trong sáng, nhẹ nhàng với đời và có giọng điệu giàu sức biểu cảm và khác biệt.
...
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom